Dị ứng đậu phộng – Biểu hiện và cách xử lý nhanh nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng đậu phộng là một tình trạng phổ biến và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Với một số đối tượng, thậm chí một lượng nhỏ đậu phộng của có thể gây ra các triệu chứng sốc phản vệ nghiêm trọng và cần được cấp cứu ngay lập tức, vì vậy cần phải hết sức cẩn trọng.

Biểu hiện khi bị dị ứng đậu phộng

Dị ứng với đậu phộng đang trở nên phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các dấu hiệu có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc kéo dài đến 2 giờ sau khi tiếp xúc. Dấu hiệu có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy thuộc vào cơ địa và mức độ nhạy cảm của người bệnh.

 dị ứng đậu phộng
Ăn đậu phộng bị dị ứng là một tình trạng phổ biến và mang đến các biến chứng nghiêm trọng

Dấu hiệu nhẹ

Các triệu chứng của phản ứng dị ứng với đậu phộng thường sẽ bắt đầu trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc. Các dấu hiệu thường gặp là:

  • Co thắt cổ họng.
  • Phát ban, nổi mề đay mẩn ngứa trên da.
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc đại tiện ra máu.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, khò khè hoặc khó thở.
  • Mắt ngứa hoặc chảy nước mắt, sưng họng hoặc khàn giọng.
  • Cảm thấy chóng mặt, mơ hồ không rõ ràng hoặc có thể ngất xỉu.

Tham khảo thêm: Dị ứng hải sản – Nguyên nhân và cách xử lý nhanh

Sốc phản vệ

Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng người bệnh và cần được điều trị khẩn cấp. Đậu phộng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sốc phản vệ và có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể cùng một lúc.

Nguy cơ sốc phản vệ có thể cao hơn nếu người bệnh có tiền sử bệnh dị ứng hoặc hen suyễn. Ngoài ra, có tiền sử gia đình từng bị sốc phản vệ hoặc người bệnh đã từng bị sốc phản vệ trước đó cũng làm tăng nguy cơ.

triệu chứng ăn đậu phộng bị dị ứng
Ăn đậu phộng bị dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ và đe dọa tính mạng người bệnh

Gọi cho cấp cứu ngay nếu người bệnh có các dấu hiệu sốc phản vệ như:

  • Sưng họng gây khó thở hoặc không thể thở được.
  • Chóng mặt, ngất xỉu hoặc mất ý thức.
  • Tụt huyết áp một một cách nhanh chóng.
  • Co thắt hệ thống hô hấp, phù mạch.

Nguyên nhân gây dị ứng đậu phộng

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn protein trong đậu phộng thành chất gây hại cho cơ thể. Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp đều có thể kích thích hệ thống miễn dịch và gây ra các triệu chứng. Các yếu tố liên quan tình trạng dị ứng là:

  • Tiếp xúc trực tiếp như ăn đậu phộng hoặc các sản phẩm chứa đậu phộng. Đôi khi tiếp xúc trực tiếp thông qua da cũng có thể gây nên các dấu hiệu dị ứng.
  • Tiếp xúc gián tiếp hay còn gọi là liên hệ chéo. Đây là tình trạng người bệnh tiếp xúc, ăn các thực phẩm đã tiếp xúc với đậu phộng trong quá trình xử lý và chế biến.
  • Hít phải hương đậu phộng như bột đậu phộng hoặc dầu đậu phộng cũng có thể gây dị ứng.
Nguyên nhân gây dị ứng
Ăn đậu phộng hoặc hít phải hương đậu phộng đều có thể gây dị ứng

Mặc dù không rõ nguyên nhân vì sao một số người bị dị ứng với đậu phộng. Tuy nhiên, những đối tượng dễ gặp phải nguy cơ này nhất là:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện.
  • Có các bệnh dị ứng khác hoặc các bệnh lý liên quan đến dị ứng như hen suyễn.
  • Tiền sử gia đình cho người bị dị ứng.
  • Một số người bị viêm da dị ứng, bệnh chàm (Eczema) cũng dễ bị dị ứng.

Tham khảo thêm: Dị Ứng Tôm Cua: Cách chữa nhanh nhất và lưu ý cần biết

Cách xử lý nhanh khi bị dị ứng đậu phộng

Đây là một tình trạng dị ứng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nắm rõ thông tin về các dấu hiệu và cách xử lý là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình:

  • Người có tiền sử dị ứng với đậu phộng hoặc dị ứng thực phẩm nên giữ một ống tiêm Epinephrine (Adrenaline) theo bên người để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa các phản ứng nghiêm trọng.
  • Tiêm ngay một mũi Epinephrine vào cơ đùi và giữ yên trong vòng 10 phút trước khi gỡ ống tiêm ra khỏi cơ thể để đảm bảo tất cả Epinephrine được hấp thụ đều vào cơ thể.
  • Gọi cấp cứu nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng.
  • Nếu người bệnh chưa từng bị dị ứng trước đây, hãy ngưng sử dụng sản phẩm nghi ngờ dị ứng, uống nhiều nước và chườm lạnh lên những vị trí ngứa phát ban, sau đó đến bệnh viện kiểm tra để xác định nguyên nhân cụ thể.
xử lý nhanh khi dị ứng đậu phộng
Tiêm một mũi Epinephrine vào cơ đùi khi có dấu hiệu dị ứng

Chẩn đoán và điều trị dị ứng đậu phộng

Để có biện pháp xử lý kịp thời, việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh là điều cần thiết.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán dị ứng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh cung cấp danh sách các loại thực phẩm đã sử dụng hoặc lịch sử bệnh án. Ngoài ra, các xét nghiệm kèm theo có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm da: Bác sĩ có thể lấy một lượng da nhỏ của người bệnh và kiểm tra với Protein đậu phộng trong phòng thí nghiệm và quan sát các phản ứng.
  • Xét nghiệm máu: Để đo lượng phản ứng của hệ thống miễn dịch với Protein có trong đậu phộng.
  • Thử nghiệm thực phẩm: Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ăn, tiếp xúc với Protein đậu phộng ngay trong phòng khám và kiểm tra các phản ứng.

Tham khảo thêm: Dị ứng cá ngừ: Cách nhận biết và xử lý

Điều trị

Hiện tại không có bất cứ loại thuốc hoặc phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh lý dị ứng này. Để cải thiện triệu chứng, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện một chế độ dinh dưỡng đặc biệt không chứa đậu phộng hoặc chiết xuất đậu phộng.

điều trị dứt điểm dị ứng đậu phộng
Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm dị ứng đậu phộng

Người bệnh có thể giữ một ống tiêm Epinephrine trong người để đề phòng trường hợp ngứa, sưng, khó thở khi người bệnh vô tình sử dụng đậu phộng. Các loại thuốc khác có thể bao gồm: Adrenaclick, Auvi-Q, EpiPen, Symjepi,…

Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm các liệu pháp miễn dịch để cải thiện chứng dị ứng này, đặc biệt là trên những trẻ em có nguy cơ. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và chưa được triển khai rộng rãi.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng đậu phộng

Không có phương pháp điều trị hoàn toàn dứt điểm tình trạng này, do đó, tránh tiếp xúc là cách tốt nhất để ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng. Các biện pháp có thể sử dụng là:

  • Kiểm tra nhãn sản phẩm trước khi sử dụng, vì đậu phộng có thể xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm khác nhau.
  • Cẩn thận với các loại thực phẩm nướng có thể chứa đậu phộng hoặc bơ đậu phộng.
  • Tránh tiếp xúc với các dụng cụ, thực phẩm hoặc vật dụng đã chạm qua đậu phộng.
  • Thông báo cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp về tình trạng dị ứng của bạn.
  • Mang theo ống Epinephrine mọi lúc mọi nơi để xử lý triệu chứng khi cần.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, tránh chia sẻ đồ dùng và rửa tay trước và sau khi ăn để tránh tiếp xúc vô tình với đậu phộng.
kiểm tra thành phần sản phẩm
Kiểm tra thành phẩn sản phẩm kỹ càng để đảm bảo không chứa đậu phộng

Tham khảo thêm: Dị ứng cơ địa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Khi nào cần gọi cấp cứu?

Gọi cho cấp cứu ngay khi người bệnh khó thở, thở khò khè, sưng đau cổ họng, phát ban, nổi mề đay mẩn ngứa khắp người. Ngoài ra hãy thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc nhân viên y tế ngay khi:

  • Mề đay nghiêm trọng kèm ngứa hoặc xuất hiện mụn nước.
  • Đau bụng, buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy hoặc đại tiện ra dịch lỏng.

Dị ứng đậu phộng là tình trạng mãn tính, có nghĩa là bệnh sẽ không được cải thiện theo thời gian. Do đó, người bệnh cần tránh sử dụng đậu phộng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Nếu các bất cứ thắc mắc hoặc câu hoi nào, vui lòng liên hệ bác sĩ điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 15:00 - 24/04/2024 - Cập nhật lúc: 16:46 - 24/04/2024
Chia sẻ:
Thuốc Promethazine – Tác dụng, cách dùng và lưu ý cần biết

Thuốc Promethazine là thuốc thuộc nhóm chống dị ứng và kháng histamin thường được bác sĩ chỉ định điều trị…

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa dị ứng thuốc tê với ngộ độc thuốc tê Dị ứng thuốc tê có nguy hiểm không? Bao lâu khỏi?

Thuốc tê là một sản phẩm được sử dụng phổ biến, có tác dụng phong bế thần kinh ngoại vi,…

Thuốc dị ứng Cezil – Liều dùng và tác dụng phụ cần biết

Thuốc dị ứng Cezil chứa thành phần Cetirizine Hydrochloride, có tác dụng kiểm soát và hỗ trợ điều trị các…

Biểu hiện dị ứng phấn hoa và cách chữa trị bạn nên biết

Dị ứng phấn hoa tuy không gây đe dọa đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da, mề đay hay rôm sảy ở trẻ em thường kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên với…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua