Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Do bệnh gây nhiều khó chịu nên nhiều người không khỏi thắc mắc dị ứng thời tiết có tự khỏi được không. Đây là tình trạng bệnh lý có liên quan đến hệ thống miễn dịch. Bệnh có xu hướng bùng phát tự nhiên rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian và tái phát ngay khi gặp điều kiện thuận lợi.

Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không?
Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không là thắc mắc của rất nhiều người đang gặp phải vấn đề này

Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không?

Dị ứng thời tiết xảy ra khi một người có phản ứng dị ứng với những tác nhân trong môi trường, liên quan đến thời tiết (như phấn hoa, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh…). Bệnh thường không nguy hiểm nhưng các triệu chứng có thể gây ra nhiều khó chịu.

Vậy bệnh dị ứng thời tiết có tự khỏi được không? Theo chuyên gia, chứng dị ứng thời tiết thường có xu hướng tự khỏi sau thời gian bùng phát. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, tình trạng tổn thương và biện pháp cải thiện mà thời gian tự khỏi bệnh cũng hoàn toàn khác nhau. Nhưng gần như các trường hợp tự khỏi đều có khả năng tự bùng phát ngay sau đó hoặc khi gặp điều kiện thuận lợi. 

  • Đối với các trường hợp dị ứng nhẹ

Lúc này các tổn thương bên ngoài da chỉ vừa mới xuất hiện nên dễ dàng kiểm soát và xử lý hơn. Bệnh thường tự suy giảm sau vài tiếng. Nếu được chăm sóc đúng cách thì sau 1 – 2 ngày thì các triệu chứng ngoài da cũng sẽ biến mất hoàn toàn.

Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không?
Biểu hiện của chứng dị ứng thời tiết
  • Đối với trường hợp dị ứng thời tiết mãn tính

Tức thời gian phát bệnh kéo dài, tổn thương đã lan rộng và có biểu hiện viêm nhiễm thì thời gian bệnh tự biến mất sẽ kéo dài hơn. Bệnh nhân có thể mất khoảng 1 – 2 tuần để khắc phục các biểu hiện của bệnh.

Dị ứng thời tiết mãn tính rất khó để điều trị dứt điểm. Vì vậy khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh bùng phát dưới nhiều hình thức khác nhau.

ĐỌC NGAY: Dị Ứng Thời Tiết Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa

Nên làm gì khi bị dị ứng thời tiết?

Mặc dù chứng dị ứng thời tiết không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài, nó có ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Dị ứng thời tiết còn gây ra một số biến chứng nghiêm trọng trên da chẳng hạn như tổn thương da, nhiễm trùng,… Do đó, khi phát hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân nên tìm hiểu phương pháp khắc phục và điều trị kịp thời.

Để điều trị viêm da dị ứng do thời tiết, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc chống dị ứng, bệnh nhân cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và kiêng cử đúng cách để hạn chế bệnh bùng phát nghiêm trọng hơn.

Hiện nay, việc điều trị dị ứng thời tiết thường được chỉ định sử dụng một số nhóm thuốc cụ thể đó là:

  • Thuốc kháng sinh, điều trị nhiễm trùng.
  • Nhóm thuốc chứa corticosteroid ngăn ngừa viêm.
  • Thuốc kháng histamine để dứt điểm nhanh các triệu chứng ngứa da.
  • Kem, thuốc mỡ bôi ngoài để làm mềm da, giảm viêm sưng và một số phản ứng dị ứng tại chỗ.

HỮU ÍCH: Cách Điều Trị Dị Ứng Thời Tiết Lạnh Vào Mùa Đông

Những điều cần lưu ý khi bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có khả năng tự khỏi khi bệnh nhân nắm rõ và thực hiện theo một số lưu ý dưới đây:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ kích ứng: Như lông động vật, phấn hoa, một số thực phẩm dễ gây kích ứng, chất  tẩy rửa, mỹ phẩm. Tốt hơn hết, bệnh nhân nên liệt kê tất cả những thứ dễ gây dị ứng đối với cơ thể và tránh tiếp xúc với chúng khi thời tiết thay đổi.
  • Hạn chế cào gãi, cọ xát: Việc cào gãi, cọ xát khiến cho vùng da bị kích ứng bị tổn thương và ngày càng tệ hơn. Để hạn chế được những tổn thương, khi có triệu chứng ngứa bệnh nhân có thể chườm ấm hoặc bôi gel chống ngứa. 
  • Dưỡng ẩm cho da: Dị ứng thời tiết có thể khiến cho da khô, bong tróc và dễ kích ứng hơn. Vì vậy, để hạn chế tổn thương, bệnh nhân nên dùng kem dưỡng ẩm cho da khi vừa tắm xong. Nếu bạn thuộc tuýp người da khô thì cần cân nhắc đến việc dưỡng ẩm thường xuyên bằng dầu hoặc gel dưỡng ẩm chuyên dụng.
  • Tắm bằng nước ấm: Bệnh nhân bị dị ứng thời tiết có thể được khắc phục khi tắm bằng nước ấm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tắm bằng nước thảo dược như nước lá khế, nước cỏ mực,…
  • Giữ ấm cho cơ thể: Người có cơ địa nhạy cảm nên giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi thất thường. 
  • Lựa chọn quần áo phù hợp: Nên lựa chọn quần áo có chất liệu dễ thấm hút, khô thoáng và hạn chế sử dụng quần áo len, tránh tình trạng kích ứng da. 
Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không
Giữ ấm cơ thể và uống đủ nước để cải thiện chứng dị ứng thời tiết

Cuối cùng bạn cũng có thể nắm rõ dị ứng thời tiết có tự khỏi được không. Để đẩy nhanh quá trình tự khỏi bệnh, bạn cần chăm sóc da và cơ thể một cách thích hợp, tránh tiếp xúc chất gây dị ứng.

ĐỪNG BỎ LỠ

Chia sẻ:
Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em – Triệu chứng và cách trị
Theo các chuyên gia, bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em thường xảy ra do hệ thống miễn dịch…
dấu hiệu dị ứng retinol Dấu hiệu dị ứng retinol, nguyên nhân gây ra và cách xử lý
Retinol là một trong những xúc tác "vàng" có tác dụng cải thiện làn da sẫm màu, nám, thâm mụn,…
Bị dị ứng thời tiết nên tắm bằng những loại lá này
Bị dị ứng thời tiết nên tắm gì tốt? Theo các chuyên gia, lá lốt, lá khế, lá ngải cứu...…
dị ứng thức ăn Dị ứng thức ăn – Dấu hiệu và cách chữa trị
Dị ứng thức ăn là một hiện trạng thường gặp có thể kích hoạt ở cả người lớn và trẻ…
Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa và cách xử lý đơn giản từ thảo dược

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa gây tổn thương da, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Các cách…

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu nhận biết và cách trị nhanh nhất

Dị ứng mỹ phẩm là tình trạng da xảy ra các phản ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, da khô,…

Cách chăm sóc da sau khi bị dị ứng mỹ phẩm giúp lành nhanh

Chăm sóc da sau dị ứng mỹ phẩm là một bước quan trọngđể phục hồi và bảo vệ làn da.…

Bé bị sưng môi trên và sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bé bị sưng môi trên và sốt thường là dấu hiệu nhiễm trùng và dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng…

Dị ứng thuốc sưng mắt làm sao nhanh khỏi?

Dị ứng thuốc sưng mắt có thể gây đau, căng cứng và khó chịu xung quanh mắt. Cảm giác này…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua