Thuốc dị ứng Telfast – Chỉ định và tác dụng phụ cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Thuốc dị ứng Telfast có chứa thành phần fexofenadine thường được bác sĩ kê đơn với mục đích điều trị triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi, nổi mẩn ngứa… do bệnh viêm mũi dị ứng và mề đay vô căn mãn tính gây nên. Hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamine, giảm triệu chứng dị ứng và giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái hơn.

Thành phần của thuốc Telfast 

Telfast là thuốc thuộc nhóm chống dị ứng và kháng histamin. Thuốc chứa các thành phần chính như sau:

  • Fexofenadine hydrochloride 
  • Microcrystalline cellulose
  • Croscarmellose sodium
  • Pregelatinised maize starch
  • Magnesium stearate
Thuốc dị ứng Telfast
Thuốc Telfast có tác dụng cải thiện triệu chứng dị ứng nhanh chóng, hiệu quả

Bên cạnh đó, lớp màng bao thuốc có các thành phần chính như:

  • Colloidal anhydrous silica
  • Povidone K30
  • Red iron oxide (E172) 
  •  Hypromellose
  • Titanium dioxide (E171)
  • Macrogol 400
  • Yellow iron oxide (E172)

Tham khảo thêm: Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng nên dùng loại nào?

Tác dụng của thuốc dị ứng Telfast 

Thuốc Telfast là thuốc kháng histamin không an thần, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự hình thành histamin khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng. Từ đó giúp làm giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy do dị ứng gây nên.

Đồng thời, thuốc còn có tác dụng cải thiện triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, viêm da, nổi mề đay, phát ban do các bệnh lý sau đây gây nên:

  • Viêm kết mạc
  • Viêm mũi dị ứng
  • Dị ứng thực phẩm
  • Nổi mề đay hay xuất hiện phát ban
  • Bệnh chàm
  • Phản ứng do côn trùng hoặc động vật cắn.
viêm mũi dị ứng
Thuốc Telfast có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng và triệu chứng dị ứng khác gây ra

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc dị ứng Telfast 

Bệnh nhân nên sử dụng thuốc Telfast theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thông tin in trên bao bì. Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng được quy định, tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.

Tùy thuộc vào hàm lượng tá dược có trong thuốc mà quy định thời gian sử dụng. Cụ thể:

  • Đối với thuốc Telfast 30mg: Bệnh nhân có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
  • Đối với viên nén Telfast 120mg và 180 mg: người bệnh nên uống trước bữa ăn.

Để thuốc phát huy tác dụng điều trị bệnh, bệnh nhân nên nuốt toàn bộ viên thuốc với nước. Tốt nhất không nên nhai hoặc nghiền nát thuốc, tránh làm giảm chất lượng thuốc.

Tham khảo thêm: Thuốc xịt mũi Flixonase trị viêm mũi dị ứng và cách dùng

Liều dùng thuốc dị ứng Telfast 

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi mà liều dùng thuốc ở mỗi người không giống nhau. Cụ thể:

Đối với người lớn và trẻ em > 12 tuổi:

Sử dụng 1 viên 120 mg/ngày

thuốc dị ứng Telfast 
Liều dùng thuốc Telfast ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau

Đối với trẻ em < 12 tuổi:

Trẻ bị bệnh viêm mũi dị ứng:

  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Dùng trong trường hợp cần thiết với liều lượng 30 mg hoặc 5 ml, 2 lần/ngày
  • Trẻ từ 6 – 11 tuổi: 30 mg hoặc 5 ml, 2 lần/ngày. Một số trường hợp sử dụng 1 viên, 2 lần/ngày

Trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa:

  • Bé từ 2 – 23 tháng tuổi: 2,5 ml hoặc 15 mg, uống 2 lần/ngày
  • Bé từ 2 – 5 tuổi: 5 ml hoặc 30 mg, 2 lần/ngày
  • Bé từ 6 – 11 tuổi: 5 ml hoặc 30 mg, 2 lần/ngày. Đôi khi có thể sử dụng 1 viên, 2 lần/ngày

Chống chỉ định dùng thuốc dị ứng Telfast 

Thuốc Telfast chống chỉ định sử dụng ở những đối tượng sau:

  • Người bị dị ứng với fexofenadine hoặc các thành phần khác có trong Telfast
  • Bệnh nhân có vấn đề về thận và gan
  • Người mắc bệnh tim
  • Bệnh nhân bị động kinh hoặc có các vấn đề sức khỏe liên quan đến triệu chứng co giật
  • Người cao tuổi

Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ.

chống chỉ định sử dụng thuốc Telfast
Người cao tuổi cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc Telfast

Tham khảo thêm: Thuốc Diprosalic điều trị viêm da và lưu ý khi sử dụng

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc dị ứng Telfast 

Thuốc Telfast có thể gây nên các tác dụng phụ phổ biến như: 

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Buồn ngủ
  • Nổi mề đay, mẩn ngứa
  • Tiêu chảy
  • Cảm giác hồi hộp
  • Gặp ác mộng
  • Rối loạn giấc ngủ như khó ngủ hoặc mất ngủ

Bên cạnh các tác dụng phụ đã đề cập, còn có thể xuất hiện các tác dụng khác. Nếu có triệu chứng bất thường như khó thở, tức ngực, sưng môi, sưng mặt, sưng họng, sưng cổ… cần đến bệnh viện để chẩn đoán và xử lý kịp thời, tránh nguy cơ cho sức khỏe.

sưng môi
Ngoài các tác dụng phụ thông thường, nếu bị sưng môi, sưng mặt… cần tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ

Tham khảo thêm: Thuốc nhỏ tai Candibiotic: Công dụng, cách dùng & giá bán

Thuốc dị ứng Telfast tương tác với thuốc nào?

Trước khi sử dụng Telfast cùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Kết hợp thuốc có thể làm giảm hiệu quả điều trị, tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe. Telfast có thể tương tác với các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid: Aspirin
  • Thuốc điều trị huyết áp thấp: Midodrine
  • Thuốc chữa trị bệnh nhiễm nấm: Ketoconazole
  • Thuốc kháng sinh: Rifampicin và Erythromycin
  • Thuốc chữa HIV:  Lopinavir và Ritonavir
  • Thuốc điều trị tuyến giáp hoạt động kém: Levothyroxine
  • Nhóm thuốc giãn phế quản: Albuterol
  • Các loại vitamin: D3, B12 và C
  • Thuốc Atorvastatin, Alprazolam

Bên cạnh tương tác thuốc, thuốc Telfast cũng có thể phản ứng với một số loại thực phẩm như rượu, bia, cà phê… Do đó, bệnh nhân không nên dùng chung thuốc với những loại đồ ăn, thức uống này.

Thuốc dị ứng Telfast được khuyên dùng để giảm triệu chứng của các phản ứng dị ứng, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sẽ tối ưu hóa hiệu quả điều trị, hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng phụ.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt giúp giảm nhanh triệu chứng

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt là một trong những mẹo hay mà nhiều người vẫn dùng. Chỉ…

10 cách trị dị ứng da mặt tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Cách trị dị ứng da mặt tại nhà có thể bao gồm việc sử dụng các sản phẩm làm dịu…

Cách ứng phó với dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông

Ứng phó với dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông là vấn đề không thể xem nhẹ. Nhiệt độ…

Dấu hiệu bé bị dị ứng sữa công thức và cách khắc phục

Cha mẹ cần lưu ý nhận biết các dấu hiệu bé bị dị ứng sữa công thức, chẳng hạn như…

Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể phản ứng lại với tinh trùng, tinh dịch. Dị ứng tinh trùng – Những dấu hiệu cần nhận biết sớm

Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể nữ giới có những phản ứng lại với các thành phần…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua