Top 7 loại thuốc chống dị ứng được sử dụng phổ biến hiện nay
Thuốc chống dị ứng là những loại thuốc có tác dụng chống lại các dị nguyên là tác nhân gây ra dị ứng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc với đa dạng mẫu mã, chủng loại, sử dụng cho từng đối tượng khác nhau. Việc lựa chọn đúng sẽ giúp quá trình sử dụng thuốc diễn ra an toàn, hiệu quả.
Thuốc dị ứng hoạt động như thế nào?
Như tên gọi, thuốc chống dị ứng được dùng để chống lại các dị nguyên gây dị ứng, giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh. Đối với thuốc kháng histamin, thuốc này hoạt động bằng cách làm giảm sản sinh histamin và ngăn histamin gắn vào tế bào khi gặp tác nhân gây dị ứng. Từ đó làm giảm phản ứng dị ứng và các triệu chứng liên quan.
Đối với thuốc dị ứng thuộc nhóm Corticoid, thuốc này hoạt động bằng cách ức chế men Phospholipase C – chất trung gian gây dị ứng. Đồng thời giúp kháng viêm, giảm đau và giảm phù nề hiệu quả. Trong điều trị dị ứng, thuốc Corticoid thường được dùng ở dạng xịt và viên uống, giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Danh sách 7 loại thuốc chống dị ứng hiệu quả và rất được tin dùng
Dị ứng là một tình trạng khó chịu gây ra bởi phản ứng của hệ thống miễn dịch với các dị nguyên. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng, người bệnh thường tìm đến các loại thuốc có tác dụng chữa trị để giảm nhẹ hoặc ngăn chặn các biểu hiện. Một số loại thuốc dị ứng giảm ngứa có thể lựa chọn là:
1. Thuốc Cetirizin Stada
Cetirizin stada là thuốc kháng histamine – một loại chất do cơ thể sinh ra khi có phản ứng với dị ứng. Thường được kê đơn giúp người bệnh giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của dị ứng như sổ mũi, hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt, phát ban.
Thành phần:
- 10mg Cetirizin dihydroclorid
- Tá dược vừa đủ
Công dụng:
- Dị ứng cơ địa
- Dị ứng theo mùa cấp tính hoặc mãn tính
- Nổi mề đay tự phát
- Viêm da dị ứng,…
Cách dùng:
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn: Liều ban đầu khoảng 5mg, sau có thể tăng lên 10mg/lần/ ngày, tùy theo kê đơn và mức độ của bệnh.
- Bệnh nhân trên 77 tuổi trở lên: Liều dùng là 5mg/lần/ngày.
- Bệnh nhân suy gan, suy thận: Liều dùng bằng ½ liều so với người lớn thông thường
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Cấm sử dụng rượu, bia, hoặc chất kích thích khi sử dụng thuốc.
- Không sử dụng thuốc khi đang dùng các loại thuốc ức chế thần kinh khác có thể suy giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
- Cẩn thận khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và không nên dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
Tác dụng phụ:
- Buồn ngủ
- Tinh thần mệt mỏi
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Rối loạn tiêu hóa
Giá tham khảo: Khoảng 20.000 – 25.000 VND/ vỉ, tùy vào từng địa chỉ bán thuốc sẽ có mức giá dao động khác nhau.
Tham khảo thêm: Dị ứng đậu phộng – Biểu hiện và cách xử lý nhanh nhất
2. Thuốc chống dị ứng Telfast BD
Thuốc chống dị ứng ngứa Telfast BD là một loại thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị các triệu chứng dị ứng theo mùa và nổi mề đay mẩn ngứa. Đây là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Thành phần:
- Fexofenadine hydrochloride.
- Hàm lượng 60mg (đối với Telfast BD 60mg), 120mg (đối với Telfast 120mg), 180mg (đối với Telfast HD 180mg)
Công dụng:
- Điều trị các triệu chứng dị ứng theo mùa như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa họng hoặc ngứa, chảy nước mắt.
- Chỉ định sử dụng trong điều trị phát ban và ngứa da.
Cách dùng:
- Đối với trẻ em 2 – 12 tuổi: Cho trẻ dùng 30 mg, uống mỗi ngày hai lần
- Đối với trẻ em trên 12 tuổi: Cho trẻ dùng 60 mg, mỗi ngày hai lần hoặc dùng 180 mg uống mỗi ngày một lần
- Đối với người lớn: Dùng 60mg mỗi lần, ngày dùng 2 lần hoặc dùng Telfast 180mg uống ngày 1 lần
Chống chỉ định:
- Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
- Cẩn thận khi sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Tác dụng phụ:
- Tức ngực, khó chịu.
- Đỏ và ấm ở vùng mặt, cánh tay, và vùng ngực trên.
- Sưng ở vùng mặt, mí mắt, môi, họng, tay, chân, bàn chân, lưỡi, cơ quan sinh dục.
- Hơi thở ngắn, mạnh, khó thở.
Giá bán tham khảo: Khoảng 35.000 VND/ hộp viên nén 60mg.
Tham khảo thêm: Dị ứng thuốc sưng mắt làm sao nhanh khỏi?
3. Thuốc Zyrtec
Thuốc chống dị ứng Zyrtec là một sản phẩm của tập đoàn dược phẩm zyrtec-D và Zyrtec. Đây là một loại thuốc kháng histamine, kháng dị ứng da từ sự xâm nhập và tác động của các tác nhân gây hại.
Thành phần:
- Cetirizine dihydrochloride 10mg
- Tá dược vừa đủ
Công dụng:
- Chống sự hình thành và phát triển của tác nhân gây dị ứng.
- Giảm triệu chứng sốt nhanh chóng, ngăn ngừa phản ứng dị ứng với các tác nhân gây hại như bụi, nấm mốc…
- Nhanh chóng giảm triệu chứng dị ứng như nước mũi liên tục, ngứa mũi hắt xì liên tục, nghẹt mũi…
Cách dùng:
- Đối với người lớn:Người bệnh nên dùng 1 viên 10mg/ngày. Không được phép uống hơn 1 viên nang 10mg khi chưa qua 24 giờ.
- Đối với trẻ em: Nên thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Chống chỉ định:
- Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Cẩn thận khi sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cũng như khi sử dụng các loại thuốc khác.
Tác dụng phụ:
- Buồn ngủ
- Luôn trong trạng thái mệt mỏi
- Khô miệng
- Đau bụng và xuất hiện tình trạng tiêu chảy
- Nôn ói
Giá tham khảo: Khoảng 80.000 VND/1 hộp viên nén 10mg.
Tham khảo thêm: Dị ứng thuốc tê có nguy hiểm không? Bao lâu khỏi?
4. Thuốc Loratadin
Loratadin là thuốc chống dị ứng kháng histamin thế hệ mới được sử dụng phổ biến hiện nay. Có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng của các bệnh dị ứng liên quan đến histamin như viêm mũi dị ứng, mề đay, viêm kết mạc dị ứng,…
Thành phần:
- Loratadin
- Tá dược vừa đủ
Công dụng:
- Loratadin là loại thuốc kháng histamin, được sử dụng để điều trị ngứa, dị ứng, chảy nước mắt, nước mũi và hắt hơi do cảm mạo.
- Trị ngứa do phát ban.
- Không hiệu quả trong việc điều trị nổi mề đay hoặc các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Cách dùng:
- Đối với người lớn: Mỗi ngày 1 lần dùng 10mg
- Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Mỗi ngày 1 lần dùng 5mg , nên sử dụng dạng siro.
- Đối với trẻ em trên 6 tuổi: Mỗi ngày 1 lần sử dụng 10mg, nên sử dụng dạng viên nang, viên nén hoặc viên nén phân hủy.
Chống chỉ định:
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Bệnh tiểu đường tuýp 2
- Bí tiểu hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu
- Tăng nhãn áp
- Các bệnh về tim mạch hay mạch máu
- Tăng huyết áp
- Các bệnh về gan, thận
- Cường giáp
- Ngoài ra, không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi, người mẩn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc…
Tác dụng phụ:
- Căng thẳng, mệt mỏi, buồn ngủ
- Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy
- Bị đỏ mắt, nhìn mờ
- Khô miệng, đau họng, khản tiếng
- Phát ban, chảy máu mũi
- Vàng da, vàng mắt, co giật, động kinh
- Tim đập nhanh, không đều
- Sưng mặt, môi, lưỡi, họng, khó thở
Giá bán tham khảo: Khoảng 10.000 VND/ hộp viên nén 10mg
Tham khảo thêm: Dị ứng kem đánh răng – Biểu hiện và cách xử lý tại chỗ
5. Thuốc Cezil
Thuốc chống dị ứng Cezil là một trong những sản phẩm chống dị ứng tốt nhất hiện nay, có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay tự phát mãn tính…
Thành phần:
- 10 mg Cetirizine HCl
- Tá dược vừa đủ
Công dụng:
- Ngăn chặn sự phát triển của histamine và giảm nhanh các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết, da, cơ địa, phát ban, dị ứng ở đường hô hấp…
- Giảm sổ mũi, nghẹt mũi, hắc hơi, ngứa mắt, chảy nước mắt, áp lực xoang mũi…
Cách dùng:
- Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 2 viên 5mg mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 12 tiếng
- Đối với người lớn: dùng 2 viên 5mg mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 12 tiếng
- Người lớn trên 65 tuổi: Sử dụng theo chỉ định bác sĩ
Chống chỉ định:
- Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em dưới 12 tuổi.
- Cẩn thận khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc sử dụng các loại thuốc khác.
Tác dụng phụ:
- Khô rát miệng
- Ảo giác trong một thời gian
- Đau nhức đầu
- Buồn ngủ
- Mất ngủ
- Có cảm giác lo âu không rõ nguyên nhân.
Giá tham khảo: Khoảng 75.000 VND/ hộp viên 10mg.
Tham khảo thêm: Dị ứng xi măng và các loại thuốc điều trị thường dùng
6. Thuốc chống dị ứng Aerius
Thuốc Aerius là một loại kháng sinh chống dị ứng và kháng histamine, được bào chế dưới dạng siro 0,5mg/ml rất dễ uống, có một dạng khác nữa là viên nén 5mg.
Thành phần:
- Desloratadine 5 mg/viên nén hoặc 0.5 mg/mL xirô
Công dụng:
- Hiệu quả trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng như dị ứng với thực phẩm, động vật, hoa…
- Giảm các triệu chứng sốt, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa họng…
Cách dùng:
- Trẻ từ 6 tháng – 11 tháng tuổi: Uống siro mỗi ngày một lần, mỗi lần 2ml
- Trẻ từ 1 – 5 tuổi: uống siro Aerius ngày 2,5ml/ 1 lần/ 1 ngày
- Trẻ từ 6 – 11 tuổi: nên uống Aerius siro mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 5ml
- Trẻ trên 12 tuổi: mỗi ngày 1 viên nén, hoặc uống siro 5ml/ lần /ngày
- Đối với người lớn: mỗi ngày 1 viên nén, hoặc uống siro 5ml/ lần /ngày
Chống chỉ định:
- Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Không sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Trẻ em dưới 6 tháng không dùng Aerius dạng siro.
- Aerius viên nén không dành cho trẻ dưới 12 tuổi.
Tác dụng phụ:
- Tiêu chảy
- Miệng khô
- Mệt mỏi
- Mất ngủ
- Đau nhức đầu
Giá bán tham khảo: Khoảng 80.000 VND/ hộp
Tham khảo thêm: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú – Lời khuyên từ bác sĩ
7. Thuốc Clarityne
Thuốc Clarityne là một loại thuốc chống dị ứng hiệu quả, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt… Thuốc chứa hoạt chất loratadine, giúp giảm các phản ứng dị ứng mà không gây buồn ngủ.
Thành phần:
- Mỗi viên chứa Loratadine 10 mg, tronh siro chứa 5 mg/5 ml
Công dụng:
- Giảm triệu chứng sốt cỏ khô, viêm mũi dị ứng, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt và họng tạm thời.
- Điều trị viêm kết mạc dị ứng.
- Cũng được sử dụng để giảm ngứa và nổi mề đay do histamin gây ra.
Cách dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên nén 10 mg uống một lần/ngày hoặc 2 muống cà phê siro mỗi ngày
- Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Nặng trên 30 kg: 10 ml siro mỗi ngày. Nặng dưới 30 kg: 5 ml siro mỗi ngày
Chống chỉ định:
- Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Cẩn thận khi sử dụng cùng với các loại thuốc điều trị khác.
- Người có tiền sử bệnh hen suyễn hoặc bệnh gan cần cẩn thận khi sử dụng.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tác dụng phụ:
- Đau đầu, khô miệng, loét miệng.
- Cảm giác căng thẳng, lo lắng, khó ngủ.
- Vấn đề tiêu hóa, mắt đỏ hoặc ngứa.
- Triệu chứng dị ứng như ngứa, phát ban…
- Tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm gặp như rụng tóc, sốc phản vệ, chức năng gan bất thường.
Giá tham khảo: Khoảng 75.000 VND/ hộp viên nén 10mg.
Tham khảo thêm: Dị ứng đạm sữa bò – Cách nhận biết và xử lý kịp thời
Điều cần lưu ý để dùng thuốc chống dị ứng an toàn
Khi sử dụng các loại thuốc dị ứng, bạn nên tuân thủ một số điều sau để đảm bảo an toàn, đồng thời giúp thuốc phát huy được hết hiệu quả:
- Đọc kỹ hướng dẫn: Luôn tuân thủ các chỉ dẫn trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm tra thành phần: Tránh sử dụng nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Thận trọng khi lái xe: Một số thuốc dị ứng có thể gây buồn ngủ; hãy thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
- Tránh rượu: Rượu có thể tăng cường tác dụng phụ như buồn ngủ.
- Tương tác thuốc: Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về các tương tác thuốc có thể xảy ra.
- Sử dụng trong thai kỳ và cho con bú: Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
- Thời gian sử dụng: Không sử dụng thuốc dị ứng quá thời gian khuyến cáo nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ những nhóm chất cần thiết để cải thiện sức khỏe, hạn chế tác dụng phụ.
- Đối tượng cần thận trọng khi dùng: Không tự ý dùng thuốc chống dị ứng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, đang nuôi con bú, người mắc các bệnh lý mãn tính như huyết áp, tim mạch…
Mua thuốc chống dị ứng mẩn ngứa ở đâu uy tín?
Có thể mua thuốc chống dị ứng ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên cần có đơn thuốc của bác sĩ, tránh tự ý mua và sử dụng thuốc.
Để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả điều trị cao khi sử dụng thuốc chống dị ứng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Không nên tự ý kê đơn sử dụng để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chức năng của các cơ quan khác.
Có thể bạn quan tâm:
- 4 Cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt cấp tốc, cải thiện rõ rệt
- 11 Cách trị dị ứng da mặt tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh
Bình luận (1)
Tôi bị mề đay mẩn ngứa, bị tràm môi ngứa ngáy khó chịu, rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