Nên làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng phụ nghiêm trọng mà cơ thể có thể gặp phải khi tiếp xúc với một số loại thuốc nhất định. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Hiểu rõ các dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa là chìa khóa để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Những thông tin cần biết về tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh

Dị ứng thuốc là một phản ứng miễn dịch không mong muốn của cơ thể đối với một số loại thuốc. Đây có thể là tình trạng nguy hiểm, cần được nhận biết sớm và xử lý thích hợp.

dị ứng thuốc kháng sinh
Khi xảy ra tình trạng dị ứng với thuốc kháng sinh, cần điều trị kịp thời

Dị ứng thuốc kháng sinh là gì?

Dị ứng với thuốc kháng sinh là tình trạng cơ thể phản ứng với các hoạt chất có trong thuốc. Dựa vào mức độ dị ứng mà các triệu chứng phát sinh có thể phân cấp từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Dị ứng thuốc thường bị nhầm lẫn với tác dụng phụ và tình trạng sử dụng quá liều. Tuy nhiên phản ứng dị ứng thường không bị ảnh hưởng bởi liều lượng và tần suất sử dụng.

Cơ chế dị ứng

Ở những người bị dị ứng, hệ miễn dịch xem thành phần trong thuốc là dị nguyên và phản ứng bằng cách sản sinh kháng thể để đối kháng với dị nguyên này.

Tuy nhiên các kháng thể được hệ miễn dịch sản sinh có xu hướng kích thích các thành phần trung gian như histamine, serotonin… làm phát sinh các triệu chứng dị ứng.

Tham khảo thêm: Dị ứng thức ăn – Dấu hiệu và cách chữa trị

Các loại kháng sinh có nguy cơ dị ứng cao

Dị ứng có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc, trong đó phổ biến nhất là kháng sinh (chiếm đến 50%).

Nhóm kháng sinh có khả năng dị ứng cao nhất là penicillin (Amoxicillin, Oxacillin, Ampicillin,…). Sau đó là kháng sinh nhóm cephalosporin (Cefaclor, Cephalexin, Cefadroxil, Cefdinir, Cefixime, Cefprozil,…).

Khi dị ứng một loại kháng sinh, bạn có thể có khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh cùng nhóm. Vì vậy khi có tiền sử dị ứng thuốc, cần thông báo với bác sĩ để được xem xét và cân nhắc loại thuốc thích hợp.

dị ứng với kháng sinh Penicillin
Penicillin là nhóm kháng sinh có nguy cơ dị ứng cao nhất

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc kháng sinh

Dị ứng kháng sinh có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Người có cơ địa dễ dị ứng
  • Có người thân cận huyết bị dị ứng thuốc
  • Thuốc quá hạn sử dụng và có màu sắc thay đổi
  • Tự ý dùng thuốc không qua tham vấn bác sĩ chuyên khoa

Triệu chứng dị ứng kháng sinh

Các triệu chứng dị ứng thuốc được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm:

Dị ứng thuốc nhẹ:

Thường xảy ra sau khi uống thuốc hoặc sau đó khoảng 30 – 60 phút, biểu hiện:

  • Phát ban, nổi mề đay và mẩn ngứa tại chỗ hoặc lan rộng ra toàn thân.
  • Bùng phát cơn hen suyễn và khó thở do ống phế quản bị co thắt.
  • Giảm huyết áp do giãn các mao mạch.
  • Nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng,… do cơ trơn của đường tiêu hóa bị co thắt.
mề đay mẩn ngứa do dị ứng
Triệu chứng do dị ứng kháng sinh được phân chia thành từng cấp độ khác nhau

Tham khảo thêm: Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa và cách xử lý đơn giản từ thảo dược

Dị ứng thuốc nghiêm trọng:

Xảy ra sau vài giờ hoặc vài ngày dùng thuốc:

  • Hội chứng Stevens – Johnson: Tổn thương da do dị ứng với một số loại kháng sinh như Penicillin, Tetracyllin, Streptomycin, Ampicillin… Dấu hiệu: Ngứa, nóng ran, mệt mỏi, nổi ban đỏ, niêm mạc có thể loét và hoại tử, sốt cao, bọng nước trên da…
  • Hội chứng Lyell (Nhiễm độc hoại tử thượng bì): Thường gặp ở người dị ứng với Penicillin, Streptomycin, Cephalosporin… Triệu chứng bao gồm sốt cao, ngứa, choáng váng, mệt mỏi, đốm xuất huyết trên da, sau đó da bong ra, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, thận, phổi, thậm chí gây tử vong.

Dị ứng thuốc rất nghiêm trọng/ sốc phản vệ:

Triệu chứng phát sinh nhanh, thường là sau khi dùng thuốc:

Sốc phản vệ có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cần làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng kháng sinh, cần ngưng sử dụng và gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong thời gian chờ xe cấp cứu, nên để bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp và chân cao để tránh hạ huyết áp đột ngột.

tìm đến bác sĩ nếu dị ứng kháng sinh
Ngưng sử dụng và gọi ngay cho bác sĩ nếu có các dấu hiệu dị ứng kháng sinh

Hầu hết các trường hợp dị ứng thuốc đều được điều trị hỗ trợ (đảm bảo chức năng hô hấp và truyền dịch). Sau đó bác sĩ có thể sử thuốc Adrenalin để ổn định huyết áp và giảm nguy cơ tử vong.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tình trạng dị ứng kháng sinh tại nhà. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm và dẫn đến tử vong nếu loại thuốc được sử dụng cũng có khả năng kích thích phản ứng dị ứng.

Một số biện pháp dân gian như uống nước chanh hoặc nước đậu xanh giã nát để chữa dị ứng kháng sinh chưa được chứng minh trên phương diện khoa học. Vì vậy tránh tình trạng tự ý áp dụng các biện pháp này.

Tham khảo thêm: Biểu hiện dị ứng phấn hoa và cách chữa trị bạn nên biết

Phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh

Dị ứng thuốc là tình trạng nguy hiểm, có thể gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong. Vì vậy khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng cần thực hiện những biện pháp để dự phòng phản ứng này.

dị ứng thuốc kháng sinh
Nên chủ động phòng ngừa tình trạng dị ứng kháng sinh và các loại thuốc điều trị khác

Các biện pháp giúp phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh, bao gồm:

  • Chỉ dùng thuốc khi có yêu cầu và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc dựa trên những biểu hiện và triệu chứng lâm sàng.
  • Thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
  • Không dùng thuốc của người khác – ngay cả khi bạn có triệu chứng tương tự họ.
  • Tuyệt đối không tiếp tục sử dụng thuốc quá hạn, mất nhãn hoặc có dấu hiệu hư hại (đổi màu, kết tủa, ẩm mốc,…).
  • Đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì thuốc trước khi sử dụng.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở, nổi mề đay, ngứa da,… sau khi uống thuốc, cần ngưng sử dụng và đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
  • Không sử dụng lại loại thuốc đã từng bị dị ứng. Sử dụng lần thứ 2 có thể làm phát sinh phản ứng dị ứng nghiêm trọng, thậm chí gây sốc phản vệ.
  • Tương tác cũng là một trong những nguyên nhân kích thích triệu chứng dị ứng. Vì vậy bạn nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để hạn chế tình trạng này.
  • Khi dùng kháng sinh, nên uống thuốc vào một thời gian cố định trong ngày. Đồng thời cần uống nhiều nước để làm giảm nguy cơ quá mẫn.

Dị ứng thuốc kháng sinh là một tình trạng dị ứng thuốc phổ biến nhất, những biến chứng nguy hiểm của chúng có thể để lại những hậu quả khó lường. Vì vậy cần tìm đến bác sĩ ngay lập tức nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa được chỉ đinh của chuyên gia.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Thuốc Promethazine – Tác dụng, cách dùng và lưu ý cần biết

Thuốc Promethazine là thuốc thuộc nhóm chống dị ứng và kháng histamin thường được bác sĩ chỉ định điều trị…

Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nhẹ và cách xử lý tốt nhất

Dị ứng mỹ phẩm nhẹ tuy không quá nguy hiểm nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của…

Tại sao dị ứng yến mạch? Cách xử lý, khắc phục

Dị ứng yến mạch là một phản ứng cơ thể không bình thường đối với protein có trong yến mạch,…

Bị ngứa da vào ban đêm là bệnh gì? Cách chữa dứt điểm từ thảo dược

Ngứa da vào ban đêm là một tình trạng khó chịu, có thể khiến người bệnh trằn trọc, mất ngủ…

Viêm kết mạc dị ứng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm kết mạc dị ứng là một trong những tổn thương mắt thường gặp do dị ứng gây ra. Bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua