Bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng: Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng chủ yếu xảy ra do sự gia tăng nồng độ hormone estrogen trong thai kỳ. Tình trạng này thường không nguy hiểm, nhưng sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, chăm sóc đúng cách có thể giúp giảm nhanh triệu chứng.

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng nguy hiểm không?

Hiện tượng nổi mẩn ngứa quanh bụng bầu còn được gọi là nổi mề đay khi mang thai. Bệnh gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, thường gặp nhất là quanh bụng bầu. Ngoài ra, nhiều bà bầu còn nổi mề đay ở các vị trí khác như tay, chân, cổ…

bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng
Mẹ bầu gặp tình trạng bị nổi mẩn ngứa quanh bụng khi mang thai thường không nguy hiểm

Nổi mẩn ngứa, nổi mề đay trên bụng bầu thường không ảnh hưởng đến thai nhi và thường tự biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, cơn ngứa dai dẳng có thể gây mất ngủ và ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe của người mẹ.

Không kiểm soát được việc gãi ngứa có thể gây tổn thương da bụng và nguy cơ nhiễm trùng. Ở trường hợp nặng, nguy cơ sưng phù lưỡi, họng và đường thở có thể gây khó thở, nghẽn thở, sốc phản vệ

Tình trạng này sẽ rất nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Tình trạng giãn mao mạch, rạn da có thể xảy ra khi mề đay diễn biến nặng.

Tham khảo thêm: Dị ứng thai kỳ – Các nguyên nhân và cách phòng tránh

Nguyên nhân gây ra mẩn ngứa quanh bụng khi mang thai

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng là do sự gia tăng hàm lượng hormone estrogen trong quá trình mang thai. Lúc này da của mẹ trở nên mẫn cảm, dẫn đến nổi mề đay, mẩn ngứa… Nguyên nhân khác:

  • Tế bào bào thai xâm nhập vào vòng tuần hoàn máu của người mẹ, gây phản ứng dị ứng mẩn đỏ.
  • Sự căng giãn của da quanh bụng do bụng bầu ngày càng lớn, dẫn đến mất ẩm và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, thời tiết, gây ra mẩn ngứa.
  • Yếu tố di truyền và tiểu sử gia đình bị các bệnh về da liễu như nổi mề đay, rôm sảy, cũng có thể gây ra nổi mẩn ngứa quanh bụng ở các thai phụ.
nguyên nhân gây ngứa khi mang thai
Bụng bị nổi mẩn đỏ và gây ngứa là tình trạng gặp phải ở nhiều thai phụ

Triệu chứng của nổi mẩn ngứa khi mang thai

Mẹ bầu thường gặp tình trạng nổi mẩn ngứa, nổi mề đay trên bụng trong ba tháng cuối thai kỳ hoặc có thể sớm hơn, gọi là sẩn ngứa nổi mề đay trong thai kỳ. Triệu chứng bao gồm:

  • Ngứa dữ dội ở vùng bụng
  • Vùng quanh rốn có nổi mẩn đỏ sau đó lan rộng ra toàn bụng, rồi tới đùi, cẳng chân, cẳng tay. Tuy nhiên, cổ, mặt, bàn tay thường không bị.
  • Khi ngứa khiến mẹ bầu gãi, gây trầy xước

Tình trạng này thường xuất hiện phổ biến ở những người mang thai lần đầu, đặc biệt là những trường hợp mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai.

Tham khảo thêm: Dị ứng sau sinh – Hiện tượng thường gặp và cách xử lý

Điều trị tình trạng bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng

Với đối tượng mắc mề đay mẩn ngứa là bà bầu, việc điều trị cần thận trọng hơn rất nhiều so với người bệnh thông thường. Bởi cơ thể bà bầu rất nhạy cảm, dễ có những phản ứng quá mức với tác dụng của thuốc.

Bên cạnh đó, nhiều dược chất có thể hấp thụ qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến em bé. Vì thế các bà bầu tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi không có chỉ dẫn của bác sĩ. Một số phương pháp phổ biến điều trị nổi mẩn ngứa quanh bụng cho các bà bầu là:

thăm khám bác sĩ
Có thể áp dụng có biện pháp tại nhà hoặc thăm khám bác sĩ để điều trị tình trạng ngứa bụng bầu

Thuốc Tây Y

Thông thường, khi bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng bác sĩ có thể kê một số loại thuốc sau để kiểm soát triệu chứng:

  • Một số loại thuốc kháng histamin có thể dùng cho bà bầu như: Cetirizine, Chlorpheniramine, Diphenhydramine, Loratadine,…
  • Dùng kem hoặc thuốc mỡ steroid tại chỗ.
  • Một số trường hợp tình trạng ngứa nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, bác sĩ có thể kê steroid dạng uống.

