9 cách giảm ngứa khi bị dị ứng cho hiệu quả nhanh nên áp dụng
Có rất nhiều cách giảm ngứa khi bị dị ứng tại nhà mang lại kết quả điều trị khả quan. Những phương pháp này không chỉ đơn giản, tiện lợi mà còn rất hiệu quả, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian ngắn. Với các nguyên liệu dễ tìm và an toàn, bạn có thể tự mình thực hiện mà không cần đến thuốc.
9 cách giảm ngứa khi bị dị ứng hiệu quả tại nhà
Ngứa là một trong những dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh dị ứng. Triệu chứng này tuy không gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng khiến người bệnh mất khả năng tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Vì vậy, người bệnh có thể áp dụng một số cách đơn giản được chuyên gia da liễu khuyên dùng dưới đây để giảm bớt triệu chứng, cảm thấy dễ chịu hơn.
Bột yến mạch
Bột yến mạch là một trong những thành phần tự nhiên được sử dụng trong công thức của hàng loạt sản phẩm chăm cá nhân như kem dưỡng ẩm, xà phòng với mục đích làm giảm ngứa, hạn chế khô da.
Dựa vào một nghiên cứu vào năm 2012 công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ Viện Y tế Quốc Gia cho thấy, bột yến mạch khá an toàn và có tác dụng trị ngứa do bất kỳ nguyên nhân nào.
Cách thực hiện:
- Người bệnh sử dụng một lượng bột yến mạch vừa đủ cho vào tấm vải bọc
- Sau đó, thả vào bồn nước và thêm một ít muối và tiến hành ngâm mình
Nếu người bệnh kiên trì sử dụng bột yến mạch thì không chỉ giúp làm giảm ngứa mà còn hỗ trợ tinh thần thoải mái, thư giãn, giúp bệnh dị ứng mau hồi phục.
Tham khảo thêm: Dị ứng thời tiết gây nổi mụn – Hãy áp dụng những cách này
Tinh dầu bạc hà
Theo chuyên gia, tinh dầu bạc hà từ cây thuộc họ bạc hà có tác dụng làm mát, là cách giảm ngứa khi bị dị ứng hiệu quả.
Một nghiên cứu năm 2012 về việc sử dụng bạc hà trong điều trị triệu chứng ngứa ở phụ nữ mang thai đã chỉ ra rằng, tinh dầu bạc hà không chỉ an toàn mà còn giảm ngứa hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
Cách thực hiện:
- Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào thau nước ấm
- Dùng hỗn hợp pha này vệ sinh vùng da bị ngứa
Cách giảm ngứa từ tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm triệu chứng ngứa, bong tróc da nếu thực hiện thường xuyên. Bệnh nhân có thể sử dụng 1-2 giọt tinh dầu bạc hà pha chung với 5 giọt dầu dừa và bôi lên da ngứa, giúp giảm ngứa hiệu quả.
Tuy nhiên, cần pha loãng tinh dầu bạc hà, không nên sử dụng nguyên chất để tránh kích ứng da, gây ra tình trạng ngứa ngáy trầm trọng hơn.
Giấm táo
Giấm táo chứa acid acetic giúp kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên và giảm ngứa. Để giảm triệu chứng ngứa từ dị ứng, bệnh nhân có thể pha loãng giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1, sau đó áp dụng lên vùng da bị dị ứng bằng bông thấm. Chờ cho hỗn hợp khô, sau đó rửa lại da bằng nước ấm.
Cách giảm ngứa từ dị ứng này, nếu thực hiện đều đặn mỗi ngày, có thể giúp giảm cơn ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng giấm táo để giảm ngứa, tránh bôi lên vùng có vết thương hở vì có thể gây cảm giác nóng rát.
Tham khảo thêm: Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ và cách khắc phục
Lô hội
Gel của cây lô hội (nha đam) không chỉ có tác dụng cải thiện làn da bị cháy nắng hoặc làm giảm các vết sưng do muỗi đốt mà chúng còn giúp giảm ngứa do dị ứng.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 1 nhánh lô hội, lấy phần thịt sau khi gọt bỏ vỏ ngoài và rửa sạch.
- Đắp phần thịt lên vùng da ngứa do dị ứng trong khoảng 15 phút.
- Vệ sinh lại da bằng nước sạch.
Áp dụng cách giảm ngứa khi bị dị ứng bằng lô hội thường xuyên giúp kiểm soát ngứa ngáy. Đồng thời giúp cung cấp độ ẩm trên da, hạn chế tình trạng bong tróc và kích ứng gây dị ứng.
Baking soda
Baking soda có đặc tính kháng nấm và chống viêm. Và dựa theo một số nghiên cứu cho thấy, hoạt chất này có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến nấm da. Ngoài ra, baking soda cũng mang lại công dụng hữu hiệu trong việc giảm ngứa do dị ứng.
Để giảm ngứa từ dị ứng gây ra, chỉ cần sử dụng 1 muỗng cà phê bột baking soda hòa tan với nước thành hỗn hợp sền sệt, sau đó bôi lên vùng da ngứa trong 10 phút và rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần để thấy dấu hiệu giảm ngứa.
Tham khảo thêm: Dị ứng khẩu trang y tế do đâu, làm sao hết?
Dùng sản phẩm chăm sóc da
Các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng ẩm thường giúp giữ nước và cân bằng độ ẩm trên da, hạn chế tình trạng khô và kích ứng da, làm giảm nguy cơ hình thành dị ứng. T
uy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh nên hết sức lưu ý về thành phần có trong kem dưỡng. Bởi một số sản phẩm chăm sóc da có chứa chất bảo quản, phụ gia và hương liệu có thể làm kích ứng da và thúc đẩy bệnh phát triển theo chiều hướng xấu.
Vì vậy, để giảm thiểu triệu chứng ngứa ngáy, người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có chiết xuất tự nhiên, không chứa màu và mùi.
Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm
Theo các chuyên gia da liễu, những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm chính là nguyên nhân khiến da bị khô và bong tróc, làm tăng khả năng xuất hiện dị ứng và gây ngứa.
Chính vì vậy, để đẩy lùi triệu chứng ngứa trên da, người bệnh nên duy trì độ ẩm và nhiệt độ trong nhà cân bằng với nhiệt độ ngoài trời.
Sử dụng quần áo với chất liệu vải cotton, mềm
Quần áo làm từ len hoặc các sợi tổng hợp có thể là tác nhân khiến tình trạng ngứa do dị ứng trở nên ngày càng trầm trọng hơn., đặc biệt là ở một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm.
Vì thế, để giảm thiểu ngứa ngáy, người bệnh bị dị ứng nên chọn mặc những bộ quần áo có chất liệu vải cotton thấm hút nhanh, rộng và không được bó sát.
Tham khảo thêm: Mụn dị ứng có nên nặn không? Lời khuyên từ bác sĩ
Chọn những loại thực phẩm có tính mát
Người bệnh nên chọn những món ăn hoặc thực phẩm có tính mát để bổ sung cho cơ thể mỗi ngày. Việc lựa chọn những loại thực phẩm này không chỉ giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể mà còn giúp hỗ trợ điều trị dị ứng da, giảm ngứa.
Ngoài các cách nêu trên, người bệnh có thể giảm ngứa khi bị dị ứng bằng cách chườm mát bằng khăn ẩm, lạnh, tránh xa tác nhân gây dị ứng hoặc tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày,…
Bên cạnh đó, một trong những cách giảm ngứa được các chuyên gia khuyến cáo đó là nên cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và công việc. Căng thẳng có thể gây kích hoạt cơn ngứa. Vì vậy, người bệnh nên giữ tâm lý thư giãn bằng các biện pháp yoga.
Những cách giảm ngứa khi bị dị ứng nêu trên giúp cải thiện ngứa tại nhà khá tốt. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa kéo dài hơn 2 tuần hoặc tái phát thường xuyên, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để có phương pháp mạnh mẽ và toàn diện hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng: Nguyên nhân và cách điều trị
- Ngứa như kim châm khắp người là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!