Dị ứng thai kỳ – Các nguyên nhân và cách phòng tránh
Dị ứng thai kỳ là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể làm phát sinh triệu chứng ngứa ngáy, sần đỏ và ngứa ngáy trên da. Việc hiểu rõ nguyên nhân và các biện pháp điều trị sẽ giúp các bà mẹ bầu giảm thiểu sự khó chịu này, duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.
Nguyên nhân và triệu chứng của dị ứng thai kỳ
Dị ứng trong giai đoạn thai kỳ là tình trạng dị ứng do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai gây ra, thường gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai và có xu hướng tự thuyên giảm sau khi nội tiết được ổn định.
Nguyên nhân
Hầu hết phụ nữ mang thai đều có xu hướng gia tăng nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể. Khi nội tiết thay đổi đột ngột, các thành phần hiện diện trong huyết tương như androgen, glucocorticoid và prolactin cũng có thể tăng lên.
Ngoài ra nội tiết tố cũng có thể kích thích sản sinh hormone tuyến cận giáp. Sự thay đổi của nội tiết tố và các thành phần trong cơ thể một cách đột ngột là nguyên nhân chủ yếu gây ra dị ứng khi mang thai.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu dị ứng Paracetamol và các biện pháp xử lý
Yếu tố rủi ro
Bên cạnh sự thay đổi của nội tiết tố, một số yếu tố cũng có thể kích thích phản ứng dị ứng ở sản phụ, bao gồm:
- Tử cung tăng trưởng: Tình trạng kéo giãn và căng da quá mức do thai nhi phát triển cũng là một trong những nguyên nhân khiến các triệu chứng trên da phát sinh.
- Mắc các bệnh lý mãn tính về da: Trong trường hợp sản phụ có tiền sử mắc các bệnh về da như chàm, viêm da dị ứng,… các triệu chứng của bệnh thường có xu hướng bùng phát mạnh trong thời gian thai kỳ.
- Ứ mật trong gan: Sản phụ mắc chứng ứ mật trong gan thường dễ gặp phải tình trạng ngứa da do thay đổi nội tiết.
- Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Việc mang thai khiến sản phụ có xu hướng bổ sung nhiều thực phẩm giàu đạm và tinh bột,… Tuy nhiên với những người có cơ địa nhạy cảm, tình trạng bổ sung một lượng đạm và tinh bột lớn có thể kích thích các triệu chứng dị ứng ở da.
- Tiếp xúc với dị nguyên: Lông chó mèo, thực phẩm gây dị ứng, nấm mốc, phấn hoa,… là những tác nhân kích thích phản ứng dị ứng trong thời gian mang thai.
Tham khảo thêm: Dị ứng Lactose là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
2. Triệu chứng
Hầu hết các triệu chứng do dị ứng thai kỳ đều tập trung ở da, bao gồm:
- Ngứa da
- Nổi mề đay
- Sẩn ngứa
- Kích thích tổn thương da dạng chàm
- Đỏ da (thường ở chân và tay)
Trong một số trường hợp tiếp xúc với dị nguyên, sản phụ có thể gặp phải các triệu chứng khác như nghẹt mũi, nhức đầu, chảy nước mũi…
Khắc phục tình trạng dị ứng thai kỳ an toàn
Dị ứng trong giai đoạn thai kỳ thường không gây nguy hiểm cho thai nhi và có thể tự giảm sau khi cơ thể thích nghi với thay đổi trong thai kỳ. Tuy nhiên, triệu chứng ngứa có thể gây bất tiện và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Việc sử dụng thuốc kháng histamine cho phụ nữ mang thai thường không khuyến khích, thay vào đó, có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm triệu chứng như:
- Nên vệ sinh cơ thể đều đặn mỗi ngày, ưu tiên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh kích thích lên da và làm phát sinh triệu chứng ngứa.
- Có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để làm dịu niêm mạc và giảm ngứa ngáy do dị ứng.
- Lựa chọn sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, hạn chế kích thích triệu chứng trên da bùng phát.
- Dùng kem dưỡng ẩm lên vùng da bị tổn thương có thể làm dịu niêm mạc, giảm mức độ ngứa ngáy, khó chịu.
- Thực hiện chườm lạnh lên vùng da ngứa ngáy có thể làm dịu và cải thiện triệu chứng này.
- Hạn chế tình trạng gãi và cào lên vùng da tổn thương, vi khuẩn có thể xâm nhập vào các vết trầy xước và gây nhiễm trùng da.
- Tránh những thực phẩm có khả năng gây dị ứng như mực, ốc, nghêu, thực phẩm cay, nóng, cà phê, đồ uống chứa cồn,…
- Cân bằng giá trị dinh dưỡng giữa thực phẩm giàu năng lượng, đạm, chất xơ, vitamin…
- Trong trường hợp triệu chứng ngứa không thuyên giảm, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn các loại kem giảm ngứa an toàn cho phụ nữ mang thai.
- Uống nước từ 2.5 – 3 lít/ ngày để cung cấp độ ẩm cho da, tránh kích thích triệu chứng ngứa và tổn thương ở da lây lan.
Tham khảo thêm: Dị ứng hải sản – Nguyên nhân và cách xử lý nhanh
Phòng ngừa dị ứng trong thời gian thai kỳ
Dị ứng thai kỳ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và sản phụ. Tuy nhiên các triệu chứng do dị ứng gây ra có thể gây ra cảm giác khó chịu và bứt rứt ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, bạn cần chủ động phòng ngừa tình trạng này với những biện pháp sau:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
- Vệ sinh cơ thể đều đặn, tránh mặc quần áo bó sát và có chất liệu dày, cứng.
- Tập luyện các động tác nhẹ nhàng khi mang thai có thể giúp ổn định nội tiết và tăng khả năng chống chịu của cơ thể với các tác nhân kích thích.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, tránh thức khuya và sử dụng chất kích thích.
- Liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn về cách thiết lập chế độ ăn uống phù hợp.
Dị ứng thai kỳ là tình trạng phổ biến ở sản phụ, hầu hết các triệu chứng trên da đều có xu hướng thuyên giảm sau khoảng 1 – 3 tháng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng tiếp tục kéo dài và đi kèm với các biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Dị ứng đạm sữa bò – Cách nhận biết và xử lý kịp thời
- Dị ứng thuốc tê có nguy hiểm không? Bao lâu khỏi?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!