Tham khảo thêm: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú – Lời khuyên từ bác sĩ

Mẹo dân gian 

Nhiều bà bầu lại lựa chọn các phương pháp dân giảm để giảm ngứa quanh bụng mà không phải sử dụng thuốc. Một số phương pháp thường dùng như:

  • Mướp đắng: Rửa sạch 1 – 2 trái mướp đắng rồi thái thành lát mỏng. Đem đun sôi với 1 chút muối và dùng nước đó lau rửa vùng da bụng bị ngứa.
  • Kinh giới: Lấy 1 nắm kinh giới đem sao vàng trên chảo rồi đổ vào khăn sạch khi còn ấm. Dùng khăn bọc kinh giới chườm quanh vùng da bị ngứa.
  • Trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc sẽ giúp bà bầu giảm bớt cơn ngứa ngáy trên da như trà hoa cúc, trà atiso…
uống trà atiso
Có thể áp dụng phương pháp uống trà atiso tại nhà để cải thiện tình trạng ngứa

Các phương pháp dân gian kể trên khá an toàn cho bà bầu. Tuy nhiên chỉ có tác dụng giảm ngứa tạm thời trong trường hợp nổi mề đay nhẹ, không hiệu quả với trường hợp nặng.

Nếu để tình trạng ngứa ngáy kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu. Vì thế, để đảm bảo an toàn nhất cho thai kỳ, chị em vẫn nên thăm khám và điều trị bằng các phương pháp chính thống.

Tham khảo thêm: Bé bị dị ứng sữa – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng kiêng gì?

Khi bị nổi mề đay quanh bụng, bà bầu nên lưu ý một số vấn đề sau để không làm tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng hơn.

  • Thường xuyên thay quần áo và mặc trang phục thông thoáng, có khả năng thấm hút cao.
  • Tránh ra ngoài trời khi trời nắng hoặc ở những nơi nóng bức.
  • Tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm và tránh tắm nước nóng lâu hoặc ngâm mình trong bồn tắm để tránh làm khô da và gây ngứa.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng, đồ chiên xào. Nếu có cơ địa dị ứng, tránh các thức ăn gây dị ứng và tăng cường cung cấp thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A.
mẹ bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng
Mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A

Ngoài ra, bà bầu có thể áp dụng một số cách chăm sóc tại nhà dưới đây để giảm bớt tình trạng ngứa ngáy:

  • Uống đủ nước hàng ngày, ít nhất từ 2,5 đến 3 lít/ngày.
  • Sử dụng túi chườm mát để làm dịu vùng da ngứa, tránh cào gãi làm tổn thương da.
  • Chọn sữa tắm có độ pH vừa phải, không kích ứng. Có thể tắm bằng sữa tươi không đường kết hợp với bột yến mạch, bột cám gạo…
  • Bổ sung rau xanh và trái cây tươi để cung cấp đầy đủ khoáng chất và vitamin.
  • Thực hiện vận động nhẹ nhàng thường xuyên để giảm căng thẳng và hỗ trợ quá trình sinh nở.

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng là triệu chứng không nên coi thường. Ngay khi có những dấu hiệu này, mẹ bầu nên thăm khám sớm và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn nhất để có một thai kỳ thoải mái và khỏe mạnh. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:45 - 26/04/2024 - Cập nhật lúc: 10:22 - 26/04/2024
Chia sẻ:
Bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?

Bị dị ứng thời tiết cần phải kiêng những gì là thắc mắc chung của rất nhiều người khi mắc…

Dị ứng nhộng tằm – Biểu hiện và các loại thuốc điều trị

Nhộng tằm là một thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt tốt cho trẻ em,…

Thuốc dị ứng Cetirizin – Cách dùng và chống chỉ định

Thuốc dị ứng Cetirizin thuộc nhóm đối kháng thụ thể H1. Loại thuốc này thường được chỉ định trong trường…

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết hay không phụ thuộc vào mức độ dị ứng Bị dị ứng mỹ phẩm có tự hết không và cần lưu ý gì?

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết hay không là mối quan tâm của nhiều chị em. Tình trạng này…

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu nhận biết và cách trị nhanh nhất

Dị ứng mỹ phẩm là tình trạng da xảy ra các phản ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, da khô,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua