Dị ứng Lactose là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Dị ứng Lactose xảy ra khi cơ thể không tạo ra đủ enzyme để tiêu hóa hoàn toàn thành phần này. Tình trạng dị ứng này thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.
Dị ứng Lactose là gì? Dấu hiệu nhận biết
Dị ứng với Lactose là khi ruột non không tạo ra đủ enzyme lactase để tiêu hóa lactose, thường có trong sữa, đường, bơ và phô mai. Thường thì khi ăn các thực phẩm chứa lactose, ruột non sẽ tiêu hóa thành galactose và glucose, hai loại đường đơn này sẽ được hấp thu qua lớp lót ruột vào máu.
Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu hụt enzyme lactase, lượng lactose sẽ được không tiêu hóa hoàn toàn và có xu hướng di chuyển đến đại tràng. Tại đây, vi khuẩn sẽ tương tác với hàm lượng lactose dư thừa và gây ra các triệu chứng bất thường.
Dấu hiệu nhận biết
Các triệu chứng dị ứng Lactose thường xảy ra sau khi bổ sung thực phẩm đường, sữa từ 30 – 60 phút. Dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Đầy hơi
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
- Táo bón
- Nhức đầu
- Đau cơ
- Mệt mỏi
Hầu hết các triệu chứng nêu trên có mức độ nhẹ và thuyên giảm sau 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng này thường bị nhầm lẫn với dị ứng sữa, nếu bạn cảm thấy không chắc chắn về vấn đề mình đang gặp phải , bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Tham khảo thêm: Dị ứng thuốc sưng mắt làm sao nhanh khỏi?
2. Nguyên nhân
Dị ứng lactose xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Ăn uống thực phẩm có chứa lactose (đường, sữa, kem, bơ, phô mai,…)
- Tiếp xúc gián tiếp với lactose thông qua các vật dụng như thìa, chén,…
Nguyên nhân chính xác khiến ruột non không sản sinh đủ enzyme lactase để tiêu hóa lactose vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này, bao gồm:
- Tuổi tác cao: Lượng enzyme lactase có xu hướng giảm khi cơ thể già đi. Điều này có thể làm phát sinh tình trạng không dung nạp lactose.
- Trẻ sinh non: Trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ bị dị ứng cao do các tế bào trong ruột không được phát triển hoàn chỉnh.
- Các bệnh lý ở ruột non như bệnh Crohn và Celiac: Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của ruột non, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Xạ trị: Tác động từ biện pháp xạ trị có thể làm biến đổi tế bào trong tá tràng, khiến cơ quan này không sản xuất đủ lượng enzyme lactase để tiêu hóa đường và sữa.
Khắc phục dị ứng lactose
Hiện tại, không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng dị ứng này. Vì vậy chỉ có thể hạn chế các triệu chứng của bệnh bằng các biện pháp như:
- Tránh bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa lactose.
- Thường xuyên ăn sữa chua và các chế phẩm chứa men vi sinh để hỗ trợ hoạt động của đường ruột, từ đó có thể làm giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra như đầy hơi, tiêu chảy,…
Tham khảo thêm: Dị ứng thuốc tê có nguy hiểm không? Bao lâu khỏi?
Biện pháp chăm sóc bệnh nhân dị ứng lactose
Dị ứng với lactose thường không gây nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên chúng có thể gây tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết giúp cải thiện tình trạng:
- Giảm thực phẩm có lactose như đường, sữa, bơ, bánh kem,…
- Thay thế nguồn canxi từ sữa bằng nước ép trái cây, rau xanh, bánh mì, hải sản,…
- Uống nhiều nước và ăn rau xanh để duy trì đường ruột.
- Kiểm soát triệu chứng của bệnh Crohn và bệnh Celiac.
- Kết hợp sữa với thực phẩm khác để làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm triệu chứng.
- Bổ sung vitamin D từ trứng, sữa chua, gan và ánh nắng mặt trời.
- Tăng cường miễn dịch và hoạt động tiêu hóa bằng lối sống và vận động đều đặn.
- Kiểm tra bảng thành phần của thực phẩm chế biến sẵn để tránh lactose.
Dị ứng Lactose là tình trạng không quá phổ biến, hầu hết các triệu chứng đều có mức độ nhẹ và không gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể, tuy nhiên sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để hạn chế các triệu chứng tái phát, bạn có thể trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn và dinh dưỡng phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Không dung nạp Lactose là gì? Cách chẩn đoán và khắc phục
- Dị ứng thức ăn – Dấu hiệu và cách chữa trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!