Không dung nạp Lactose là gì? Cách chẩn đoán và khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Hội chứng không dung nạp Lactose là khả năng không tiêu hóa được Lactose của cơ thể, đây là một loại Cacbohydrat chính có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Cần hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục để ứng phó kịp thời trong tình huống này.

Không dung nạp Lactose là gì?

Lactose là một loại hợp chất được sinh ra trong cơ ruột non. Nó có tác dụng phân hóa đường Lactose thành hai loại khác nhau là Glucose và Galactose có ích cho cơ thể.

Tùy vào lượng men Lactose có trong cơ thể mà mỗi người có khả năng phân hóa Lactose khác nhau. Hội chứng không dung nạp Lactose là sự rối loạn tiêu hóa của cơ thể, nó xảy ra khá phổ biến và ảnh hưởng đến khoảng 65% dân số thế giới.

Không dung nạp Lactose
Lactose là loại cabonhydrat chủ yếu trong sữa

Khi enzyme Lactose không đủ để tiêu hóa lượng lactose nạp vào cơ thể, lactose không tiêu hóa sẽ tương tác với vi khuẩn ruột, gây ra phản ứng. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng thường gặp ở người Mỹ gốc Phi, người Châu Á và người Mỹ gốc Mexico.

Tuy nhiên, người mắc hội chứng này có thể kiểm soát tình trạng bệnh mà không cần loại bỏ hoàn toàn sản phẩm từ sữa khỏi khẩu phần ăn.

Nguyên nhân gây ra hội chứng không dung nạp Lactose

Đây là hội chứng xảy ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ enzym Lactose để phân hủy chúng. Có ba dạng bệnh thường gặp, ở mỗi dạng khác nhau thì nguyên nhân gây ra nó cũng khác nhau.

Hội chứng không dung nạp nguyên phát

Đây là hội chứng không nạp Lactose phổ biến nhất. Ở trẻ sơ sinh, bình thường cơ thể bé sẽ sản xuất ra một lượng Lactose dồi dào để có thể giúp trẻ lấy dinh dưỡng từ sữa.

Tuy nhiên, khi trẻ cai sữa, bắt đầu thay thế bằng thức ăn, lượng Lactose trong cơ thể bị giảm bớt, nhưng chúng vẫn đủ để tiêu hóa lượng thực phẩm từ bơ sữa.

Hội chứng không dung nạp lactose nguyên phát
Hội chứng không dung nạp chất Lactose nguyên phát là tình trạng phổ biến nhất hiện nay

Ở người lớn, bệnh xảy ra khi mức độ sản xuất Lactose giảm mạnh, khiến cho việc phân hủy Lactose gặp khó khăn. Tình trạng này có thể là do gen di truyền, do nó xảy ra phổ biến ở những quần thể hơn so với những nơi khác.

Các nghiên cứu cho thấy rằng, chứng hội chứng nguyên phát có ảnh hưởng đến khoảng 5 – 17% người Châu Âu, 44% người Mỹ, 60 – 80% người Châu Á và Châu Phi.

Tham khảo thêm: Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu thì khỏi?

Hội chứng không dung nạp thứ phát

Đây là chứng bệnh ít gặp, nguyên nhân gây ra chủ yếu là do bệnh tật như đau dạ dày, loét dạ dày,…chấn thương hoặc là vừa trải qua phẫu thuật.

Tình trạng này xảy ra do viêm ở thành ruột, dẫn đến sự suy giảm việc sản xuất Lactose bên trong cơ thể. Một số bệnh có thể liên quan đến hội chứng này là bệnh Celiac, hội chứng loạn khuẩn ruột non, bệnh Crohn

Hội chứng không dung nạp bẩm sinh hay tiến triển

Trẻ sơ sinh có thể mắc phải hội chứng này do cơ thể không có men Lactose, tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm gặp.

Không dung nạp bẩm sinh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo quy luật di truyền lặn. Trẻ sinh non cũng có thể mắc hội chứng do thiếu hụt lượng men Lactose bên trong ruột non.

Hội chứng không dung nạp lactose bẩm sinh
Hội chứng bẩm sinh thường xuất phát từ yếu tố di truyền

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Một số yếu tố dưới đây khiến bạn có nhiều nguy cơ mắc phải hội chứng không dung nạp Lactose là:

  • Tuối tác: Hội chứng này dễ xuất hiện ở người lớn và ít gặp ở trẻ nhỏ.
  • Chủng tộc: Bệnh hay gặp ở những người gốc Phi, Mỹ – Latin, gốc Tây Ban Nha, thổ dân châu Mỹ
  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh non bị thiếu hụt mức Lactose do các chức năng ở ruột non chưa được phát triển hoàn thiện.
  • Các bệnh ảnh hưởng đến ruột non: Một số bệnh có thể dẫn đến hội chứng gồm hội chứng loạn khuẩn ruột non, bệnh Celiac, bệnh Crohn…
  • Phương pháp điều trị ung thư: Nếu đã từng trải qua điều trị ung thư bằng liệu pháp xạ trị vùng bụng hoặc các biến chứng đường ruột do hóa trị sẽ có nguy cơ mắc hội chứng này.

Tham khảo thêm: Dị ứng ba ba có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào?

Triệu chứng của bệnh

Nếu lượng Lactose đưa vào cơ thể không được kiểm soát, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Các triệu chứng của bệnh thường diễn ra trong khoảng 2 tiếng sau khi bạn sử dụng các sản phẩm từ sữa.

Khi dung nạp Lactose vào cơ thể gây đau bụng, khó tiêu
Khi dung nạp Lactose vào cơ thể gây đau bụng, khó tiêu…

Đối với trẻ nhỏ thì sẽ có những triệu chứng hơi khác so với người lớn:

  • Tiêu chảy có bọt
  • Chậm phát triển
  • Thỉnh thoảng hay ói mửa
  • Viêm da do hăm tả

Tác hại của hội chứng không dung nạp Lactose

Sữa và các sản phẩm từ sữa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như Calcium, Vitamin, đạm,…Bên cạnh đó, đường sữa Lactose còn có thể giúp bạn hấp thụ một số dưỡng chất khác như Magine, Kẽm…

Nếu mắc phải hội chứng này thì việc cung cấp các vitamin và khoáng chất vào cơ thể sẽ gặp khó khăn, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và có khả năng mắc những tình trạng sau:

  • Thiếu xương: Bệnh xảy ra khi mật độ khoáng chất trong xương thấp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành bệnh loãng xương.
  • Loãng xương: Xương trở nên mỏng và yếu, dễ bị gãy, vỡ
  • Suy dinh dưỡng: Khi thức ăn bạn dùng không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, sẽ gây ra suy dinh dưỡng, lâu lành vết thương, mệt mỏi và cơ thể bị suy nhược.

Tham khảo thêm: Biểu hiện dị ứng phấn hoa và cách chữa trị bạn nên biết

Điều trị hội chứng không dung nạp Lactose

Khi có dấu hiệu của hội chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn để có các biện pháp khắc phục và điều trị thích hợp.

hội chứng không dung nạp Lactose
Khi có dấu hiệu mắc chứng khó dung nạp Lactose bạn nên đến gặp bác sĩ

Chẩn đoán chứng không dung nạp Lactose

Để có thể xác định chính xác bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra và xét nghiệm lâm sàn.

Kiểm tra dung nạp Lactose

Phương pháp này sẽ tiên hành đo mức độ phản ứng của cơ thể với một dung dịch chứa nồng độ Lactose cao. Sau hai tiếng uống dung dịch, bạn sẽ được lấy máu để đo lượng Glucose trong máu.

Nếu Glucose không tăng có nghĩa là cơ thể bạn không tiêu hóa và hấp thụ tốt Lactose

Kiểm tra Hydrogen trong hơi thở

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống dung dịch Lactose với nồng độ cao. Tiến hành đo lượng Hydrogen trong hơi thở nhiều lần với các quãng cách đều nhau.

Nếu cơ thể không tiêu hóa được Lactose, chất này dễ lên men tại ruột già giải phóng khí Hydrogen và thải qua đường thở. Nếu nồng độ Hydrogen trong hơi thở co bất thường thì cơ thể bạn đã không hấp thu Lastose tốt.

Kiểm tra Hydrogen trong hơi thở
Xét nghiệm hơi thở sẽ được tiến hành

Tham khảo thêm: Cách chăm sóc da sau khi bị dị ứng mỹ phẩm giúp lành nhanh

Kiểm tra độ toan của phân

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ tiến hành xét nghiệm theo phương pháp này. Sự lên men của lượng Lastose không được tiêu hóa sẽ sinh ra acid lactic và một số acid khác, chúng được phát hiện thông qua các mẫu phân của trẻ.

Cách điều trị

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào giúp kích thích quá trình sản xuất men Lactose trong cơ thể. Bạn chỉ có thể tránh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra bằng cách:

  • Không nên sử dụng lượng lớn sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Chỉ nên dùng lượng nhỏ bơ sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày
  • Sử dụng các loại sản phẩm kem sữa đã được cắt giảm Lactose
  • Uống sữa sau khi đã dùng các chất hỗ trợ phân giải Lactose

Biện pháp khắc phục hội chứng không dung nạp Lactose

Bạn hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng này nếu tuân thủ những điều sau đây.

Duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt

Bạn có thể cung cấp Calcium cho cơ thể thông qua các thực phẩm khác như: Bông cải xanh, các sản phẩm tăng cường Calcium, các sản phẩm tương tự sữa, cam, rau bina,…

Ngoài ra, bạn nên cung cấp đầy đủ vitamin D cho cơ thể, đây là chất giúp làm giàu dưỡng chất trong sữa. Bạn có thể cung cấp vitamin D thông qua một số thực phẩm trứng, gan, yogurt,…

Bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm bổ sung vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Biện pháp khắc phục hội chứng không dung nạp Lactose
Người mắc chứng khó dung nạp lactose nên bổ sung nhiều vitamin D

Giới hạn các sản phẩm từ bơ sữa

Bạn có thể tiến hành kiểm tra và dự đoán lượng Lactose nạp vào cơ thể nhưng không gây khó chịu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Từ đó có các biện pháp bổ sung hợp lý.

Dưới đây là những cách thay đổi chế độ ăn, giúp bạn có thể hạn chế các triệu chứng do không dung nạp Lactose gây ra, bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Uống lượng sữa nhỏ trong một lần, lượng sữa càng ít thì triệu chứng đường ruột càng thấp.
  • Trong bữa ăn, nên uống sữa cùng với các thức ăn khác, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, tránh gây ra phản ứng.
  • Dùng nhiều loại bơ sữa khác nhau, nên lựa chọn loại ít Lactose và không gây triệu chứng. Có thể sử dụng các sản phẩm sữa lên men như yogurt,…
  • Sử dụng men Lactose dạng biên hoặc thuốc nhỏ giọt mà không cần kê toa, giúp hỗ trợ tiêu hóa các sản phẩm bơ sữa.

Tham khảo thêm: Dị ứng sữa tắm – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Điều trị thay thế bằng Probiotics

Probiotics là vi sinh vật tồn tại bên trong ruột giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung chúng cho cơ thể dưới dạng thực phẩm viên con nhộng hoặc là dùng yogurt.

Chúng có thể giúp cơ thể tiêu hóa Lactose. Đây là một phương pháp an toàn, bạn có thể sử dụng nếu những phương pháp khác không hiệu quả.

Điều trị thay thế bằng Probiotics
Sử dụng Probiotics để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn có thể kiểm soát tình trạng của bệnh thông qua những thói quen sinh hoạt dưới dây:

  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, theo dõi diễn tiến của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý đổi thuốc hoặc là ngưng thuốc.
  • Nếu có tiền sử về bệnh này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi đang nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Thường xuyên kiểm tra cân nặng, nếu bị sụt cân bất thường thì báo cho bác sĩ.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Hầu hết, những người mắc phải hội chứng không dung nạp Lactose đều có thể chịu đựng được một lượng nhỏ. Vì vậy, bạn không nên loại bỏ sữa ra khỏi chế độ ăn uống vì sẽ khiến cơ thể bị thiếu đi các dưỡng chất quan trọng. Thay vào đó, bạn có thể dùng các sản phẩm từ sữa như bơ, sữa chua…có chứa ít Lactose để quá trình dung nạp được tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
thuốc clorpheniramin 4mg Thuốc Clorpheniramin 4mg có tác dụng gì, giá bán và cách dùng
Thuốc Clorpheniramin 4mg thuộc nhóm thuốc kháng Histamine, có tác dụng khắc phục các triệu chứng ngứa ngáy hay phát ban da liên quan đến dị ứng. Loại thuốc này…
Dị ứng sữa tắm – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Dị ứng sữa tắm có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa rát, sưng phù,…

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân do đâu? Có nguy hiểm không?

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân thường do bệnh tổ đỉa, viêm da cơ địa, dị ứng thực…

Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không? Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không?

Do bệnh gây nhiều khó chịu nên nhiều người không khỏi thắc mắc dị ứng thời tiết có tự khỏi…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da, mề đay hay rôm sảy ở trẻ em thường kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên với…

thuốc zyrtec Thuốc Zyrtec – Giá bán, cách sử dụng điều trị dị ứng

Zyrtec là một loại thuốc chống dị ứng phổ biến, được sử dụng để giảm các triệu chứng như hắt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua