Rát lưỡi đau họng là dấu hiệu của bệnh gì và cách trị?
Rát lưỡi đau họng thường do các bệnh lý răng miệng, viêm họng và trào ngược thực quản. Cần sớm xác định nguyên nhân để có các phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Rát lưỡi đau họng là triệu chứng của bệnh gì?
Rát lưỡi là tình trạng thường gặp, chủ yếu do ăn nhiều thức ăn chua cay, cắn trúng lưỡi… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, dấu hiệu này đi kèm với đau họng, liên quan đến nhiều bệnh lý. Những nguyên nhân gây rát lưỡi đau họng thường gặp gồm:
1. Loét miệng
Loét miệng thường gặp ở những người có thói quen ăn uống quá cay, nội tiết tố thay đổi, đôi khi do áp lực, stress… Tình trạng này ảnh hưởng đến bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng, nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến lưỡi, phía trong má và môi.
Vết loét thường nhỏ tròn có bờ đỏ và đáy trắng, đau rát khi chạm vào lúc ăn uống. Trong nhiều trường hợp, loét miệng còn kèm theo cảm giác đau họng. Đa phần, tình trạng này thường tự khỏi mà không cần điều trị.
2. Nấm miệng
Trong miệng, cổ họng và cả đường tiêu hóa luôn có sự khu trú của nấm candida. Thông thường, hệ miễn dịch hoạt động tốt giúp cơ thể kiểm soát và ức chế quá trình sinh sôi của chúng.
Khi hệ miễn dịch suy yếu, nấm sinh sôi và tấn công dẫn đến bệnh nấm miệng. Triệu chứng thường gặp gồm xuất hiện các mảng trắng, vàng trong khoang miệng, đau họng rát lưỡi rất khó chịu.
3. Viêm họng
Bệnh viêm họng khởi phát khi niêm mạc họng bị viêm do các loại vi khuẩn hay virus gây ra. Bệnh được đặc trưng bởi biểu hiện đau rát và sưng đỏ cổ họng, ngứa họng, nuốt vướng hoặc khó nuốt.
Đôi khi viêm họng có thể gây đau họng kèm theo rát lưỡi, ho nhiều, sốt, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Bệnh cần được điều trị để tránh dẫn đến viêm họng mãn tính.
4. U lưỡi
U lưỡi có thể gây rát lưỡi đau họng. Khối u có thể là 1 mảng đỏ, trắng hay nốt cứng trên lưỡi kéo dài không khỏi. Những người bị u lưỡi còn có những triệu chứng sau: Tê cứng lưỡi, đau khi nuốt hay chảy máu lưỡi nhiều.
Tùy thuộc vào từng trường hợp mà khối u có thể là lành tính hay ác tính. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hãy sớm thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường.
5. Trào ngược dạ dày thực quản
Hội chứng này đặc trưng bởi tình trạng acid dịch vị tăng tiết, dư thừa, trào ngược lên trên thực quản và họng. Ngoài triệu chứng ợ hơi, ợ chua thì người bệnh còn gặp các vấn đề như đau họng, rát lưỡi, hôi miệng.
Nguyên nhân là do acid thường xuyên trào ngược khiến cho niêm mạc họng, đôi khi là lưỡi bị bào mòn. Đồng thời thức ăn cũng trào ngược tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Từ đó làm phát triển các triệu chứng khó chịu.
Những ảnh hưởng của triệu chứng rát lưỡi đau họng
Tùy thuộc vào nguyên nhân kích hoạt mà triệu chứng rát lưỡi đau họng sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Triệu chứng này thường gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống và cuộc sống.
Đau rát thường nặng nề hơn khi nuốt khiến người bệnh chán ăn, ăn uống không ngon miệng. Điều này gây thiếu chất dẫn đến mệt mỏi, suy kiệt sức lực.
Ngoài ra, các bệnh liên quan như loét miệng, nấm miệng, viêm họng, trào ngược dạ dày nếu không được điều trị sớm cũng dễ phát sinh biến chứng. Nhất là khi tình trạng viêm nhiễm lan rộng với mức độ nặng nề. Đặc biệt u lưỡi có thể là khối u ác, đe dọa đến tính mạng.
Các khắc phục triệu chứng rát lưỡi đau họng
Đối với triệu chứng rát lưỡi đau họng, muốn điều trị triệt để cần xác định rõ nguyên nhân. Do đó người bệnh cần thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và có hướng can thiệp phù hợp.
Ngoài dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh có thể áp dụng những cách dưới đây để cải thiện:
1. Rửa lưỡi bằng nước lạnh
Dùng nước lạnh rửa lưỡi nếu rát lưỡi đau họng do cắn phải lưỡi. Biện pháp này sẽ ức chế tạm thời tình trạng đau rát, giảm sưng.
Ngoài ra, rửa lưỡi giúp loại bỏ chất bẩn, thức ăn, mảng bám và máu, giúp phòng tránh tốt hơn tình trạng nhiễm trùng. Sau khi làm sạch lưỡi, bạn ngậm 1 viên đá để giảm sưng và đau hiệu quả hơn.
2. Dùng nước muối ấm súc miệng
Dùng nước muối ấm súc miệng giúp làm giảm rát lưỡi, giảm đau và làm dịu cổ họng. Nước muối có đặc tính kháng viêm, làm sạch và kháng khuẩn rất tốt nên sẽ giúp giảm viêm, ức chế được vi khuẩn trong khoang miệng và hầu họng.
Chỉ cần dùng 6g muối khuấy tan trong 100ml nước rồi súc miệng trong 30 giây. Khi súc miệng bạn cần ngửa cổ ra phía sau trong 5 – 10 giây.
3. Tránh thực phẩm cay nóng
Trong nhiều trường hợp, rát lưỡi đau họng là triệu chứng phát sinh khi thường xuyên ăn đồ cay nóng. Đa phần các loại thức ăn quá cay sẽ làm phỏng niêm mạc vùng miệng và gây kích ứng cổ họng. Từ đó để lại các vết loét không chỉ gây đau rát mà còn tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại tấn công.
Cách tốt nhất là tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng như món ăn có chứa nhiều tiêu, ớt hay mù tạt. Điều này giúp tổn thương ở lưỡi có điều kiện lành lại.
4. Ưu tiên thức ăn mềm
Tránh các loại thực phẩm khô cứng. Nên ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa chua, sinh tố… Điều này sẽ hạn chế kích ứng niêm mạc lưỡi và cổ họng đang bị tổn thương.
5. Tránh đồ ăn quá lạnh hay đồ uống có cồn
Tránh đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng vì chúng có thể gây kích ứng và khiến triệu chứng nặng nề thêm. Bạn chỉ nên ăn các loại đồ ăn có nhiệt độ tương ứng với nhiệt độ phòng.
Ngoài ra cần tránh các loại thức uống như rượu, cà phê, đồ uống có gas, có cồn trong ít nhất 2 ngày. Các loại thức uống này sẽ khiến niêm mạc họng bị kích ứng nhiều hơn, ức chế quá trình phục hồi, đôi khi còn làm trầm trọng thêm triệu chứng.
Rát lưỡi đau họng là triệu chứng gây ra nhiều khó chịu, nhất là khi ăn uống. Tốt nhất người bệnh vẫn nên thăm khám sớm khi tình trạng không tự khắc phục sau vài ngày chăm sóc tại nhà.
THAM KHẢO THÊM:
- Viêm họng cấp J02 là gì? Cách điều trị mau khỏi
- Đau họng sốt là viêm họng hay bệnh gì, nguy hiểm không?
Bình luận (1)
Mẹ e có bị đau lưỡi đã lâu khám ở bệnh viện bạch mai cũng k khỏi