Bụng sôi xì hơi nhiều – Nguyên nhân và cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bụng sôi xì hơi nhiều là một trong những hoạt động sinh lý rất bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, đây lại là triệu chứng cảnh báo vấn đề về sức khỏe, người bệnh không nên lơ là và bỏ qua.

Nguyên nhân gây bụng sôi xì hơi nhiều

Sôi bụng và xì hơi là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở mỗi người, thường xuất hiện do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở dạ dày đã di chuyển xuống ruột già, nơi vi khuẩn phân hủy chất thức ăn tạo ra chất khí dư thừa và có mùi.

Thứ hai, không khí tích tụ quá nhiều trong hệ tiêu hóa do quá trình nhai nuốt thức ăn hoặc nói chuyện, như khi nhai kẹo cao su, sử dụng ống hút…

Bụng sôi xì hơi nhiều
Có rất nhiều nguyên nhân gây bụng sôi xì hơi, trong đó có nguyên nhân bệnh lý

Theo các nhà nghiên cứu của trường đại học American College of Gastroenterology, sôi bụng và xì hơi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như đi máy bay, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, thói quen ăn nhanh, nuốt nhiều không khí, ăn no nằm liền, uống quá nhiều nước ngọt có gas, bia rượu,…

Theo bác sĩ Kyle Staller từ bệnh viện Massachusetts General Hospital, đây là phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Mỗi người trung bình xì hơi khoảng 20 lần mỗi ngày do đường tiêu hóa chứa lượng khí dư thừa từ 0,5 – 1,5 lít, vì vậy người bệnh không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện với tần suất vượt giới hạn bình thường, rất có thể người bệnh đang mắc phải bệnh lý nào đó, cần thăm khám và chữa trị sớm.

Sôi bụng xì hơi nhiều là bệnh gì?

Bụng sôi và xì hơi nhiều có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac, viêm loét dạ dày… Dựa vào tần suất xì hơi và tình trạng kèm theo, có thể chẩn đoán như sau:

viêm đại tràng
Sôi bụng và xì hơi có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng

Tham khảo thêm: Viêm túi thừa đại tràng là gì? Triệu chứng và cách điều trị

1. Sôi bụng và xì hơi nhiều

Nếu sôi bụng và xì hơi nhiều hơn bình thường, có thể do người bệnh tiêu thụ quá nhiều khoai, đỗ và thực phẩm giàu protein, hoặc hít vào quá nhiều không khí.

Ngoài ra, nó cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, bệnh gan, bệnh thận… hoặc các vấn đề liên quan đến tuyến tụy.

2. Bụng sôi xì hơi nhiều, nặng mùi

Nếu gặp phải tình trạng này, đường tiêu hóa của bệnh nhân có dấu hiệu không hoạt động tốt, nguyên nhân có thể do hấp thụ quá nhiều thực phẩm có tính acid hoặc thịt.

Ngoài ra, bụng sôi và xì hơi kèm theo mùi nặng có thể là dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết ruột hoặc viêm loét đại tràng. Triệu chứng này cũng có thể là do các chứng viêm nhiễm như lỵ amoebic hoặc nhiễm khuẩn lỵ đường ruột.

Ở giai đoạn cuối của khối u ác tính, sôi bụng và xì hơi nặng mùi có thể xảy ra do mô ung thư bị xói mòn và protein bị rữa nát dưới tác động của vi khuẩn, tạo nên mùi khó chịu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có mùi kích thích như rau hẹ, tỏi, hành tây

ăn nhiều hẹ, tỏi, hành tây
Bên cạnh bệnh lý, ăn quá nhiều hẹ, tỏi, hành tây… cũng khiến quá trình xì hơi trở nên nặng mùi

3. Bụng sôi xì hơi nhiều kèm ợ nóng hoặc tiêu chảy

Nếu gặp tình trạng này, có thể người bệnh đang bị trào ngược dịch vị, không dung nạp gluten trong tinh bột hoặc lactose trong sữa. Ngoài ra, còn xuất hiện kèm theo tiêu chảy, ợ nóng, nôn hoặc buồn nôn, đau quặn bụng, khó chịu ở thực quản,…

Do đó, lời khuyên cho bệnh nhân là nên thăm khám sớm nếu cơ thể có những dấu hiệu này.

4. Sôi bụng và xì hơi kèm đau nhẹ, ngứa ngáy

Khi gặp sôi bụng, xì hơi cùng với ngứa ngáy và đau nhẹ, bệnh nhân nên đến bệnh viện ngay để kiểm tra, có thể đang mắc phải căn bệnh ở vùng hậu môn trực tràng như rò hậu môn, trĩ, nứt kẽ hậu môn…

Tham khảo thêm: Nội soi đại tràng – Quy trình như thế nào, có đau không?

Điều trị bụng sôi xì hơi nhiều bằng cách nào?

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây bụng sôi xì hơi 50% là do chế độ ăn uống không khoa học hoặc do nuốt khí quá nhiều, còn 50% còn lại là do bệnh lý gây nên. 

Để khắc phục và chấm dứt tình trạng này, người bệnh cần kết hợp để xử lý cả 2 vấn đề về thói quen ăn uống và dùng thuốc đặc trị.

sôi bụng và xì hơi nhiều
Yoga giúp cải thiện triệu chứng sôi bụng và xì hơi hiệu quả

1. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Bụng sôi xì hơi nhiều sẽ giảm nhanh chóng khi người bệnh cân bằng lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Điều trị bệnh cũng trở nên hiệu quả hơn, giúp phục hồi sức khỏe toàn diện. Có thể thực hiện:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, tránh thức ăn kích thích như tiêu, hành, tỏi, nước ngọt có gas, bia, rượu,… và bổ sung nhiều rau xanh, củ.
    Ăn chậm, nhai kỹ và uống nước sôi.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, giảm căng thẳng và stress.
  • Thực hiện thể dục thường xuyên như đi bộ, yoga, thiền, bơi lội…
  • Tuy nhiên, để giải quyết tận gốc và tránh tái phát, bệnh nhân cần tìm giải pháp đặc trị sớm.

2. Dùng thuốc điều trị

Để điều trị kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể sử dụng thuốc để cải thiện. Cả Tây y và Đông y đều có thể điều trị tình trạng này và các bệnh lý liên quan.

Tuy nhiên, các bài thuốc từ Đông y được đánh giá cao về mức độ an toàn và khả năng ngăn ngừa tái phát sau khi kết thúc liệu trình. Vì vậy, cần kiên trì thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bụng sôi xì hơi nhiều là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể, nhưng nếu tình trạng xảy ra liên tục trong ngày kèm theo một vài biểu hiện bất thường khác, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp với từng đối tượng bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 14:40 - 21/03/2024 - Cập nhật lúc: 10:10 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp và cách xử lý

Các bệnh đường tiêu hóa thường khiến người bệnh gặp không ít rắc rối về vấn đề sức khỏe, đồng…

Chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính cùng bác sĩ Tuyết Lan Bác sĩ Tuyết Lan tư vấn cách điều trị bệnh viêm đại tràng trong chương trình VTV2 Sống Khỏe Mỗi Ngày

Bệnh viêm đại tràng mãn tính gây ra nhiều đau đớn, phiền toái và rất khó chữa trị dứt điểm.…

Cấu tạo của ruột non gồm tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng Ruột non là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng

Khi cần thiết, người ta có thể cắt bỏ đến 3,5m ruột non mà cơ thể vẫn phát triển bình…

Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng và điều cần biết

Bệnh viêm đại tràng thể lỏng thường gây tiêu chảy nhiều lần trong ngày khiến người bệnh phải đối mặt…

Trực tràng là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng

Trực tràng là một bộ phận của đại tràng thuộc cơ quan tiêu hóa, nó đóng vai trò quan trọng…

Bình luận (5)

  1. Nguyễn Chu Tâm Phong
    Nguyễn Chu Tâm Phong says: Trả lời

    E chào bác sỹ, e năm nay 29t bác sỹ cho e hỏi những lúc ăn xong, và bình thường e có hiện tượng đầy hơi khó chịu, ợ hơi, nhiều lúc bụng củng hay đau âm ỷ,xì hơi nhiều và nặng mùi, lúc đi ngoài thì hơi khó chịu, táo bón, phân lỏng,kèm máu, người lúc nào củng mệt mỏi uể oải không muốn làm j, vậy bác sỹ cho e hỏi những hiện tượng đó của e có phải là những hiện tượng của bệnh viêm đại tràng k, hay là hiện tượng của bệnh lý dạ dày ạ? E cảm ơn bác sỹ,

  2. Nguyễn đình khôi nguyên
    Nguyễn đình khôi nguyên says: Trả lời

    E năm nay 26 tuổi bụng thường khó chịu.xi hơi nhiều nặng mùi .đi ngoài phân lỏng ko biết e có bị viêm đại tràng ko ạ

  3. Huyền Anh
    Huyền Anh says: Trả lời

    Chào bs, năm nay cháu 20 tuổi gàn đây cháu có bị sôi bụng rất nhiều và có uống men tiêu hóa thì chỉ đỡ đc 1 lúc rồi lại sôi bụng tiếp và đi ngoài lúc phân sông lúc táo bón kèm theo nửa vàng nửa đen. Thế này là ntn ạ?

    1. Nguyễn Quốc Sự
      Nguyễn Quốc Sự says:

      Toi bụng tui sôi liên tuc,xi hoi,di cau nhiều 2tiếng phải di lần

  4. Phạm Văn Ninh
    Phạm Văn Ninh says: Trả lời

    Cháu thường xuyên rất hay sôi bụng và xì hơi nhiều lần, bụng nóng và nghén ăn, buồn nôn, Cháu muốn hỏi bác sĩ đó là bệnh gì nguyên nhân và cách chữa trị bệnh ạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua