Bệnh Rối Loạn Nội Tiết Tố

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Rối loạn nội tiết tố là tình trạng mất cân bằng hormone xảy ra ở cả nam và nữ giới, được biểu hiện thông qua nhiều bệnh lý và triệu chứng khác nhau. Tùy theo từng trường hợp rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến phần nào của cơ thể mà hướng điều trị sẽ khác nhau. Bệnh nhân cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và tiếp nhận điều trị tích cực để phòng ngừa các biến chứng khó lường. 

Tổng quan

Nội tiết tố hay hormone là các hóa chất được tiết ra bởi một hoặc nhiều tề bào trong hệ nội tiết. Chúng hòa vào dòng máu và tỏa đi khắp các cơ quan trong cơ thể, tham gia quá trình nhiều hoạt động trong cơ thể như thân nhiệt, giấc ngủ, nhịp tim, thần kinh, quá trình chuyển hóa, cảm giác thèm ăn và cả sức khỏe sinh sản, chức năng sinh dục.

Rối loạn nội tiết tố là tình trạng hormone nội tiết tăng sinh hoặc sụt giảm quá mức gây ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong cơ thể

Cơ thể con người có một hệ thống các tuyến nội tiết quan trọng nhằm thực hiện các chức năng trên. Bao gồm:

  • Vùng dưới đồi: Chuyên sản xuất ra các hormone gồm THS - TRH, FSH (Follicle Stimulating Hormone), ACTH - CRH, ADH, LH (Luteinsing Hormone) - GnRH (Gonadotropin releasing hormone), Prolactin - PIH, oxytocin...;
  • Tuyến yên: Nằm ở dưới đáy não, đảm nhiệm vai trò quyết định sự phát triển của các tuyến sinh dục trong cơ thể. Chuyên sản xuất các hormone gồm GH, TSH, LH, ACTH, FSH, prolactin, lipoprotein...;
  • Tuyến giáp trạng: Có khả năng sản sinh ra rất nhiều loại hormone quan trọng cho cơ thể, trong đó có hormone T3 (Triiodothyronine) và hormone T4 (Triiodothyronne) tham gia vào quá trình trao đổi chất;
  • Tuyến cận giáp: Nằm ở ngay phía sau tuyến giáp, có nhiệm vụ sản sinh ra hormone Parathormone (PTH) giúp duy trì sự phát triển và vận hành hoạt động chức năng các cơ quan như ruột, thận, xương...;
  • Tuyến ức: Nằm ở vị trí bên trong lồng ngực, sau xương ức và có chức năng phát triển các tế bào miễn dịch lympho T non thành tế bào trưởng thành khỏe mạnh, ổn định hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể;
  • Tuyến tùng: Nằm ở gần trung tam não bộ và được biết đến như là một hệ thống sản sinh ra hormone nội tiết điều hòa giấc ngủ;
  • Tuyến thượng thận: Nằm ở vị trí đỉnh đầu của 2 quả thận, có nhiệm vụ sản sinh 2 loại hormone quan trọng là cortisol và catecholamine hỗ trợ cải thiện, cân bằng hoạt động trong cơ thể;
  • Tuyến tụy: Nằm ở vị trí sau phúc mạc và là tuyến duy nhất trong cơ thể thực hiện cả 2 chức năng nội tiết và ngoại tiết;
  • Tinh hoàn: Nằm ở cơ quan sinh dục nam, có nhiệm vụ sản sinh ra hormone testosterone và androge sản xuất tinh trùng và điều hòa ham muốn tình dục;
  • Buồng trứng: Là cơ quan sinh sản của nữ giới giúp sản sinh hormone estrogen (kích tố bao noãn) và progesterone (kích tố thể vàng), ngoài ra còn có hormone oxytocin;

Rối loạn nội tiết tố (Endocrine disorders) là tình trạng mất cân bằng lượng hormone trong máu, có thể tăng cao hoặc giảm thấp hơn mức bình thường. Hiện tượng này còn được gọi là rối loạn nội tiết hoặc mất cân bằng hàm lượng nội tiết tố. Xảy ra do các chức năng tuyến nội tiết trên bị tác động tiêu cực, tổn thương và làm phá vỡ hệ thống nội tiết tố.

