Dị ứng xi măng và các loại thuốc điều trị thường dùng
Dị ứng xi măng là một trong những vấn đề về da rất phổ biến, thường xuất hiện ở công nhân xây dựng. Tình trạng này sẽ dễ khởi phát khi da tiếp xúc với xi măng trong một khoảng thời gian dài từ 3 tháng đến 1 năm. Việc nhận biết và phòng ngừa sớm sẽ giúp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người lao động.
Dị ứng xi măng là gì?
Dị ứng xi măng chính là một dạng viêm da tiếp xúc thường xuất hiện khi làn da của bạn tiếp xúc với xi măng thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định. Muối Crom có trong xi măng là tác nhân chính gây dị ứng.
Các nghề như kỹ sư, thợ hồ, công nhân xây dựng… thường tiếp xúc nhiều với xi măng nên có nguy cơ mắc bệnh cao. Triệu chứng thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, tay và chân – đây là những vị trí tiếp xúc trực tiếp với xi măng trong quá trình làm việc.
Cơ chế gây dị ứng
Trong xi măng chứa muối Crom (Crom hóa trị VI), khi tan trong nước tạo ra hợp chất ăn mòn mạnh và gây dị ứng. Khi tiếp xúc, hệ miễn dịch tạo ra phản ứng chống lại nó.
Đối với tình trạng dị ứng với xi măng, các phản ứng quá mẫn thường xuất hiện muộn. Nguyên nhân là do các tế bào lympho đặc hiệu sẽ lưu thông đầy đủ qua tuần hoàn máu cũng như bạch huyết.
Chính điều này đã lý giải vì sao công nhân xây dựng là nhóm đối tượng dễ bị dị ứng mà không phải những người thỉnh thoảng mới tiếp xúc trực tiếp với xi măng.
Tham khảo thêm: Trẻ bị dị ứng thức ăn và những điều mẹ cần phải biết
Triệu chứng
Các triệu chứng dị ứng xi măng thường xuất hiện sau một vài tuần tiếp xúc liên tục với xi măng. Mức độ triệu chứng phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể và mức độ tiếp xúc. Các triệu chứng thường gặp là:
- Da nổi mẩn sần, ngứa ngáy, có mụn nước kèm theo.
- Da trở nên dày hơn, xuất tiết trên nền đỏ, đóng vảy.
- Da bị khô, bong tróc vảy, có khi nứt nẻ và chảy máu.
- Trong nhiều trường hợp có thể xuất hiện bội nhiễm, bề mặt da lở loét, chảy dịch mủ…
Ngoài ra, dị ứng với xi măng cũng có thể gây kích ứng niêm mạc mũi họng do bụi xi măng tấn công trực tiếp vào khu vực này. Triệu chứng như ngạt mũi, khó chịu có thể phát sinh, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Các loại thuốc điều trị dị ứng xi măng thường dùng
Các triệu chứng của phản ứng dị ứng có thể giảm đi khi ngưng tiếp xúc. Tuy nhiên, đối với những người làm trong ngành xây dựng, tránh tiếp xúc là rất khó. Do đó, việc sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng là cần thiết.
Bác sĩ có thể kê toa thuốc bôi, thuốc uống hoặc thuốc tiêm tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng và cơ địa của người bệnh.
Thuốc bôi ngoài da
Các loại thuốc bôi ngoài da thường có tác dụng làm dịu da rất nhanh, cải thiện các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa ngáy… Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:
- Thuốc mỡ có chứa Corticoid
- Kem làm mềm, dưỡng ẩm da
- Kháng sinh bôi ngoài da
Hướng dẫn cách sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da chữa dị ứng:
- Vệ sinh vùng da tổn thương bằng nước ấm và khăn mềm, sau đó lau khô.
- Lấy một lượng thuốc vừa đủ cho vùng da tổn thương.
- Thoa một lớp mỏng nhẹ lên vùng da, tránh sử dụng gạc băng kín.
- Đảm bảo vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc với thuốc.
Các loại thuốc bôi ngoài da ít gây phản ứng phụ, nhưng người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc về sử dụng để tránh gặp phải vấn đề không mong muốn.
Tham khảo thêm: Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu thì khỏi?
Thuốc uống
Để điều trị chứng dị ứng xi măng thì một số loại thuốc kháng histamine thường sẽ được dùng. KetofHEXAN là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Liều dùng tham khảo với thuốc KetofHEXAN là 1 viên/ngày ở 3 ngày đầu, sau đó tăng lên 2 viên/ngày, duy trì từ 1 – 2 tháng.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số thuốc khác như:
- Cetirizin
- Chopheniramin
- Loratadin
So với nhóm thuốc bôi ngoài da thì thuốc uống dễ phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, người bệnh cần thận trọng dùng đúng chỉ định từ bác sĩ. Khi có vấn đề bất thường phát sinh hãy chủ động tìm đến bác sĩ để được chăm sóc kịp thời.
Thuốc tiêm
Tiêm K – cort cũng là một biện pháp được áp dụng tương đối phổ biến trong điều trị dị ứng với xi măng. Nhóm thuốc này có thể bao gồm:
- Triamcinolon
- Kafencort
- Sivkort
K-cort giúp giảm lở ngứa lâu dài sau một số lần tiêm đầu. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ giảm dần ở các lần tiêm sau. Nhóm thuốc này có nguy cơ gây tác dụng phụ như suy giảm miễn dịch, bội nhiễm, teo cơ… Việc têm thuốc cần được chuyên gia thực hiện và theo dõi.
Tham khảo thêm: Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa và cách xử lý đơn giản từ thảo dược
Biện pháp ngăn ngừa tình trạng dị ứng xi măng
Để ngăn ngừa tình trạng dị ứng với xi măng, cách tốt nhất là giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp da với xi măng. Dưới đây là một số biện pháp:
Trang bị đồ bảo hộ lao động
Đây là biện pháp hữu hiệu nhất mà bạn cần thực hiện để có thể bảo vệ cơ thể mình khỏi tình trạng dị ứng. Đồ bảo hộ lao động sẽ bao gồm quần áo dài tay, ủng cao, găng tay chống kiềm, kính bảo hộ…
Khi mặc, cần chú ý bỏ quần vào bên trong ủng, sau đó dùng băng keo dán lại. Điều này sẽ tránh được tình trạng vữa rơi vào trong ủng và tiếp xúc trực tiếp với da.
Vệ sinh sau khi lao động
Vấn đề này bao gồm cả vệ sinh da và vệ sinh đồ bảo hộ lao động:
- Rửa sạch tay chân bằng nước sạch, có thể dùng các lại xà bông trung tính, có độ pH thấp sau khi tiếp xúc với xi măng.
- Giặt giũ đồ lao động sạch sẽ, phơi ở nơi thông thoáng. Đối với găng tay chống kiềm cần làm sạch, phơi khô và cho vào túi bảo quản bằng nhựa.
Dị ứng xi măng không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Các công nhân xây dựng và những người tiếp xúc với xi măng cần chú ý bảo vệ sức khỏe, đeo đồ bảo hộ và vệ sinh sạch sẽ tay chân sau khi làm việc. Khi phát hiện dấu hiệu dị ứng, cần thăm khám sớm để bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?
- Nên làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?
Bình luận (3)
Xin hỏi bác sĩ mình đi làm thợ hồ bị dị ứng xi măng ngứa có thuốc điều trị không a
Xin hỏi bác sĩ mình làm thợ hồ bị dị ứng xi măng thì có thuốc điều trị không
Làm sao gọi để được tư vấn ạ