Đau lưng khi có kinh: Mẹo giảm nhanh, ngừa tái phát
Đau lưng khi có kinh là trải nghiệm không dễ chịu mà nhiều chị em phải đối mặt. Sự gia tăng của nồng độ hormone prostaglandin, kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không hợp lý, là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Để giảm bớt cơn đau, một số mẹo tự nhiên dưới đây có thể mang lại hiệu quả bất ngờ.
Tại sao nữ giới lại bị đau lưng khi có kinh?
Trong những ngày hành kinh, nhiều chị em phụ nữ gặp phải cảm giác đau lưng cùng với các triệu chứng khó chịu như đau bụng kinh, mệt mỏi, ẩm ướt ngứa ngáy ở vùng kín…
Cơn đau lưng này thường diễn ra trước, trong hoặc sau kỳ kinh, kéo dài từ 1 – 2 ngày, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của họ. Theo lý giải của y học, hiện tượng này xuất phát từ những lý do sau:
Thay đổi hormone
Trong ngày hành kinh, cơ thể tăng sản xuất prostaglandin để giúp kích thích việc bong tróc niêm mạc tử cung, nhưng cũng gây ra cảm giác đau lưng và đau bụng kinh do các cơ co thắt mạnh.
Lạm dụng chất kích thích
Phụ nữ sử dụng bia rượu hoặc uống nhiều cà phê, chè đặc trong những ngày “đèn đỏ” có thể làm tăng nguy cơ bị đau lưng.
Lạc nội mạc tử cung
Thay vì phát triển trong tử cung, niêm mạc hình thành ở các cơ quan khác ngoài tử cung như buồng trứng và ống dẫn trứng. Tình trạng này gây đau lưng khi có kinh và nhiều triệu chứng khó chịu khác cho phụ nữ.
Ứ kinh, tắc kinh
Tắc kinh, ứ kinh hoặc máu kinh ra chậm gây áp lực lên tử cung, gây đau bụng dưới mạnh mẽ, có thể lan ra vùng chậu và lưng dưới.
Chế độ ăn uống không phù hợp
Thói quen ăn mặn, uống ít nước, tiêu thụ nhiều đồ ngọt… trong thời kỳ hành kinh có thể gây đau lưng, làm tăng nặng các triệu chứng khó chịu cho phụ nữ.
Tập luyện, làm việc quá sức
Một số chị em vẫn tiếp tục làm việc nặng nhọc thay vì nghỉ ngơi, làm tăng nguy cơ đau lưng trong thời kỳ hành kinh. Tập luyện thể dục quá mức cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức này.
Tham khảo thêm: Mẹo chữa đau lưng sau sinh mổ – Hết đau, không đụng vết mổ
Do ảnh hưởng của các bệnh lý phụ khoa
Một số trường hợp mắc các bệnh lý phụ khoa như viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng,… trong thời gian hành kinh cũng xuất hiện tình trạng đau lưng.
Căng thẳng quá mức
Căng thẳng và stress có thể gây đau lưng khi “tới ngày” ở phụ nữ. Đau lưng kéo dài không chỉ làm cho thời kỳ kinh nguyệt trở nên khó khăn hơn mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt và khả năng lao động của phụ nữ.
Nếu đau lưng quá nặng, nên đi khám bác sĩ sau khi hết kinh để kiểm tra xem có vấn đề gì bất thường với sức khỏe không.
Mẹo giảm đau lưng khi có kinh
Để xoa dịu cơn đau lưng khi hành kinh, chị em có thể áp dụng một số mẹo đơn giản dưới đây:
1. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Trong kỳ kinh, phụ nữ mất một lượng máu nhất định, dẫn đến mệt mỏi. Đau lưng, đau bụng kinh có thể xuất hiện cả ban đêm gây khó ngủ. Việc nghỉ ngơi nhiều trong thời gian này là cần thiết.
Nghỉ ngơi không có nghĩa là phải nằm im trên giường. Phụ nữ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, nhưng cần tránh các hoạt động nặng nhọc, cúi xuống nhiều để giảm cơn đau lưng.
Thay vào đó, họ có thể dành thời gian cho việc đọc sách, trò chuyện, nghe nhạc để giảm căng thẳng và quên đi cơn đau.
2. Ngâm mình trong bồn nước ấm chứa muối epsom
Muối epsom chứa nhiều magiê, giúp giãn cơ, loại bỏ axit lactic dư thừa, giảm sưng viêm và hỗ trợ làm lành các mô tổn thương. Khi tắm với nước ấm sẽ giúp kích thích lưu thông máu, phân bổ magiê đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là vùng lưng và xương chậu.
Việc này giúp thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng và mệt mỏi, cải thiện tình trạng đau lưng. Nếu không có muối epsom, bạn có thể thay thế bằng tinh dầu từ hương thảo, hoa oải hương, bạc hà...
3. Chườm nóng
Chườm nóng là một phương pháp khác giúp giảm đau lưng ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, bằng cách đổ nước nóng vào chai thủy tinh và lăn qua lại trên vùng lưng đau.
Nhiệt độ cao từ hơi nóng sẽ làm giãn nở mạch máu dưới da, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến vùng cột sống và giảm co thắt cơ lưng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da bằng cách lăn chai khi mặc áo mỏng để tránh bỏng.
Bạn cũng có thể sử dụng gừng rang muối, miếng đệm sưởi, túi chườm nước nóng, gạch đốt nóng… Chườm từ 15 – 20 phút mỗi lần và có thể lặp lại nhiều lần trong ngày nếu cần.
Tham khảo thêm: Hút thai xong bị đau lưng có nguy hiểm không?
4. Uống trà thảo mộc
Sử dụng trà thảo mộc là phương pháp an toàn và có lợi cho sức khỏe để giảm đau lưng trong kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là các loại trà tđược sử dụng phổ biến:
- Trà hoa cúc: Cung cấp hoạt chất kháng viêm và giảm đau tự nhiên. Thư giãn thần kinh và cải thiện tâm trạng.
- Trà gừng: Giảm đau và kích thích lưu thông máu. Uống 2-3 tách mỗi ngày để giảm đau lưng và đau bụng kinh.
- Trà lá tía tô: Giảm đau lưng và giữ ấm bụng. Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa và giảm ứ kinh.
5. Tập yoga chữa đau lưng khi có kinh
Tập yoga giúp giảm đau lưng bằng cách giảm co thắt cơ và thư giãn thần kinh. Các bài tập nhẹ nhàng trong yoga cải thiện lưu thông khí huyết và giúp máu kinh ra đều đặn hơn.
Bạn nên tham gia khóa học yoga để học các bài tập giảm đau dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Sau khi nắm vững các kỹ thuật cơ bản, bạn có thể tự tập luyện tại nhà để giảm đau lưng mỗi khi tới kỳ.
6. Massage bằng tinh dầu
Massage chính xác giúp giảm co thắt và căng cứng cơ lưng, tăng cường thư giãn, cải thiện đau lưng.
Sử dụng tinh dầu như gừng, bạc hà, mù tạt, húng quế, hương thảo… để tăng hiệu quả, giảm stress. Để massage chính xác, nên tìm chuyên gia hoặc nhờ người có kinh nghiệm.
7. Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu phương pháp tự nhiên không hiệu quả, có thể cân nhắc sử dụng thuốc. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, Acetaminophen, Asprin… có thể hữu ích trong trường hợp này.
Các loại thuốc trên giúp giảm đau nhanh chóng, nhưng không nên lạm dụng để tránh tác dụng phụ có hại. Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết để đảm bảo an toàn.
Tham khảo thêm: Bệnh đau lưng ở phụ nữ: Nguyên nhân, cách khắc phục
Cách phòng ngừa tái phát đau lưng khi có kinh
Các biện pháp trên có thể giúp giảm đau lưng trong những ngày “đèn đỏ”, nhưng không đảm bảo ngăn chặn hoàn toàn sự tái phát. Để giảm nguy cơ xảy ra, bạn nên tuân thủ các lưu ý sau:
- Uống nhiều nước ấm hoặc nước ép trái cây để giảm co thắt cơ tử cung và vùng lưng.
- Tắm với nước ấm và tránh nước lạnh.
- Tránh mặc quần áo bó sát để không làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
- Hạn chế đồ uống có cồn, cà phê và nước ngọt.
- Tăng cường canxi và magi trong chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ cơ xương khớp.
- Tránh thức ăn ngọt và lạnh, ăn chế độ nhạt khi có kinh.
- Tập thể dục hàng ngày để giảm co thắt cơ lưng và thư giãn tinh thần.
Đau lưng khi có kinh là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng sống của phụ nữ. Để giảm thiểu tình trạng này, việc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và có lối sống tích cực là vô cùng quan trọng.
Có thể bạn quan tâm:
- Bấm huyệt chữa đau lưng – Liệu pháp giảm đau tự nhiên từ Y học cổ truyền
- Bị đau lưng nên ăn gì, kiêng gì? Các món ăn chữa đau lưng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!