Cả nam và nữ giới đều có nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố. Đặc trưng bởi sự mất cân bằng lượng hormone tăng trưởng, hormone steroid, insulin, adrenaline... Trong đó, nếu như phụ nữ dễ bị rối loạn hormone estrogen và progesterone, thì nam giới sẽ bị mất cân bằng hormone testosterone.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố ở cả nam lẫn nữ như:

Nguyên nhân hàng đầu dẫn gây rối loạn nội tiết tố là do bệnh đái tháo đường và rối loạn lipid máu

  • Tuổi tác cao, lão hóa nhanh;
  • Chứng đái tháo đường type 1 và 2;
  • Chứng hạ đường huyết và tăng đường huyết;
  • Bệnh suy giáp hoặc cường giáp;
  • Tổn thương chức năng tuyến cận giáp gây sản sinh quá mức hoặc thiếu hụt hormone;
  • Các bệnh lý tim mạch;
  • Tình trạng tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh;
  • Các bệnh lý như Addison, hội chứng Prader - Willi, hội chứng Turner, hội chứng Cushing...;
  • Bệnh nhân có tiền sử hóa - xạ trị điều trị ung thư;
  • Nhiễm trùng hoặc khởi phát phản ứng dị ứng nghiêm trọng;
  • Bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ do thiếu i ốt;
  • Có khối u nang lành tính gây rối loạn nội tiết tố;
  • Chứng viêm tụy di truyền bẩm sinh;
  • Thường xuyên tiếp xúc với các chất ô nhiễm, độc tố và hóa chất nguy hiểm gây tổn thương hormone nội tiết;
  • Chế độ ăn uống kém khoa học, ăn thực phẩm độc hại hoặc dung nạp quá mức nguồn phytoestrogen - estrogen tự nhiên;
  • Căng thẳng, stress quá mức trong thời gian dài gây rối loạn hormone nội tiết tố trong cơ thể;
  • Lối sống kém khoa học, thường xuyên thức khuya và môi trường ô nhiễm...;
  • Ảnh hưởng từ các loại mỹ phẩm và thực phẩm chức năng có chứa các nhóm hóa chất độc hại như parabens, phthalates, hóa chất chứa đuôi phenol hoặc anime... gây rối loạn nội tiết tố;

Cụ thể tình trạng rối loạn nội tiết tố ở nữ giới và nam giới là khác nhau, chẳng hạn như:

Rối loạn nội tiết tố ở nam giới

Nam giới bị rối loạn nội tiết tố thường xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá...;
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc có chứa hàm lượng cao xenoestrogen gây rối loạn chức năng sinh dục, sinh lý;
  • Nam giới sau tuổi 40 thường bị suy giảm đến 30% lượng nội tiết nam;
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý gây rối loạn nội tiết tố nam như:
    • Các bệnh về tổn thương vùng hạ đồi tuyến yên gây thiếu hụt hormone testosterone do không đủ GnRH và FSH/LH khiến tinh hoàn không thể sản sinh ra tinh trùng. Bao gồm:
      • Bệnh suy vùng hạ đồi bẩm sinh, thường xuất hiện trong hội chứng Kallmann;
      • U tuyến yên;
      • U tế bào thần kinh đệm;
      • U tuyến yên;
    • Các bệnh lý về tinh hoàn khiến tinh hoàn không sản sinh đủ hormone testosterone gây rối loạn nội tiết tố nam như:
      • Chứng tinh hoàn lạc chỗ;
      • Viêm tinh hoàn do nhiễm virus quai bị;
      • Tai biến hậu phẫu, chấn thương tinh hoàn;
      • Đã từng hóa trị, xạ trị;
      • Ung thư tinh hoàn;
    • Một số bệnh lý khác gây rối loạn nội tiết tố ở nam giới gây suy giảm chức năng tinh hoàn như: suy giảm chức năng tuyến giáp, hội chứng Cushing, đái tháo đường, suy tuyến thượng thận... gây tổn thương chức năng tinh hoàn;

Rối loạn nội tiết tố ở nữ giới 

Theo một thống kê, cuộc đời của người phụ nữ sẽ phải trải qua một số giai đoạn đặc biệt gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố như:

Nữ giới bị rối loạn nội tiết tố có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý

  • Nữ giới bước vào độ tuổi dậy thì;
  • Nữ giới đang trong chu kỳ kinh nguyệt;
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú;
  • Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh;

Ngoài tác nhân sinh lý, nữ giới rối loạn nội tiết tố còn xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý như:

  • Lạm dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS);
  • Chứng suy buồng trứng nguyên phát (POI);
  • Hội chứng mãn kinh sớm;
  • Ung thư buồng trứng;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Vì nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố rất đa dạng nên các triệu chứng và biểu hiện bệnh ở từng giới cũng được thể hiện ở nhiều dạng, mức độ khác nhau.

Triệu chứng rối loạn nội tiết tố thường khác nhau ở nữ giới và nam giới do sự khác biệt về loại hormone đặc trưng trong cơ thể

Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ

  • Rối loạn kinh nguyệt;
  • Ăn uống khó tiêu;
  • Tăng cân đột ngột;
  • Nổi mụn trứng cá trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt;
  • Bốc hỏa, bứt rứt, nóng nực và hay đổ mồ hôi vào ban đêm;
  • Các triệu chứng sinh dục như vú mềm, khô âm đạo, âm vật sưng to;
  • Lông vùng mặt, ngực, lưng, cổ... phát triển quá mức;
  • Tóc yếu, dễ gãy rụng;
  • Giọng nói trầm đục;
  • Hệ tiêu hóa có vấn đề do hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng bởi nồng độ estrogen bất thường;

Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nam

  • Loãng xương, đau nhức xương khớp;
  • Căng tức ngực do mô vú phát triển quá mức;
  • Rối loạn cương dương;
  • Giảm khối lượng cơ bắp;
  • Suy giảm số lượng tinh trùng;
  • Giảm ham muốn tình dục;
  • Ức chế sự phát triển lông trên cơ thể;

Chẩn đoán

Vì các triệu chứng rối loạn nội tiết tố thường không đặc hiệu, ít rõ ràng nên rất khó có thể phát hiện các triệu chứng lâm sàng. Nên hầu hết các trường hợp bị rối loạn nội tiết tố nhưng chưa xác định được dạng bệnh sẽ được chẩn đoán thông qua các biện pháp sau:

Xét nghiệm máu, nước tiểu giúp kiểm tra và đánh giá mức độ rối loạn nội tiết tố

  • Chẩn đoán sinh hóa nhằm đo nồng độ các hormone nội tiết tuyến yên, nội tiết ngoại vi;
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm kiểm tra mức độ rối loạn nội tiết tố;
  • Một số xét nghiệm động học như test kích thích ACTH, test ức chế dexamethasone đàn áp nhằm đánh giá sự suy giảm các cơ quan chức năng liên quan;
  • Các chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện khối u hoặc tế bào phát triển bất thường gây rối loạn nội tiết tố;

Biến chứng

Bản chất của rối loạn nội tiết tố không phải bệnh lý, mà nó là thuật ngữ dùng để chỉ chung các bệnh có liên quan đến tình trạng mất cân bằng hormone nội tiết trong cơ thể. Tùy vào từng bệnh lý và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các biến chứng do rối loạn nội tiết tố cũng được thể hiện dưới những dạng khác nhau.

Rối loạn nội tiết tố kéo dài phát sinh các bệnh lý khó lường kèm theo nhiều hệ lụy và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm

Có thể kể đến một số hệ lụy thường gặp như:

  • Suy tuyến sinh dục:
    • Đối với nam giới: Suy giảm chức năng dương vật, gây rối loạn cương dương, xuất tinh sớm do đầu dương vật nhạy cảm, mất ham muốn tình dục, khó có con do tinh trùng yếu, kém chất lượng;
    • Đối với nữ giới: Suy giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm ảnh hưởng đời sống tình dụng, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn;
  • Biến chứng bệnh tiểu đường:
    • Suy giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới;
    • Tai biến mạch máu não;
    • Lên cơn nhồi máu cơ tim;
    • Suy thận;
    • Suy giảm thị lực, mù mắt;
    • Tăng nguy cơ hoại tử và tử vong;
    • Nam giới tiểu đường dễ biến chứng ung thư;
  • Biến chứng viêm tuyến giáp:
    • Bệnh cường giáp: Tăng hormone tuyến giáp quá mức gây biến chứng suy tim do kích thích tim co bóp mạnh, bão giáp trạng tăng nguy cơ tử vong...;
    • Bệnh suy giáp: Gây biến chứng bướu cổ, sảy thai, sinh non hoặc tiền sản giật trong thai kỳ, các hệ lụy khó lường về sức khỏe tinh mạch, phù niêm và trầm cảm do suy giáp kéo dài, tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ...;
  • Biến chứng suy tuyến yên: Hầu hết bệnh nhân suy tuyến yên đều là nữ giới, nếu không điều trị sớm có thể gây vô sinh. Còn ở trẻ em dễ mắc các bệnh lý tim mạch, suy giảm thị lực, chậm phát triển, thừa cân, béo phì không thể kiểm soát được.
  • Biến chứng suy tuyến thượng thận: Bệnh suy tuyến thượng thận giai đoạn cuối nếu không điều trị kịp thời, bệnh chuyển sang giai đoạn cuối sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Tiên lượng

Với sự phát triển của nền y học hiện đại, các bệnh lý về rối loạn miễn dịch nói chung đều có thể được phát hiện sớm, xác định nguyên nhân và điều trị khỏi dứt điểm được. Tiên lượng bệnh thường tốt đối với những bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và điều trị tích cực ngay từ giai đoạn đầu.

Bản chất của các bệnh về rối loạn nội tiết tố rất phức tạp, do đó các chuyên gia khuyến cáo hãy chủ động thăm khám ngay khi phát hiện bất thường để xử lý ngay, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Điều trị

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy theo loại bệnh, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và giới tính của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.

1. Điều trị rối loạn nội tiết tố ở nữ giới 

Bao gồm các phương pháp chính sau:

Dùng thuốc là phương pháp hữu hiệu nhất giúp điều hòa ổn định lượng nội tiết và cải thiện các triệu chứng liên quan

  • Kiểm soát ổn định nội tiết tố: Được thực hiện bằng phương pháp sử dụng các loại thuốc tránh thai có chứa hormone estrogen và progesterone. Thuốc này được điều chế dưới dạng viên uống, thuốc tiêm, vòng hoặc miếng dán nhằm mục đích tránh thai. Đối với bệnh nhân nữ bị rối loạn nội tiết tố có thể sử dụng thuốc này với liều dùng phù hợp để cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.
  • Dùng gel bôi tăng cường estrogen qua đường âm đạo: Chị em bị khô âm đạo quá mức do thiếu hụt hormone nội tiết có thể cân nhắc sử dụng gel bôi chứa estrogen trực tiếp lên âm đạo để cải thiện triệu chứng.
  • Liệu pháp hormone thay thế: Các loại thuốc hormone thay thế được đánh giá khá cao trong việc kiểm soát tạm thời tình trạng rối loạn nội tiết tố, đẩy lùi các triệu chứng như đổ mồ hôi về đêm, bốc hỏa, bứt rứt, ổn định tâm trạng...;
  • Các thuốc khác: Một số loại thuốc khác giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng rối loạn nội tiết tố ở nữ giới như:
    • Thuốc chống androgen giúp ức chế tình trạng nổi mụn trứng cá hoặc rụng tóc;
    • Thuốc Eflornithine (Vaniqa) dạng kem bôi giúp ngăn chặn sự phát triển quá mức của lông trên khuôn mặt;
    • Thuốc Metformin là một trong những loại thuốc trị tiểu đường type hiệu quả nhằm cải thiện ổn định lượng đường huyết trong máu ở bệnh nhân bị tiểu đường do rối loạn nội tiết tố;
    • Thuốc Levothyroxin có chứa hoạt chất chuyên điều trị và cải thiện các triệu chứng rối loạn nội tiết tố do suy tuyến giáp;
  • Các liệu pháp cải thiện sinh sản: Chủ yếu dùng thuốc hoặc các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, tăng cường hormone và kích thích rụng trứng. Chẳng hạn như:
    • Thuốc Clomiphene (Clomid) và Letrozole (Femara) có khả năng kích thích quá trình rụng trứng ở bệnh nhân rối loạn nội tiết tố do mắc hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS). Đồng thời, kết hợp tiêm hoạt chất Gonadotropin để hỗ trợ tăng cơ hội thụ thai;
    • Áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho cả 2 trường hợp nam và nữ do không còn chức năng sinh sản tự nhiên;

2. Điều trị rối loạn nội tiết tố ở nam giới

Đối với nam giới bị rối loạn nội tiết tố, việc điều trị thường đơn giản hơn ở những trường hợp suy tuyến sinh dục giảm testosterone. Nhất là với trẻ dậy thì muộn thường được chỉ định dùng gel hoặc miếng dán có chứa hormone testosterone.

Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp mức độ rối loạn nội tiết tố cụ thể nặng hay nhẹ , có biến chứng hay không mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các biện pháp điều trị khác phù hợp.

3. Các biện pháp hỗ trợ điều trị tự nhiên

Song song với việc thực hiện các biện pháp điều trị y tế chuyên sâu, các chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh nhân bị rối loạn nội tiết tố cần thay đổi lối sống và sinh hoạt cho khoa học để hỗ trợ cải thiện triệu chứng, dần ổn định chỉ số nội tiết tố quay về mức bình thường.

Thực đơn ăn uống khoa học hàng ngày giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng rối loạn nội tiết tố

  • Sử dụng các loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ các loại thảo dược quý như nhân sâm, hồng sâm, củ maca... để cải thiện nội tiết. Tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia để chọn lựa sử dụng loại phù hợp.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhằm ổn định lượng hormone nội tiết tố. Tăng cường rau xanh, củ quả, trái cây tươi, giảm đường, muối, carbohydrate tinh chế, thực phẩm đóng hộp, đóng gói chứa chất bảo quản...
  • Tập thể dục thể thao, rèn luyện thể chất hàng ngày giúp sản sinh đủ lượng hormone nội tiết mà cơ thể cần, đặc biệt là các loại hormone nội tiết, hormone tăng trưởng và endorphins. Đồng thời nâng cao sức đề kháng tự nhiên chống lại bệnh tật.
  • Nói không với các chất kích thích có hại cho sức khỏe nói chung và cho hệ thống nội tiết nói riêng, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ giới.
  • Tránh những căng thẳng, stress quá mức vì chúng là những yếu tố hàng đầu gây rối loạn nội tiết tố.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín và những vị trí tiết dầu nhiều như mặt, cổ, ngực, lưng... bằng các sản phẩm chăm sóc da lành tính, không gây ảnh hưởng đến chức năng sản sinh hormone của các tuyến nội tiết.
  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai vô tội vạ để giảm nguy cơ phát sinh các tác dụng phụ, tăng nặng tình trạng rối loạn nội tiết.

Phòng ngừa

Rất nhiều bệnh lý phức tạp có liên quan đến rối loạn nội tiết tố nhưng không thể phát hiện sớm và điều trị gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, hãy luôn ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe tích cực để phòng ngừa bệnh từ sớm.

Phòng ngừa các bệnh lý do rối loạn nội tiết tố bằng một lối sống tích cực và lành mạnh trong ăn uống, sinh hoạt, vận động

Về chế độ ăn uống

  • Đảm bảo thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe nội tiết như đậu nành, bông cải xanh, cà rốt, rau diếp cá, khoai tây...;
  • Tăng cường bổ sung chất béo không bão hòa thông qua nguồn thực phẩm thực vật như quả bơ dầu ô liu, dầu lạc, dầu hướng dương, dầu cải...;
  • Ưu tiên nguồn thực phẩm giàu omega-3 và omega-6 từ các loại thực phẩm lành mạnh như cá thu, cá hồi, đậu nành, dầu bắp...;
  • Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày, khoảng 1.5 - 2 lít nước, xen kẽ sử dụng nước ép rau củ quả và trái cây tươi bổ sung vitamin, khoáng chất;
  • Tránh sử dụng thực phẩm có hại cho sức khỏe, thực phẩm không dinh dưỡng, rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác;

Về chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi

  • Mỗi độ tuổi đều cần duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày để rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe và tăng đề kháng chống lại mọi bệnh tật;
  • Dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn cân đối với thời gian làm việc, không nên vận động hay lao động quá sức;
  • Ngủ đủ giấc, tối thiểu 7 - 8 tiếng/ đêm để cơ thể duy trì sự khỏe mạnh;
  • Tránh stress, căng thẳng hoặc những áp lực, cảm xúc cáu giận mãnh liệt ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe;
  • Không tự tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe;
  • Khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe bất thường và điều trị kịp thời;

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị rối loạn nội tiết tố do đâu?

2. Tiên lượng tình trạng bệnh của tôi có đáng lo ngại không?

3. Tôi cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố?

4. Dạng bệnh rối loạn nội tiết tố mà tôi gặp phải là gì? Có nguy hiểm không?

5. Bệnh rối loạn nội tiết tố có chữa khỏi được không?

6. Phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố tốt nhất dành cho trường hợp bệnh của tôi là gì?

7. Tôi cần làm gì và tránh làm gì trong quá trình điều trị rối loạn nội tiết tố?

8. Điều trị rối loạn nội tiết tố tại bệnh viện có được sử dụng thẻ BHYT không?

9. Sau điều trị, bệnh có tái phát trở lại không?

10. Có cần tái khám sau điều trị rối loạn nội tiết tố không?

Rối loạn nội tiết tố là tình trạng sức khỏe rất dễ xảy ra ở cả nam và nữ giới do nhiều nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, được biểu hiện thông qua nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện và khỏi hoàn toàn. Khuyến khích mỗi người cần tự tìm hiểu kỹ hơn về những dạng bệnh rối loạn nội tiết tố và nâng cao ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe cá nhân và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Bệnh Đổ Mồ Hôi Trộm
Đổ mồ hôi trộm là tình trạng hay xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Thời điểm ra mồ hôi trộm nhiều nhất là vào ban đêm, chủ…
Bệnh Hạ Canxi Máu
Hạ canxi máu xảy ra khi mức canxi trong máu…
Bệnh Bướu Cổ
Bướu cổ là một dạng tổn thương tuyến giáp, xảy…
Bệnh Addison (suy tuyến thượng thận nguyên phát)
Bệnh Addison là bệnh lý khá hiếm gặp. Xảy ra…
Bệnh U Tuyến Yên

U tuyến yên là khối u lành tính (không phải ung thư). Tuy không có khả năng lây lan nhưng…

Bệnh Cường Giáp

Cường giáp là một dạng rối loạn miễn dịch gây tăng sinh hormone tuyến giáp quá mức cần thiết. Phát…

Bệnh Suy Tuyến Yên

Suy tuyến yên là một dạng rối loạn hiếm gặp gây giảm sản xuất các loại hormone do tuyến yên…

Giãn Ống Dẫn Sữa

Giãn ống dẫn sữa là mối lo ngại của không ít chị em phụ nữ bước vào độ tuổi mãn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua