Lưỡi Bản Đồ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Lưỡi bản đồ là một dạng viêm lưỡi lành tính. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh, nhưng phổ biến nhất là trẻ em. Bệnh có liên quan mật thiết đến các yếu tố di truyền, chứng nứt lưỡi hoặc các bệnh về da như vảy nến chàm... Đa số các trường hợp lưỡi địa lý đều là vô hại, có thể tự khỏi không cần điều trị y tế phức tạp.

Tổng quan

Lưỡi bản đồ (Geographic tongue) là một dạng viêm lưỡi di chuyển lành tính, không phải ung thư. Đặc trưng với những tổn thương màu đỏ, hồng, viền màu trắng, ngoằn ngoèo và lồi lõm bất định như hình bản đồ. Chúng có khả năng di chuyển và thay đổi hình dạng, tăng kích thước liên tục theo thời gian.

Lưỡi địa lý là tập hợp các tổn thương lành tính trên lưỡi với nhiều màu sắc, kích thước và hình dạng khác nhau

Đây là một dạng viêm lưỡi lành tính, không gây đau, vô hại cho sức khỏe và không có khả năng lây lan. Tuy nhiên, có tính chất tái đi tái lại, khó chữa khỏi dứt điểm. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, thường không gây triệu chứng và có xu hướng tự thuyên giảm khi trẻ lớn lên.

Căn bệnh này thường không quá phổ biến, ước tính có khoảng 3% ca mắc trên toàn thế giới. Ngoài trẻ em, người lớn cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lưỡi bản đồ, nhất là những đối tượng có tiền sử bệnh chàm, vảy nến, dị ứng, tiểu đường...

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh lưỡi bản đồ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có nhiều giả thuyết có liên quan đến sự rối loạn dẫn đến hình thành bệnh, bao gồm:

Yếu tố di truyền hoặc tổn thương nứt lưỡi được phát hiện có liên quan đến sự phát triển của lưỡi địa lý

  • Di truyền: Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa di truyền và bệnh vảy nến gây lưỡi bản đồ. Cụ thể, ở những người mắc bệnh lưỡi bản đồ thường có một biến thể gen mã hóa protein có tên interleukin-1 beta (IL-1B).
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý:
    • Bệnh da liễu như vảy nến, chàm da;
    • Các bệnh viêm nhiễm do rối loạn tự miễn dịch;
    • Bệnh tiểu đường type 1;
    • Viêm khớp phản ứng;
    • Các bệnh rối loạn di truyền khác, điển hình là u hạt mãn tính;
  • Các nguyên nhân tiềm ẩn khác:
    • Xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng, chủ yếu là các loại vitamin, khoáng chất như sắt, kẽm, acid folic, vitamin B6, B12;
    • Dung nạp các loại thực phẩm dị ứng, thức ăn cay;
    • Dị ứng không khí, kim loại và các vật liệu môi trường;
    • Thói quen nghiến răng;
    • Bị stress, căng thẳng cảm xúc kéo dài;
    • Người bị nứt lưỡi tạo ra các rãnh sâu và nếp nhăn trên lưỡi;
    • Sử dụng thuốc tránh thai;

Tham khảo thêm: Sùi mào gà ở lưỡi như thế nào, có chữa được không?

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Lưỡi bản đồ gây ra các triệu chứng đặc trưng, trong đó đáng chú ý nhất là:

Bệnh lưỡi địa lý đặc trưng với các tổn thương đỏ, hồng, thay đổi kích thước và hình dạng liên tục

  • Các đốm đỏ, hồng, mịn xuất hiện trên lưỡi với nhiều kích thước, hình dạng khác nhau;
  • Có viền trắng, xám;
  • Lưỡi có ít gai nhú (gai bảo vệ lưỡi) phủ trên lưỡi hơn bình thường;

Hầu hết các biểu hiện này thường khó được phát hiện. Chỉ khi phát triển kèm theo cảm giác nóng rát, châm chích khi ăn thức ăn cay nóng, uống nước có tính axit (cam, quýt, rượu), hút thuốc lá, đánh răng hoặc sưng hạch bạch huyết hàm dưới và bệnh nhân thăm khám sức khỏe răng miệng mới được phát hiện.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh lưỡi bản đồ, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi các triệu chứng bạn đang gặp phải và kết hợp kiểm tra lưỡi, miệng. Khi đã xác định lưỡi bản đồ, không cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Tuy nhiên, trong trường hợp không chắc chắn hoặc loại trừ các vấn đề sức khỏe khác, có thể làm sinh thiết mẫu mô lưỡi.

Chẩn đoán phân biệt lưỡi bản đồ với các bệnh lý khác như:

  • Bệnh vảy nền;
  • Bệnh chàm;
  • Viêm miệng tiếp xúc;
  • Nhiễm nấm Candida;
  • Bệnh lichen phẳng;
  • Bệnh herpes;
  • Ung thư bạch sản miệng;

Biến chứng và tiên lượng

Lưỡi bản đồ là một dạng viêm lưỡi lành tính và vô hại đối với sức khỏe. Đa số các trường hợp bệnh đều không cần điều trị, vì bệnh không gây đau nhức và có khả năng tự khỏi. Bệnh lưỡi bản đồ hoàn toàn không có khả năng đột biến ung thư hóa.

Ảnh hưởng duy nhất của bệnh đó là khả năng tái phát nhiều lần và không thể chữa khỏi dứt điểm. Gây ảnh hưởng đến việc ăn uống ngon miệng của người bệnh, nhất là khi ăn những món cay nóng, có tính axit...

Tham khảo thêm: Rát lưỡi đau họng là dấu hiệu của bệnh gì và cách trị?

Điều trị

Không có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh lưỡi địa lý. Nhưng nếu bạn đang trong giai đoạn phát bệnh, hãy thực hiện các biện pháp chăm sóc tích cực sau đây:

Súc miệng bằng dung dịch chứa chất kháng histamin hoặc chất làm tê lưỡi để xoa dịu sự khó chịu do các tổn thương lưỡi địa lý gây ra

  • Súc miệng: Thường xuyên súc miệng bằng dung dịch có chứa hoạt chất kháng histamine nhằm giảm thiểu phản ứng dị ứng.
  • Dùng thuốc: Trường hợp ngứa rát, châm chích khó chịu quá mức có thể bôi thuốc giảm đau tại chỗ trực tiếp lên lưỡi hoặc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hỗ trợ: Bổ sung vitamin B trong một số trường hợp nhằm cải thiện triệu chứng.

Ngoài ra, hạn chế ăn những món cay nóng, có tính axit, không sử dụng kem đánh răng có chứa chất tẩy mạnh, hương liệu và không hút thuốc lá nhằm giảm thiểu tối đa sự khó chịu và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến mô lưỡi, miệng đang nhạy cảm.

Phòng ngừa

Không có biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với bệnh lưỡi địa lý. Chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thông qua dự phòng các yếu tố rủi ro như:

  • Có lối sống khoa học phòng ngừa bệnh tiểu đường và các bệnh lý tự miễn.
  • Giữ vệ sinh làn da sạch sẽ nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh về da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo bồ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, kẽm, acid folic, vitamin B6 & B12.
  • Kiểm soát căng thẳng, thư giãn đầu óc bằng nhiều hình thức có lợi như tập thể dục, đi bộ, yoga, thiền định và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân tại sao tôi mắc bệnh lưỡi địa lý?

2. Chẩn đoán lưỡi địa lý bằng cách nào? Làm sao để phân biệt với các bệnh lưỡi/ miệng khác?

3. Tổn thương lưỡi địa lý đặc trưng với những dấu hiệu nào?

4. Bệnh lưỡi địa lý có lây lan khi hôn hoặc ăn uống chung không?

5. Tổn thương lưỡi địa lý có tự lây sang các bộ phận khác của miệng không?

6. Bệnh lưỡi địa lý có nguy hiểm không?

7. Bệnh lưỡi địa lý có chữa khỏi được không?

8. Phương pháp điều trị lưỡi địa lý tốt nhất?

9. Tôi nên ăn uống như thế nào khi đang bị lưỡi địa lý?

10. Tôi cần làm gì để ngăn bệnh lưỡi địa lý tái phát?

Lưỡi địa lý đơn thuần chỉ là những tổn thương vô hại xuất hiện trên lưỡi và không gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh không cần quá lo lắng trước căn bệnh này. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo tốt nhất nên chủ động thăm khám để chẩn đoán xác định, loại trừ các bệnh lý nguy hiểm khác.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Viêm đường hô hấp trên Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Trên
Viêm đường hô hấp trên là tập hợp các bệnh tại đường hô hấp phía trên như hầu, mũi, thanh quản và xoang. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ…
Bệnh Viêm Màng Nhĩ Bọng Nước
Viêm màng nhĩ bọng nước là một dạng nhiễm trùng…
Bệnh Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một trong những dạng ung…
Bệnh viêm họng mãn tính
Bệnh viêm họng mãn tính xảy ra khi nhiễm trùng…
Bệnh Liệt Cơ Mở Thanh Quản

Liệt cơ mở thanh quản là tình trạng suy giảm chức năng dây thanh quản, ảnh hưởng đến khả năng…

Bệnh Sưng tuyến mang tai

Sưng tuyến mang tai là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm tuyến nước bọt. Hoặc nghiêm…

Polyp dây thanh quản Bệnh Polyp Dây Thanh Quản

Polyp dây thanh quản là bệnh lý tai mũi họng thường gặp. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến giọng…

Bệnh viêm xoang Bệnh Viêm Xoang

Viêm xoang là bệnh lý Tai - Mũi - Họng có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam. Bản chất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua