Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không? [Hỏi – Đáp]

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Với tình trạng thường xuyên bị đau bụng kinh, uống thuốc là giải pháp được rất nhiều phụ nữ lựa chọn. Vậy uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không? Bài viết sau đây sẽ giúp chị em giải đáp được thắc mắc cũng như nỗi lo lắng của mình.

uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không
Thuốc đau bụng kinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ.

Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không?

Rất nhiều bạn gái trẻ khi đến chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên bị đau bụng. Những cơn đau quằn quại trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của phụ nữ. Để nhanh chóng giảm đau, một số chị em đã sử dụng thuốc uống như một thói quen thay vì tìm đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chữa trị.

Ít ai biết rằng, những loại thuốc giảm đau nếu sử dụng sai liều lượng, điều trị sai bệnh sẽ gây tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm, thậm chí là vô sinh. Theo một tài liệu nghiên cứu được thực hiện vào năm 2005 cho biết, việc sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi đã khiến cho 103.000 trường hợp bệnh nhân phải nhập viện và 16.500 người tử vong.

Đau bụng kinh là tình trạng co thắt ở cơ tử cung nhằm giúp tống xuất máu kinh từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Đến thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường bị đau bụng kinh kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…

Tuy nhiên, không phải lúc nào cơn đau bụng kinh đều là biểu hiện bình thường của chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ bị đau bụng kinh là do bệnh lý gây ra như lạc nội mạc tử cung, u nang tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…

Với những trường hợp bị đau bụng kinh do mắc bệnh, phụ nữ cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau. Việc uống thuốc điều trị bệnh không đúng sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Thực tế, rất nhiều phụ nữ bị vô sinh, hiếm muộn do sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh trong khoảng thời gian dài.

Tốt nhất, chị em nên tiến hành thăm khám. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây đau bụng kinh và tiến hành chữa trị bệnh hiệu quả nhất. 

uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không
Thuốc đau bụng kinh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh con của phụ nữ.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh, uống thuốc giảm đau sẽ gây vô sinh, hiếm muộn nhưng việc phụ nữ sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố cơ thể. Điều này sẽ dẫn đến các bệnh phụ khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Lâu dần sẽ tăng nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ.

Mỗi năm, có khoảng 2 triệu du khách tới đây. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh còn gây ra hàng loạt tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ như tăng huyết áp, nghiện thuốc (do chứa chất an thần), tổn thương gan, suy gian, viêm loét dạ dày, suy thận, sỏi thận,… Do đó, phụ nữ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc giảm đau bụng kinh nào.

Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Đau bụng kinh có 2 trường hợp khác nhau: Đau bụng kinh sinh lý và đau bụng kinh bệnh lý. Nếu chị em bị đau bụng kinh sinh lý, tức cơn đau chỉ xuất hiện âm ỉ, thoáng qua trong khoảng 1 – 2 ngày, kèm theo các triệu chứng như căng tức ngực, hoa mắt, chóng mặt,… thì bạn có thể an tâm bởi đây là triệu chứng bình thường. Bạn sẽ không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bản thân. 

Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội trong suốt quá trình hành kinh thì cần phải thận trọng. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,… Với những căn bệnh này, phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản của bản thân. Nếu không được tiến hành điều trị kịp thời, chị em sẽ đứng trước nguy cơ vô sinh, hiếm muộn, sức khỏe giảm sút, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả cho phụ nữ

Đau bụng kinh xuất hiện thường xuyên trong các chu kỳ kinh nguyệt sẽ khiến phụ nữ vô cùng mệt mỏi. Với tình trạng đau bụng kinh dữ dội, chị em nên tiến hành thăm khám bác sĩ để có hướng khắc phục. Riêng những phụ nữ gặp phải những cơn đau âm ỉ, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để kiểm soát tình trạng bệnh của mình. 

uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không
Chườm nóng là cách giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
  • Sử dụng phương pháp chườm ấm ở vùng bụng để khí huyết có thể lưu thông, tránh máu kinh bị vón cục
  • Nghỉ ngơi hợp lý, không được mang vác các vật nặng trong khi hành kinh
  • Tiến hành massage vùng bụng bằng gừng tươi. Bạn gọt vỏ gừng, rửa sạch và giã nhuyễn đắp trực tiếp lên vùng bụng bị đau. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để giúp sức khỏe phục hồi nhanh chóng
  • Không được ăn thức ăn cay nóng, chua, chứa chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…)
  • Không nên ăn thức ăn lạnh vào những ngày có kinh
  • Bổ sung đầy đủ cho cơ thể 2 lít nước mỗi ngày và nên uống nước ấm để giảm đau bụng
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức
  • Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để giúp máu dễ lưu thông
  • Tắm nước ấm mỗi ngày để tránh co thắt ở vùng bụng dưới
  • Không được mang vác các vật nặng trong quá trình hành kinh
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Hy vọng những thông tin trên sẽ trang bị cho phụ nữ những kiến thức hữu ích giúp chị em có thể giải đáp được thắc mắc: Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không? Với bất kỳ loại thuốc nào cũng vậy, nếu bạn lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra những hậu quả xấu. Do đó, để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân, phụ nữ cần phải thăm khám phụ khoa định kỳ. Đây là cách giúp bạn có thể phát hiện và kiểm soát bệnh tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3 (nặng): Biểu hiện và cách điều trị

Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 3 là tình trạng viêm nhiễm đã chuyển biến nặng, nếu bệnh…

Viêm tái tạo cổ tử cung là gì? Nguy hiểm không? Viêm Tái Tạo Cổ Tử Cung Là Gì? Nguy Hiểm Không?

Bệnh viêm tái tạo cổ tử cung thực chất là một biến chứng khác của viêm cổ tử cung. Bệnh…

Rất nhiều chị em phụ nữ lo sợ khám phụ khoa sẽ bị đau trong quá trình khám. Khám Phụ Khoa Có Đau Không Mà Sao Nhiều Chị Em Sợ?

Khám phụ khoa là điều khiến nhiều chị em phụ nữ lo sợ sẽ gặp phải tình trạng đau đớn,…

Cách làm hết ngứa khi cạo lông vùng kín đơn giản tại nhà

Có nhiều cách làm hết ngứa khi cạo lông vùng kín, chẳng hạn như sử dụng sản phẩm chăm sóc…

Trong khoảng 1-2 năm đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt không ổn định. Có thể sớm hoặc trễ hơn từ 3-5 ngày Bị chậm kinh 1 tuần là dấu hiệu có thai hay bị bệnh gì?

Khi bị chậm kinh 1 tuần, rất nhiều người lo lắng không biết mình có bị gì không. Còn những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua