Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú – Lời khuyên từ bác sĩ

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng là hiện tượng thường gặp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là phụ nữ sau sinh đang cho con bú. Bởi lúc này, cơ thể phụ nữ còn rất yếu, có rất nhiều thay đổi từ nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng đến thói quen sinh hoạt. Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú hay không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay.

Nguyên nhân dị ứng ở phụ nữ sau sinh

Có rất nhiều kiểu dị ứng trong thời kỳ cho con bú ở mẹ. Theo thống kê, có tới 20 – 30% trường hợp các mẹ sau khi sinh bị dị ứng đặc biệt là nổi mề đay ở cánh tay, bàn chân, bụng , lưng…

mẹ bị dị ứng có nên cho bú
Có nên cho con bú khi bị dị ứng là thắc mắc chung của nhiều mẹ

Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là:

  • Thay đổi nội tiết tố: Sau sinh, sự thay đổi lớn trong mức hormone, đặc biệt là estrogen, có thể gây ra dị ứng.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Cơ thể sau sinh có sự suy giảm trong khả năng miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus gây dị ứng.
  • Chức năng gan kém: Chưa phục hồi hoàn toàn sau sinh, chức năng gan suy giảm không thể lọc hết độc tố, gây dị ứng.
  • Thay đổi thói quen, chế độ ăn uống: Sự thay đổi trong chế độ ăn uống sau sinh nhằm cung cấp sữa cho con và kiêng cữ có thể dẫn tới dị ứng.
  • Yếu tố môi trường khác: Các tác nhân như nguồn nước, thức ăn, mỹ phẩm hoặc thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng.

Tham khảo thêm: Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu nhận biết và cách trị nhanh nhất

Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú không?

Có hai trường hợp dị ứng thường gặp ở các mẹ đang cho con bú là dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa và dị ứng thức ăn. Dị ứng có được chia thành hai trường hợp là có thể cho bé bú bình thường và không thể cho bú. Trong đó:

Trường hợp mẹ dị ứng có thể cho con bú

Mẹ dị ứng nhưng có thể cho con bú là với trường hợp dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa. Theo khoa học lý giải, hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa ở mẹ là do thay nổi nội tiết tố, cơ thể nhạy cảm với thay đổi môi trường… 

mẹ bầu dị ứng nổi mề đay
Mẹ bị dị ứng nổi mề đay do thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng của thời tiết thì có thể cho con bú

Nổi mề đay không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, do đó, khi gặp phải tình trạng này, mẹ hoàn toàn có thể cho con bú sữa một cách bình thường. Sức khỏe của bé sẽ không xảy ra vấn đề gì trong trường hợp này.

Tuy nhiên, nếu mẹ dùng thuốc điều trị mề đay thì tuyệt đối không nên cho bé bú sữa. Có rất nhiều loại thuốc có thể điều tiết qua sữa mẹ, như vậy chúng sẽ tích lũy trong cơ thể trẻ qua đường sữa làm bé chậm phát triển, tổn thương về thần kinh. Ưu tiên phương pháp thảo dược tự nhiên.

Trường hợp mẹ dị ứng không thể cho con bú

Mặc dù chưa có kết luận chính xác dị ứng có di truyền hay không, nhưng có thể khẳng định, bệnh có tính gia đình. Nếu mẹ dị ứng thì bé cũng sẽ dị ứng với loại thức ăn mà mẹ sử dụng.

Do đó, để tránh ảnh hưởng đến bé, mẹ nên tạm ngưng cho con bú vào thời điểm này. Khi nào hết dị ứng hoàn toàn thì cho trẻ bú lại bình thường để đảm bảo an toàn.

Tham khảo thêm: Cách chăm sóc da sau khi bị dị ứng mỹ phẩm giúp lành nhanh

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng sau khi bú sữa mẹ

Để biết trẻ có bị dị ứng sau khi bú hay không, mẹ phải theo dõi chặt chẽ các phản ứng của trẻ sau khi bú. Cụ thể, trẻ sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Người ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ hoặc ban đỏ rải rác, nôn trớ sữa.
  • Trẻ bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, hắt hơi, chảy nước mũi, ho
  • Tiêu chảy, có thể xuất hiện tình trạng khó thở.
  • Nhiều vết sưng tấy trên mặt, mắt, môi, nhiều vết đỏ và ngứa quanh miệng. 
Dấu hiệu dị ứng ở trẻ
Trẻ bị dị ứng có thể bị nổi ban, nôn trớ, ngứa ngáy, quấy khóc…

Các dấu hiệu dị ứng ở trẻ thường rất mơ hồ, khó nhận biết. Khi bé thường xuyên quấy khóc kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi, xuất hiện các ban đỏ khắp người, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. 

Cách chữa dị ứng cho phụ nữ đang cho con bú

Sau khi tìm hiểu được vấn để mẹ bị dị ứng có nên cho con bú, thì tùy vào tình trạng, cơ địa của từng người mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Mẹ có thể chữa dị ứng bằng:

Thuốc Tây y

Điều trị dị ứng bằng thuốc Tây giúp giảm triệu chứng nhanh chóng, nhưng cần cẩn trọng vì có thể gây hại cho sức khỏe của bé do tích lũy thuốc. Nếu cần sử dụng, hãy ngừng cho bé bú vài ngày. Nếu muốn tiếp tục cho bé bú, hãy chịu đựng triệu chứng dị ứng một thời gian để tự khỏi.

Tham khảo thêm: Viêm mũi dị ứng thời tiết – Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Phương pháp dân gian

Thay vì sử dụng thuốc Tây chữa bệnh, mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp dân gian an toàn để giảm các triệu chứng như:

  • Chườm nóng: Dùng túi chườm nóng hoặc muối nóng chườm lên vùng da nổi mề đay giúp giảm ngứa ngáy, nhưng cần tránh áp dụng muối trực tiếp hoặc chườm ở nhiệt độ quá cao để tránh đau rát, bỏng da.
  • Dùng trà thảo mộc: Các loại trà mẹ có thể sử dụng khi cho con bú là trà hoa cúc, trà gừng, mật ong nước cốt chanh, trà bạc hà, trà cam thảo táo gai…
  • Tắm xông hơi bằng thảo dược: Là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mẹ có thể tắm hoặc xông hơi bằng lá tía tô, ngải cứu, ổi, quế, gừng, kinh giới, chanh…
mẹ bị dị ứng có nên cho con bú
Bà bầu có thể tắm thảo dược để cải thiện những triệu chứng…

Điều trị dị ứng bằng thuốc Đông Y 

Điều trị dị ứng bằng phương pháp Đông y được nhiều bà mẹ bỉm sữa lựa chọn bởi hiệu quả điều trị hiệu quả chuyên sâu, dứt điểm và chống tái phát; sử dụng thảo dược an toàn, lành tính.

Tham khảo thêm: Biểu hiện dị ứng phấn hoa và cách chữa trị bạn nên biết

Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa dị ứng cho mẹ và bé

Để đảm bảo dinh dưỡng và hạn chế tối đa khả năng dị ứng, mẹ nên chú ý khi sử dụng các thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như cá, thịt bò, trứng, gà, đậu phộng, nhộng tằm, hải sản… Đặc biệt, không sử dụng khi gia đình có người có tiền sử dị ứng những thực phẩm này. Mặc dù chúng giàu đạm, giàu dưỡng chất nhưng lại có nguy cơ dị ứng cực cao.
  • Có thể thay thế sữa bò bằng các loại sữa khác như sữa gạo, sữa đậu nành, sữa dê đạm thủy phân hoàn toàn… đối với mẹ và bé dị ứng sữa, không dung nạp lactose.
  • Hạn chế ăn các món trộn, món thập cẩm và những thức ăn không nắm rõ thành phần nếu có tiền sử dị ứng.

Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú hay không là điều cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây dị ứng. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, theo dõi phản ứng của trẻ để tránh những rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Dị ứng hải sản có thể kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tháng Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu thì khỏi?

Bị dị ứng hải sản kéo dài bao lâu thì khỏi là thắc mắc chung của rất nhiều người, đặc…

Bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi?

Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thời tiết thay đổi thất…

Cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua lấy lại làn da mịn màng

Trị dị ứng da mặt bằng sữa chua đơn giản, hiệu quả với tính chất làm dịu, giảm viêm, dưỡng…

Bé bị sưng môi trên và sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bé bị sưng môi trên và sốt thường là dấu hiệu nhiễm trùng và dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng…

Tại sao dị ứng yến mạch? Cách xử lý, khắc phục

Dị ứng yến mạch là một phản ứng cơ thể không bình thường đối với protein có trong yến mạch,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua