Đau bụng kinh là gì? Ở vị trí nào? Kiến thức cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Đau bụng kinh là một trong những nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là những cô gái trẻ chưa trải qua sinh đẻ hay đang trong độ tuổi dậy thì. Tình trạng không chỉ gây phiền nhiễu tới sinh hoạt mà đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.

đau bụng kinh là gì
Đau bụng kinh là triệu chứng thường gặp ám ảnh rất nhiều chị em phụ nữ

Đau bụng kinh là gì? Đau ở vị trí nào?

Đau bụng kinh là hiện tượng đặc trưng bởi những cơn đau quặn thắt và dữ dội, có thể xuất hiện ở trước và trong kỳ kinh nguyệt. Vị trí đau nhức thường khởi phát ở vùng bụng dưới, lan dần ra cả vùng chậu và đôi khi còn ảnh hưởng đến cả vùng lưng.

Nếu chỉ là cơn đau hay sự khó chịu nhẹ trong kỳ kinh nguyệt thì có thể được cho là bình thường. Nhưng với những cơn đau quặn thắt quá mức đến nỗi bạn khó chịu đựng nổi thì nên thận trọng.

Tình trạng đau bụng kinh thường được phân làm 2 dạng là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Cơn đau nguyên phát thường xuất hiện khi tử cung có co bóp. Còn cơn đau thứ phát thường có liên quan đến các vấn đề bệnh lý.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Không phải lúc nào cũng có thể xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh. Tuy nhiên, thống kê cho thấy rằng, những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao gặp phải một kỳ kinh nguyệt đau đớn:

  • Dưới 20 tuổi
  • Có tiền sử từ gia đình (nhất là người mẹ) từng bị đau bụng kinh
  • Hút thuốc lá
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Chưa trải qua quá trình sinh đẻ
  • Dậy thì quá sớm
  • Chảy máu nhiều và kéo dài trong kỳ kinh nguyệt

Trong cơ thể phụ nữ có một loại hormone tên là prostaglandin có tác dụng kích hoạt các cơn co thắt cơ trong tử cung để làm xuất tiết niêm mạc. Chính những cơn co thắt này là nguyên nhân làm phát sinh tình trạng viêm đau. Và mức độ hormone prostaglandin sẽ tăng ngay trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, đau bụng kinh còn có nguy cơ cao là kết quả của một tình trạng y tế tiềm ẩn, có thể là:

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Đây là một tình trạng tương đối phổ biến do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể gây ra. Thường phát sinh khoảng 1 đến 2 tuần trước khi bắt đầy có kinh nguyệt. Tuy nhiên, các triệu chứng thường sẽ biến mất ngay khi bắt đầu chảy máu kinh.
  • U xơ tử cung: Chính là khối u không ưng thư phát triển và gây áp lực lên tử cung hay khiến chảy máu và đau bất thường. Tuy nhiên, các triệu chứng thường không rõ ràng.
  • Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng y tế đặc trưng bởi hiện tượng các tế bào từ niêm mạc tử cung phát triển tại các bộ phận khác của cơ thể. Thường gặp nhất là trên buồng trứng, ống dẫn trứng hay mô lót khung chậu.
  • Bệnh viêm vùng chậu: PID là một bệnh nhiễm trùng tử cung, buống trứng hay ống dẫn trứng thường do các loại vi khuẩn lây qua đường tình dục gây ra. Phản ứng viêm xuất hiện và phát triển thường gây đau quặn ở vùng chậu và bụng dưới.
  • Hẹp cổ tử cung: Đây cũng là một tình trạng hiếm gặp trong đó, cổ tự cung quá nhỏ hẹp khiến cho dòng chảy kinh nguyệt bị cản trở. Điều này gây ra sự gia tăng áp lực ở bên trong tử cung và gây đau.
đau bụng kinh ở vị trí nào
Đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung

Các triệu chứng thường gặp

Khi bị đau bụng kinh, đa phần các chị em sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Đau nhói, quặn thắt như bị chuột rút ở vùng bụng dưới.
  • Cơn đau thường bắt đầu khoảng từ 1 – 3 ngày trước kỳ kinh.
  • Tình trạng đau thường lên đỉnh điểm sau khoảng 24 giờ từ khi chảy máu nhưng sẽ giảm dần sau 2 – 3 ngày.
  • Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ nhưng lại liên tục.
  • Tình trạng đau có thể lan tỏa ra cả vùng lưng dưới hay xuống cả vùng đùi.

Ngoài các triệu chứng đặc trưng trên đây, nhiều chị em còn bị buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi…

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Nếu chị em chỉ gặp phải tình trạng đau bụng kinh nguyên phát thì sẽ không có gì đáng lo ngại. Nó có thể chỉ gây ra những phiền toái cho sinh hoạt cũng như công việc nhưng không gây ra các biến chứng y tế khác.

Tuy nhiên, nếu đau bụng kinh liên quan đến các bệnh lý thì biến chứng sẽ dễ dàng phát sinh. Ví dụ như :

  • Lạc nội mạc tử cung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản.
  • Bệnh viêm vùng chậu có thể gây sẹo ở ống dẫn trứng, từ đó làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Tốt nhất khi thấy tình trạng đau bụng kinh kéo dài, đi kèm là những biểu hiện khác thường thì cần thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Chẩn đoán đau bụng kinh như thế nào?

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán với mục đích tìm ra căn nguyên của vấn đề. Từ đó có thể đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp nhất.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét lịch sử y tế và thăm khám phụ khoa. Khi kiểm tra vùng chậu bác sĩ sẽ quan sát những bất thường trong cơ quan sinh sản. Đồng thời tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu bác sĩ nghi ngờ, đau bụng kinh là do một rối loạn gây ra, có thể các xét nghiệm sau sẽ được chỉ định:

  • Siêu âm: Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh nhằm tạo ra hình ảnh tại tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng hay buồng trứng.
  • Các xét nghiệm hình ảnh khác: Chụp CT hay MRI có thể cho hình ảnh chi tiết hơn siêu âm, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán được những tình trạng cơ bản. CT kết hợp X quang sẽ được chụp từ nhiều góc độ để tạo ra hình ảnh cắt ngang của xương cùng các cơ quan và các mô mềm khác bên trong cơ thể. Trong khi đó, MRI sử dụng sóng vô tuyến và từ trường mạnh nhằm tạo ra hình ảnh chi tiết của các cấu trúc bên trong.
  • Nội soi ổ bụng: Xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện một tình trạng y tế tiềm ẩn. Ví dụ như u xơ, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, thai ngoài tử cung.

Một số cách khắc phục tình trạng đau bụng kinh

Thông thường, việc điều trị buộc phải căn cứ vào nguyên nhân gây đau bụng kinh. Dưới đây sẽ là một số cách được cho là có thể đáp ứng:

1. Điều trị y khoa

Để giảm bớt cơn đau bụng kinh, việc dùng thuốc thường sẽ được bác sĩ cân nhắc trước tiên. Ngoài ra, khi một số tình trạng y tế nghiêm trọng là nguyên nhân thì phẫu thuật cũng có thể được chỉ định.

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin IB…) hay naproxen natri (Aleve) được dùng phổ biến. Dùng vào thời điểm ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu thường sẽ cho tác dụng kiểm soát tốt cơn đau. Có thể dùng thuốc giảm đau khi bắt đầu kỳ kinh hay ngay khi bạn cảm thấy có triệu chứng. Tiếp tục dùng theo chỉ dẫn bác sĩ trong 2 – 3 ngày hay cho đến khi hết triệu chứng.
  • Kiểm soát sản sinh nội tiết tố: Thuốc tránh thai đường uống có chứa hormone ngăn ngừa rụng trứng, đồng thời làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau bụng kinh. Các hormone giúp kiểm soát sản sinh nội tiết tố còn có thể được cung cấp dưới các hình thức khác như tiêm, cấy ghép dưới da hay đặt dụng cụ tử cung.
  • Phẫu thuật: Sẽ được cân nhắc trong trường hợp đau bụng kinh là do rối loạn như u cơ tử cung, lạc nội mạc tử cung gây ra. Phẫu thuật sẽ giúp khắc phục vấn đề và đẩy lùi triệu chứng một cách triệt để. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung sẽ là một lựa chọn có thể áp dụng khi các phương pháp khác thất bại hay trường hợp bạn không có kế hoạch sinh con.
đau bụng tới tháng
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc Tây để khắc phục tạm thời cơn đau

2. Các biện pháp thay thế

Sau đây là một số phương pháp điều trị thay thế có thể giúp ích khi bị đau bụng kinh:

  • Châm cứu: Là biện pháp thực hiện việc chèn kim cực mỏng qua da tại các điểm chiến lược ngay trên cơ thể bạn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu có thể giúp giảm đau bụng kinh nguyệt.
  • Kích thích dây thần kinh qua da: Một thiết bị TENS kết nối với da bằng cách sử dụng những miếng dán có điện cực ở trong đó. Các điện cực sẽ cung cấp một mức độ khác nhau của dòng điện nhằm kích thích các dây thần kinh. TENS hoạt động bằng cách tăng ngưỡng tín hiệu đau, đồng thời kích thích giải phóng endorphin. 
  • Bấm huyệt: Giống như châm cứu, bấm huyệt cũng liên quan trực tiếp đến việc kích thích một số điểm trên cơ thể, nhưng với áp lực nhẹ nhàng trên da thay vì dùng kim. Mặc dù nghiên cứu về bấm huyệt và đau bụng kinh còn hạn chế, nhưng có vẻ như bấm huyệt có thể hiệu quả hơn giả dược trong việc làm giảm triệu chứng.

3. Hỗ trợ và chăm sóc

Bên cạnh các phương pháp điều trị nêu trên thì việc xây dựng lối sống lành mạnh và áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà cũng được cho là rất quan trọng. Những vấn đề quan trọng mà bạn nên thực hiện bao gồm:

  • Tác dụng nhiệt: Ngâm mình trong bồn nước ấm, sử dụng miếng đệm sưởi ấm, miếng dán nhiệt hay chườm chai nước ấm lên bụng dưới có thể giúp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả.
  • Tập thể dục thường xuyên: Rèn luyện thể chất, bao gồm cả hoạt động tình dục được cho là có thể giúp giảm bớt chứng đau bụng kinh ở nhiều chị em phụ nữ.
  • Chế độ ăn uống: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Omega-3, Vitamin E, Thiamin, Magie… có thể làm giảm chứng đau bụng kinh. Nên bổ sung thực phẩm giàu các loại dưỡng chất này trong chế độ ăn.
  • Kiểm soát căng thẳng: Tâm lý căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ cũng như mức độ nghiêm trọng của chứng đau bụng kinh. Cần dành thời gian nhiều hơn cho nghỉ ngơi, tránh thức khuya, làm việc quá sức, nhất là khi đang trong kỳ kinh.

Tình trạng đau bụng kinh nếu kích hoạt ở mức độ nhẹ và có thể tự giảm sau vài ngày thì không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, cơn đau kích hoạt ở mức độ nghiêm trọng, quặn thắt, ngay cả thời điểm không phải kỳ kinh thì bạn hãy cẩn trọng. Lúc này có khả năng cao là bạn đang sống chung với các bệnh về sản phụ khoa cần sớm được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Hãy chủ động thăm khám bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Kinh nguyệt không đều là gì, phải làm sao, uống thuốc gì?

Kinh nguyệt không đều có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ…

Kinh Nguyệt Màu Nâu Là Bị Gì, Có Sao Không? Tìm Hiểu Ngay

Kinh nguyệt có màu nâu là một trong những hiện tượng thường gặp ở nữ giới. Tuy nhiên kinh nguyệt…

dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu Cảnh giác dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh…

ra khí hư màu vàng nhưng không ngứa Ra Khí Hư Màu Vàng Nhưng Không Ngứa Là Bị Gì?

Rất nhiều chị em gặp tình trạng ra khí hư màu vàng nhưng lại không ngứa. Cũng chính vì không…

viêm niệu đạo ở trẻ em Viêm niệu đạo ở trẻ em và thông tin cần biết

Viêm niệu đạo ở trẻ em được đánh giá là bệnh lý khá nghiêm trọng nếu không sớm khắc phục.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua