Viêm đại tràng giả mạc là gì? Chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh viêm đại tràng giả mạc là hiện tượng viêm nhiễm ở niêm mạc đại tràng do vi khuẩn C. difficile gây ra. Bệnh thường phát triển sau một đợt điều trị bằng kháng sinh do hệ vi khuẩn trong ruột già bị rối loạn.

Viêm đại tràng giả mạc là gì?

Viêm đại tràng dạng giả mạc là tình trạng nhiễm trùng ruột già do vi khuẩn C. difficile phát triển quá mức, thường xảy ra khi sử dụng thuốc kháng sinh.

Độc tố từ vi khuẩn này có thể gây kích ứng, viêm nhiễm và tạo thành giả mạc trên niêm mạc đại tràng.

Viêm đại tràng giả mạc
Viêm ruột già giả mạc là bệnh lý do vi khuẩn C. difficile gây ra

Bệnh xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ, đặc biệt là những người trên 65 tuổi, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng giả mạc

Vi khuẩn C. difficile là nguyên nhân chính gây viêm đại tràng bằng cách sản xuất độc tố mạnh, gây kích ứng và viêm nhiễm niêm mạc đại tràng.

C. difficile trong nhóm vi khuẩn kỵ khí, có nha bào giúp chúng sống ký sinh trong đường tiêu hóa với sức đề kháng cao.

Độc tố do chúng sản xuất gây viêm và sưng phù ở niêm mạc đại tràng, tạo thành lớp giả mạc màu trắng ở vùng tổn thương.

Lớp giả mạc do nhiễm trùng tạo ra khá mềm và rất dễ bong tróc. Khi bong ra, nó để lại một mảng niêm mạc bị viêm đỏ hoặc các vết loét, có thể kèm theo chảy máu.

vi khuẩn C. difficile gây bệnh viêm đại tràng
Tình trạng viêm đại tràng này do vi khuẩn C. difficile gây ra

Các nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh lý này là:

  • Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh kéo dài có thể làm rối loạn hệ vi sinh vật ruột, gây điều kiện cho vi khuẩn C. difficile phát triển mạnh.
  • Hóa trị ung thư: Thuốc hóa trị ung thư có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật ruột, tạo điều kiện cho viêm đại tràng phát triển.
  • Tiền sử bệnh đường tiêu hóa: Bệnh như Crohn, viêm loét đại tràng… tăng nguy cơ mắc viêm ruột già giả mạc.
  • Ăn uống không vệ sinh: Sử dụng nước bẩn, thực phẩm chưa nấu chín, đồ ăn ôi thiu tạo điều kiện cho vi khuẩn C. difficile tấn công cơ thể.
  • Miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch suy yếu làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn gây bệnh, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tham khảo thêm: Viêm đại tràng ở trẻ em do đâu? Điều trị và phòng ngừa

Triệu chứng viêm đại tràng giả mạc

Không phải mọi người có vi khuẩn C. difficile trong đường ruột đều bị viêm đại tràng dạng giả mạc.

Triệu chứng thường bắt đầu sau vài ngày điều trị bằng kháng sinh, khiến cho vi khuẩn này phát triển mạnh và gây nhiễm trùng. 

tiêu chảy
Tiêu chảy là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm đại tràng này

Dấu hiệu mức độ nhẹ đến trung bình

Khi nhiễm trùng nhẹ và vừa, bệnh thường có những triệu chứng như:

  • Tiêu chảy nhiều lần trong ngày (ít nhất 3 lần/ngày), kéo dài từ 2 ngày trở lên.
  • Đau bụng quặn hoặc đau âm ỉ.
  • Có thể có sốt từ 38 – 39 độ.
  • số trường hợp không gặp tiêu chảy mà lại bị táo bón.
  • Đau quặn trong bụng.

Dấu hiệu bệnh mức độ nặng

Khi bị viêm đại tràng giả mạc nặng, bệnh nhân có thể gặp nhiều triệu chứng khó chịu và nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Tiêu lỏng nước nhiều hơn 10 lần/ngày.
  • Đau bụng quặn từng cơn.
  • Tim đập nhanh.
  • Sốt.
  • Phân ra có thể có máu hoặc mủ.
  • Kém hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến giảm cân.
  • Buồn nôn.
  • Ăn uống không ngon miệng.
  • Bụng sưng và căng to.
  • Tăng bạch cầu trong máu.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Bệnh có thể ngày càng nghiêm trọng và gây biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn có những dấu hiệu sau:

  • Tiêu chảy nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lỏng.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Phát hiện máu trong phân.
  • Triệu chứng kéo dài hơn 2 ngày.
viêm đại tràng giả mạc
Gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau bụng dữ dội

Tham khảo thêm: Người bị viêm đại tràng co thắt nên ăn gì, kiêng gì mau khỏi?

Bệnh viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng dạng giả mạc không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng thường gặp của bệnh này bao gồm:

Mất nước, rối loạn điện giải

Biến chứng này xảy ra khi bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, gây mất nước và rối loạn điện giải.

Các dấu hiệu có thể bao gồm tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, môi khô, tiểu ít, mệt mỏi, choáng váng…

Thủng đại tràng

Biến chứng này ít gặp nhưng người bệnh không nên chủ quan. Thủng ruột già xảy ra khi niêm mạc đại tràng bị nhiễm trùng nặng dẫn đến vết loét, tạo ra lỗ thủng.

Viêm phúc mạc

Khi đại tràng bị thủng, vi khuẩn từ trong đại tràng có thể tấn công vào trong khoang bụng gây viêm phúc mạc. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.

viêm phúc mạc
Bệnh viêm đại tràng dạng giả mạc có thể gây viêm phúc mạc khi vi khuẩn tấn công vào trong khoang bụng

Trong trường hợp bị viêm phúc mạc, bệnh nhân có thể gặp sốt, đau bụng, khát nước, tiểu ít, buồn nôn hoặc nôn ói, tiêu chảy…

Suy thận

Triệu chứng suy thận xảy ra trong các trường hợp bị mất nước quá nhanh và nghiêm trọng. Điều này có thể gây tổn thương đến thận và dẫn đến biến chứng suy thận.

Phình đại tràng nhiễm độc

Một số trường hợp, bệnh có biểu hiện táo bón kéo dài. Phân lưu trữ trong đại tràng khiến cho thành đại tràng bị giãn rộng.

Chất độc trong phân cũng được đại tràng thẩm thấu ngược trở lại, gây ra biến chứng phình đại tràng nhiễm độc.

Tham khảo thêm: Bị Viêm Đại Tràng Có Quan Hệ Được Không? Lưu Ý Gì?

Phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc

Các phương pháp chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ tìm hiểu về triệu chứng, tiền sử bệnh và kiểm tra vùng bụng để xác định điểm đau và các dấu hiệu.
  • Xét nghiệm phân: Phát hiện vi khuẩn C. difficile, nguyên nhân chính gây bệnh, thông qua nuôi cấy phân.
  • Xét nghiệm công thức máu: Đánh giá tăng số lượng tế bào bạch cầu và tình trạng thiếu máu.
  • Nội soi đại tràng: Phát hiện các dấu hiệu như mảng màu vàng hoặc sưng phù nề trên niêm mạc ruột.
  • Xét nghiệm hình ảnh khác: Bao gồm chụp X-quang hoặc CT để phát hiện các biến chứng như phình đại tràng hoặc thủng ruột.
Nội soi đại tràng
Nội soi mang đến khả năng chẩn đoán đại tràng vô cùng chính xác

Cách điều trị bệnh viêm đại tràng giả mạc

Để điều trị bệnh viêm đại tràng này, bệnh nhân thường được yêu cầu ngưng sử dụng các thuốc kháng sinh đang dùng, đồng thời thay thế bằng một loại thuốc mới nhạy cảm với vi khuẩn C. difficile.

Trường hợp bị nặng có thể phải tiến hành phẫu thuật. Hướng điều trị cụ thể như sau:

1. Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh đang dùng

Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh đang dùng là biện pháp quan trọng nhất để kiểm soát vi khuẩn C. difficile, bởi thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính kích thích sự phát triển mạnh mẽ của loại vi khuẩn này.

ngưng thuốc kháng sinh
Quá trình điều trị viêm đại tràng thường bắt đầu bằng việc ngưng uống các thuốc kháng sinh đang dùng

Tham khảo thêm: Bị viêm đại tràng có nên ăn trứng? Chuyên gia giải đáp

2. Thay thế bằng một loại thuốc kháng sinh khác

Sau khi ngưng sử dụng kháng sinh, nếu các triệu chứng vẫn còn, bác sĩ có thể kê đơn một loại kháng sinh mới để ức chế vi khuẩn C. difficile.

Loại thuốc này có thể uống hoặc tiêm tĩnh mạch, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Sử dụng sản phẩm men vi sinh cũng có thể được kết hợp để cân bằng hệ vi khuẩn ruột.

3. Chữa viêm đại tràng giả mạc bằng phương pháp cấy ghép phân (FMT)

Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp cấy ghép phân.

Phương pháp này sử dụng phân từ người hiến tặng khỏe mạnh để cấy ghép vào đại tràng, nhằm phục hồi cân bằng vi sinh vật có lợi trong ruột và giảm triệu chứng bệnh.

4. Phẫu thuật

Chỉ định phẫu thuật là cần thiết cho những bệnh nhân mắc biến chứng như thủng vỡ đại tràng, viêm phúc mạc bụng hoặc suy nội tạng. Phẫu thuật có thể được thực hiện thông qua nội soi hoặc phẫu thuật mở.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nghỉ ngơi để phục hồi, tránh công việc nặng và ăn thức ăn dễ tiêu hóa. Thường xuyên thay băng và sử dụng thuốc kháng khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Phẫu thuật đại tràng
Phẫu thuật sẽ được thực hiện nếu các biện pháp khác không mang lại hiệu quả

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc

Để cải thiện tình trạng nhiễm trùng và ngăn ngừa tái phát bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp sau:

  • Uống thuốc kháng sinh theo đơn định và không tự ý thay đổi liều lượng.
  • Uống đủ nước lọc, nước ép trái cây, ăn các món lỏng như súp, cháo để ngăn ngừa mất nước do tiêu chảy.
  • Sử dụng Paracetamol sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có biểu hiện sốt hoặc đau bụng nghiêm trọng.
  • Rửa tay thường xuyên trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau mỗi lần đi vệ sinh.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với phân của người bệnh để ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn.
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm tốt cho tiêu hóa như sữa chua, khoai lang, chuối, cà rốt…
  • Hạn chế món cay, thức ăn chiên xào, bia rượu, nước ngọt có gas…
  • Không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy để không làm giảm khả năng loại bỏ vi khuẩn khỏi cơ thể.

Viêm đại tràng giả mạc là một tình trạng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Hiểu rõ về bệnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chìa khóa để duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh cũng nên được thảo luận với bác sĩ để đảm bảo được hỗ trợ y tế phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 14:00 - 21/03/2024 - Cập nhật lúc: 10:12 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Thuốc Spasfon là thuốc gì? Liều dùng, tác dụng phụ, giá bán

Thuốc Spasfon là thuốc giảm đau bằng cách chống co thắt cơ trơn ở đường ruột, bàng quang, niệu quản…

Không chỉ được sử dụng để giải khát, lá vối còn hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt. Chữa viêm đại tràng co thắt bằng thuốc nam lành tính, hiệu quả

Chữa viêm đại tràng co thắt bằng thuốc nam hiện đang là một xu hướng được nhiều người lựa chọn,…

Bệnh Crohn Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị

Bệnh Crohn có lẽ là căn bệnh còn xa lạ với nhiều người. Thực chất Crohn là một loại bệnh…

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là gì? Có nguy hiểm?

Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu là tình trạng viêm loét, xuất huyết ở niêm mạc trực tràng,…

Thuốc Acticarbine – Công dụng, cách dùng và thận trọng

Thuốc Acticarbine chứa thành phần chính là Than hoạt tính. Thuốc có tác dụng điều trị tiêu chảy, buồn nôn,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua