Da mặt bị đỏ rát và ngứa – Hướng dẫn mẹo xử lý triệt để

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Da mặt là vùng da nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương khi có các yếu tố tác nhân kích hoạt. Một trong số những vấn đề thường gặp đó là tình trạng da mặt bị đỏ rát và ngứa. Thông tin từ bài viết này sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và có cách chữa hiệu quả, an toàn từ thảo dược tự nhiên.

da mặt bị đỏ và ngứa
Da mặt là vùng da nhạy cảm rất dễ bị đỏ và ngứa do nhiều nguyên nhân kích hoạt

Da mặt bị đỏ rát và ngứa là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Da mặt bỗng nhiên gặp tình trạng đỏ rát, ngứa, nổi mẩn khiến nhiều người lo lắng. Nhất là trong trường hợp biểu hiện tái phát nhiều lần dẫn đến viêm, tổn thương da mặt. Mặc dù dị ứng là vấn đề chính có thể khiến da mặt bị đỏ rát và ngứa nhưng tình trạng này còn có thể do các bệnh lý về da như:

  • Viêm da tiếp xúc: Da xuất hiện biểu hiện viêm khi tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng.
  • Viêm da cơ địa: Là dạng viêm da mãn tính, có xu hướng tiến triển từng đợt, dễ gặp ở trẻ em với biểu hiện da mặt bị đỏ ngứa bong tróc, nổi mụn, đóng vảy tiết.
  • Mề đay mẩn ngứa: Là bệnh lý khiến da mặt bị ngứa đỏ, nổi mẩn, sưng phồng từng đám, dễ tái phát.
  • Nấm da mặt: Da bị nấm tấn công khiến da mặt bị đỏ và rát, cảm giác ngứa, gãi dễ gây tổn thương bong tróc.
  • Nhiễm trùng da: Khi viêm dẫn đến nhiễm trùng da khiến da mặt bị bỏng rát, nổi mụn sưng đau.
  • Viêm da dầu: Thường gặp ở những người có da nhờn, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Viêm da tiết bã thường khiến da mặt bị ngứa và sần sùi, đỏ da do bong tróc.

Ngoài ra, các yếu tố dưới đây cũng có thể là nguy cơ gây ra tình trạng da mặt bị đỏ rát và ngứa:

  • Sốt ban đỏ
  • Bệnh cường giáp
  • Viêm bể thận
  • Suy giảm chức năng gan
  • Hội chứng Cushing
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc khuyến cáo: “Tình trạng da mặt bị đỏ rát và ngứa là vấn đề bạn không nên chủ quan. Đây có thể chỉ là kích ứng thông thường nhưng cũng không loại trừ khả năng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng. Hầu hết các bệnh viêm da mãn tính liên quan đến yếu tố cơ địa, hệ miễn dịch nên khó khăn trong xác định nguyên nhân và điều trị.

Da mặt bị đỏ và lột da, ngứa tái phát nhiều lần, không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm nguy hiểm. Bội nhiễm da thường đi kèm với tổn thương khó lành, dễ để lại sẹo xấu và khó điều trị”.

Nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ rát và ngứa do dị ứng da

Nhiều người gặp phải tình trạng đỏ rát và ngứa da mặt nhưng lại không nắm được nguyên nhân gây ra nó. Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp bạn chủ động hơn trong xử lý và điều trị. Các bệnh lý khiến da mặt bị đỏ rát và ngứa thường do vấn đề dị ứng da khi gặp các yếu tố kích ứng.

Dị ứng da do rất nhiều nguyên nhân gây ra và có thể biểu hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, không ngoại trừ da mặt. Khi da mặt xuất hiện các dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu thì bạn nên nghĩ ngay đến vấn đề dị ứng. Một số nguyên nhân dị ứng thường gặp có thể khiến da mặt bị kích ứng, đỏ rát và ngứa như:

Dị ứng tiếp xúc:

Thường kích hoạt khi da mặt của bạn tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng. Thường thấy nhất là các yếu tố như:

  • Phấn hoa
  • Lông thú
  • Mạt bụi
  • Nấm mốc
  • Dị ứng thực phẩm:

Chính là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch với một số loại thực phẩm dễ gây kích ứng mà cơ thể dung nạp. Các loại thực phẩm dễ kích ứng có thể là:

  • Đậu phộng
  • Trứng, sữa
  • Các loại cá
  • Hải sản
  • Các loại quả hạch
da mặt bị đỏ
Tình trạng kích ứng đỏ ngứa trên da mặt có thể do dị ứng thực phẩm gây ra

Ngoài các triệu chứng ngoài da, dị ứng thực phẩm còn khiến bạn gặp phải các biểu hiện toàn thân. Điển hình như đau bụng, buồn nôn, thở khò khè, hắt hơi…

Dị ứng mỹ phẩm:

Da mặt là vùng da thường xuyên sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc cũng như trang điểm. Điển hình như kem dưỡng, kem nền, phấn lót, sữa rửa mặt… Các thành phần có trong mỹ phẩm có thể khiến phản ứng dị ứng phát sinh, nhất là ở những người có làn da nhạy cảm.

Dị ứng thời tiết:

Sự thay đổi thất thường của thời tiết cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho làn da của bạn bị kích ứng. Thời tiết nóng thường khiến mồ hôi tiết nhiều, tạo điều kiện cho bụi bẩn bám vào gây bít lỗ chân lông. Điều này cũng sẽ kích hoạt tình trạng nổi mẩn đỏ và gây ngứa.

Ngoài ra, tình trạng da mặt bị đỏ rát và ngứa cũng rất dễ kích hoạt trong những ngày thời tiết hanh khô. Lúc này, da mặt còn dễ bị khô nứt và bong tróc.

Da mặt bị đỏ rát và ngứa là vấn đề về da có thể gặp ở bất cứ ai. Dị ứng da mặt thường được chữa trị hiệu quả và an toàn bằng các bài thuốc thảo dược lành tính. Người bệnh có thể dễ dàng áp dụng tại nhà theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Cách chữa da mặt bị đỏ rát và ngứa hiệu quả, an toàn bạn cần biết

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng dị ứng da là do các yếu tố nội sinh cơ địa, hệ miễn dịch. Chính vì vậy, để loại bỏ các bệnh lý da liễu khiến da mặt bị đỏ rát và ngứa cần điều trị từ căn nguyên bên trong, loại bỏ tác nhân bên ngoài. Một số cách giúp loại bỏ tình trạng này như sau:

1. Giảm da bị đỏ rát và ngứa tại nhà bằng dân gian

Khi da chỉ bị đỏ rát và ngứa không kèm theo các triệu chứng khác như nổi mụn nước hay xuất hiện dịch mủ thì bạn có thể sử dụng một số mẹo dân gian để làm dịu da. Một số loại nguyên liệu từ tự nhiên sẽ giúp giảm sưng ngứa, cung cấp độ ẩm để tổn thương trên da nhanh chóng được cải thiện.

Dùng dưa leo làm dịu tình trạng rát, ngứa da:

  • Chuẩn bị 1 quả dưa leo
  • Đem rửa thật sạch rồi thái thành từng lát mỏng
  • Đắp dưa leo trực tiếp lên da mặt
  • Thư giãn trong 15 – 20 phút rồi vệ sinh lại bằng nước ấm

Dùng lòng trắng trứng và sữa tươi giảm ngứa:

  • Cần có 1 lòng trắng trứng, 1 muỗng sữa tươi
  • Đánh 2 nguyên liệu trên với nhau cho thật đều
  • Thoa lên mặt 3 – 4 lần trong 15 phút
  • Rửa mặt sạch với nước ấm

Chữa da bị rát đỏ và ngứa bằng mật ong và sữa chua:

  • Chuẩn bị 2 muỗng sữa chua không đường, 1 muỗng mật ong
  • Trộn đều 2 nguyên liệu trên rồi thoa đều lên da mặt
  • Thư giãn trong khoảng 15 phút, sau đó vệ sinh da bằng nước ấm
Chữa da mặt đỏ rát và ngứa bằng mật ong
Chữa viêm da ở mặt theo phương pháp dân gian

2. Điều trị da mặt bị đỏ rát và ngứa bằng thuốc

Khi da mặt gặp phải những tổn thương nghiêm trọng hơn thì các liệu pháp tự nhiên không còn phù hợp. Bạn cần sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán, xác định cụ thể nguyên nhân khiến da mặt bị kích ứng và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Bạn nên đi thăm khám ngay khi gặp tình trạng:

  • Đỏ rát và ngứa da mặt không giảm sau vài ngày
  • Các triệu chứng nứt nẻ, bong tróc, nổi mụn nước li ti kèm theo
  • Xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, có dịch mủ xuất hiện
  • Các dấu hiệu toàn thân đi kèm: sốt, đau đầu, chóng mặt…

Lúc này bác sĩ sẽ căn cứ vào tổn thương trên da cùng biểu hiện của các triệu chứng mà kê toa thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường dùng gồm:

– Thuốc bôi ngoài da:

Các loại thuốc bôi ngoài da thường có tác dụng làm dịu da và cải thiện nhanh triệu chứng. Ngoài ra chúng còn kích thích quá trình tái tạo da mới để hàn gắn tổn thương. Khi da mặt bị đỏ rát và ngứa, bác sĩ có thể kê toa thuốc Hydrocortisone hay kem kháng Histamin để khắc phục tình hình. Ngoài ra, còn có 1 số loại thuốc như: Calamine, Gentrisone, Kemdefa, Gentrisone…

Thuốc điều trị tại chỗ cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như bào mòn da, rạn da, dễ xuất hiện nếp nhăn, da mặt bị bỏng rát và lột da. Da mặt là vùng da nhạy cảm nên bạn cần chú ý nhiều hơn. Chỉ nên bôi thuốc với một lớp mỏng nhẹ và thoa thật đều lên vùng da đang tổn thương. Tránh bôi quá dày bởi có thể khiến cơ chế hoạt động của thuốc thay đổi và phát sinh các vấn đề rủi ro.

– Thuốc kê đơn chữa da mặt bị đỏ rát và ngứa

Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc kháng Histamin để khắc phục triệu chứng do tình trạng viêm da dị ứng gây ra. Điển hình nhất là tình trạng ngứa rát, châm chích kèm theo nổi mẩn đỏ trên da.

điều trị da mặt bị đỏ rát và ngứa
Một số loại thuốc Tây có thể được chỉ định để khắc phục tình trạng đỏ rát và ngứa trên da mặt
  • Các thuốc kháng Histamin thường dùng có thể bao gồm:
    Loratadin
  • Promethazin
  • Acrivastin
  • Clarytine
  • Chlopheniramin

Ngoài ra, khi trên da xuất hiện các vấn đề khác, đặc biệt là sự phát sinh của phản ứng viêm, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc như:

  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Kháng sinh chống bội nhiễm
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt

Trường hợp da mặt bị đỏ rát và ngứa do các bệnh lý nội tạng thì bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc đặc trị. Triệu chứng chỉ được khắc phục hoàn toàn khi các bệnh lý được điều trị triệt để.

Trong quá trình điều trị bằng các loại thuốc trên đây, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Dùng đúng liều lượng, tần suất và thời gian
  • Không tự ý thay đổi liều, kế hoạch uống thuốc
  • Tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị
  • Báo ngay cho bác sĩ khi thuốc không đáp ứng triệu chứng hay có bất cứ vấn đề nào phát sinh.

Rát da mặt phải làm sao? Và mẹo chăm sóc da tại nhà

Thực hiện các biện pháp xử lý đúng đắn và kịp thời sẽ giúp bạn hạn chế được những tổn thương trên da mặt. Đồng thời sẽ hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng một cách nhanh chóng hơn. Khi da mặt có dấu hiệu đỏ rát và ngứa, bạn cần chú ý đến một số cách xử lý sau:

1. Tránh xa tác nhân kích ứng

Đây là biện pháp hàng đầu cần thực hiện ngay lập tức khi da mặt đỏ rát và ngứa. Các tác nhân gây kích ứng có thể sẽ bao gồm:

  • Hóa mỹ phẩm
  • Lông thú, mạt bụi, phấn hoa
  • Thực phẩm dễ kích ứng
  • Khi đi ra ngoài, bạn nên che chắn cẩn thận, đeo khẩu trang. Tránh để da mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay khói bụi ô nhiễm. Hạn chế chạm tay lên mặt bởi các yếu tố kích ứng hay vi khuẩn, vi nấm từ tay có thể tiếp xúc với da mặt.

2. Vệ sinh da đúng cách

Vệ sinh da đúng cách sẽ giúp loại bỏ được hết bụi bẩn cũng như các yếu tố kích ứng còn bám trên da. Khi da đang kích ứng, đỏ rát và ngứa, bạn nên rửa bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Lúc này cần hạn chế sử dụng sữa rửa mặt, nhất là những loại có tính tẩy rửa mạnh.

da mặt đỏ ngứa
Cần vệ sinh da mặt đúng cách bằng nước sạch để làm dịu da và loại bỏ tác nhân kích ứng

Ngoài ra, bạn không nên dùng nước nóng để làm sạch da mặt, bởi nhiệt độ cao có thể khiến làn da khô nứt và bong tróc vảy. Đồng thời, không nên rửa mặt quá lâu hay chà xát mạnh bởi rất dễ khiến tình trạng ngứa rát thêm nặng nề.

3. Chăm sóc và dự phòng da mặt bị đỏ rát và ngứa

Để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng trên da mặt, song song với việc điều trị, người bệnh nên áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp. Sau đây là một số biện pháp chăm sóc nên được thực hiện nghiêm túc:

  • Uống nhiều nước để giúp tăng cường hàng rào bảo vệ và dưỡng ẩm tốt hơn cho da. Mỗi ngày nên bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước lọc.
  • Tránh sử dụng các loại sản phẩm tẩy rửa mạnh khi da mặt đang có dấu hiệu tổn thương.
  • Không dùng nước nóng để rửa mặt bởi có thể khiến da dễ bị khô nứt hay đóng vảy, bong tróc.
  • Tuyệt đối không chạm tay, gãi hay chà xát khi da mặt đang bị đỏ rát và ngứa.
  • Tham khảo bác sĩ về các sản phẩm dưỡng ẩm an toàn cho da mặt để sử dụng sau bước vệ sinh da.
  • Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và omega để tăng cường quá trình trao đổi chất và tái tạo da.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin cần thiết về tình trạng da mặt bị đỏ rát và ngứa. Tốt nhất khi bạn gặp phải hiện tượng này bạn nên sớm thăm khám bác sĩ để nhận được biện pháp can thiệp phù hợp.

Xem thêm:

Chia sẻ:
Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc (dạng bôi và uống)

Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc hiện nay chủ yếu được bào chế dưới dạng thuốc uống hoặc…

Dị ứng nổi mụn khắp mặt và cách điều trị cho hiệu quả nhanh

Dị ứng nổi mụn khắp mặt là tình trạng da mặt xuất hiện các nốt mụn mủ, mụn nước, mụn…

3 loại thuốc bôi trị vẩy phấn hồng tốt nhất Top 3 thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng tốt nhất hiện nay

Thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng thường chứa thành phần như Axit salicylic, Anthralin, Steroid,... Nếu sử dụng thuốc…

Bệnh á sừng có lây không và có thể chữa khỏi được không?

Bệnh á sừng có lây không? Bệnh á sừng có chữa khỏi được không? Những thắc mắc này sẽ được…

Cách chữa hắc lào bằng tỏi – Mẹo đơn giản mà hiệu quả

Cách chữa hắc lào bằng tỏi là mẹo dân gian giúp giảm ngứa ngáy, ức chế vi nấm gây hại…

Bình luận (1)

  1. Mai
    Mai says: Trả lời

    Đã mặt e bị ửng đỏ ở 2 gò má, xung quanh miệng bị bỏng tróc da… E muốn biết là bị gì và cách khắc phục nhanh nhất ak
    Trc khi bị thì e đg sd thuốc chấm mụn clenzit ms ak

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua