Khàn tiếng nhưng không đau họng do đâu & cách khắc phục?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Khàn tiếng nhưng không đau họng thường gặp mùa đông, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị mất tiếng khi không được điều trị.

Nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng

Khàn tiếng là sự thay đổi bất thường ở giọng nói, thường xảy ra do bệnh viêm họng, đặc biệt là vào mùa đông. Tuy nhiên nhiều trường hợp bị khàn tiếng nhưng không đau họng vì những nguyên nhân dưới đây:

khàn tiếng nhưng không đau họng
Khàn tiếng nhưng không đau họng cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý nguy hiểm.

1. U nang / polyp dây thanh âm

Khối u ở dây thanh âm có thể là nguyên nhân khiến bạn bị khàn tiếng nhưng không bị đau rát cổ họng. Tình trạng này phổ biến ở những người thường xuyên phải nói nhiều, nói quá to (như giáo viên, MC…) làm tổn thương vùng họng.

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Trong bệnh trào ngược dạ dày, axit và thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản và họng. Điều này có thể gây tổn thương dây thanh âm và khiến bạn bị khàn tiếng. 

Trong nhiều trường hợp, trào ngược dạ dày thực quản gây ho, viêm họng. Cần điều trị căn nguyên để sớm khắc phục.

3. Suy giáp, ung thư tuyến giáp

Bệnh suy giáp và ung thư tuyến giáp khiến tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả. Cùng với sự phát triển của khối u, dây thanh quản bị chèn ép và tổn thương. Cuối cùng dẫn đến tình trạng khàn tiếng.

khàn tiếng nhưng không đau họng
Ung thư tuyến giáp khiến người bệnh bị khàn tiếng nhưng không đau họng

4. Bệnh lý về thần kinh

Khàn tiếng có thể gặp ở những người mắc các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như đa xơ cứng, Parkinson,… Những bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thanh quản, khiến bệnh nhân bị khan tiếng, mất giọng. 

5. Liệt dây thần kinh thanh quản

Một số bệnh nhân bị khàn tiếng do bị liệt dây thần kinh thanh quản. Sau các phẫu thuật tuyến giáp hoặc tim, dây thanh quản có thể bị tổn thương và khiến người bệnh không thể nói rõ được. Với tình trạng này, nếu không chữa trị sẽ rất dễ bị mất tiếng vĩnh viễn.

6. Sử dụng corticosteroid dạng hít

Dùng corticosteroid dạng hít trong thời gian dài có thể dẫn đến khàn tiếng nhưng không đau họng. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân bị hen hoặc COPD. 

7. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá quá nhiều hoặc hít khói thuốc có thể làm thay đổi giọng nói nhưng không gây đau họng. Nguyên nhân là do thói quen này có thể ảnh hưởng đến phổi và dây thanh quản. 

8. Viêm thanh quản

Thời tiết thay đổi liên tục và người bệnh nói quá nhiều có thể khiến cho dây thanh quản bị viêm. Từ đó dẫn đến khàn tiếng nhưng không đau họng. Để ngăn ngừa, bạn cần học cách điều tiết, kiểm soát giọng nói và giữ ấm vùng cổ.

9. Viêm họng, viêm amidan

khàn tiếng nhưng không đau họng
Viêm amidan là nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng

Viêm họng, viêm amidan thường gây sưng đỏ niêm mạc họng, đau họng, ho, khàn giọng, có đờm đặc. Tuy nhiên một số trường hợp có thể không bị đau họng, đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi sau điều trị.

10. Dị ứng thời tiết

Ở những người có cơ địa nhạy cảm, thời tiết thay đổi liên tục hoặc quá lạnh có thể gây kích ứng cổ họng dẫn đến khàn tiếng. Ngoài ra những người bị dị ứng thời tiết còn có triệu chứng ngứa họng, ngứa mũi, phát ban da, chảy nước mắt, nước mũi…

Mặt khác nước mũi chảy ngược vào cổ họng sẽ khiến cho người bệnh bị khàn tiếng liên tục và sưng đỏ ở cổ họng do ho nhiều.

11. Hít phải dị vật, tiếp xúc với chất kích thích 

Bệnh nhân tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, hít phải các dị vật bên ngoài sẽ rất dễ bị khàn tiếng nhưng không đau họng. Ngoài ra, các chất tẩy rửa được sử dụng trong gia đình cũng là một trong những tác nhân gây ra tình trạng khàn tiếng cho người bệnh.

12. Chấn thương

Một số chấn thương ở cổ họng do tai nạn cũng có thể làm thay đổi giọng nói của người bệnh nhưng không đau họng. Các chấn thương có thể là tai nạn lao động, tai nạn giao thông, đặt nội khí quản, nội soi phế quản,… làm tổn thương dây thanh âm và khiến tiếng nói phát ra không rõ ràng. 

13. Chứng khó phát âm 

Với trường hợp bất thường về hệ thần kinh sẽ khiến cho người bệnh gặp phải chứng khó phát âm do co thắt (spasmodic dysphonia). Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các khối cơ ở vùng thanh quản. Đồng thời khiến cho giọng nói của người bệnh bị vỡ, khan tiếng.

Khàn tiếng nhưng không đau họng – Cách khắc phục?

Với tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng, người bệnh nên sớm thăm khám. Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Điều trị y tế

Hầu hết mọi người được điều trị bằng thuốc. Những loại thường dùng gồm:

  • Kháng sinh
  • Thuốc chống dị ứng
  • Thuốc kháng viên
  • Dùng viên ngậm
  • Thuốc trị trào ngược dạ dày…
khàn tiếng nhưng không đau họng
Người bị khàn tiếng nhưng không đau họng nên tiến hành thăm khám và chữa trị sớm

Điều trị tại nhà

  • Hạn chế ăn, uống những thực phẩm lạnh như nước đá, kem, sữa chua lạnh,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, uống nước ấm là cách giúp cải thiện khàn tiếng hiệu quả.
  • Thường xuyên súc miệng với nước muối và ngậm nước ấm pha mật ong.
  • Ngưng hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng đến vùng họng.
  • Giữ nhiệt độ phòng thích hợp.
  • Khi thời tiết trở lạnh, người bệnh giữ ấm cho vùng cổ.
  • Dùng máy tạo độ ẩm khi thời tiết hanh khô.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng để bệnh nhanh chóng khỏi.
  • Thường xuyên theo dõi và thăm khám theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
khàn tiếng nhưng không đau họng
Súc miệng bằng nước muối cải thiện tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng

Khàn tiếng nhưng không đau họng xảy ra do nhiều nguyên nhân. Người bệnh nên thăm khám để có cách điều trị tốt nhất.

THAM KHẢO THÊM:

Chia sẻ:
Viêm họng xung huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm họng xung huyết thường gặp trong thời điểm chuyển mùa. Đây là một loại viêm họng nguy hiểm, cần…

Vòm họng nổi cục có phải dấu hiệu của ung thư vòm họng?

Vòm họng nổi cục là một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư vòm họng. Tuy nhiên triệu…

Viêm họng có lây không? Giải đáp từ bác sĩ

Hầu hết các trường hợp, viêm họng thường xảy ra kèm với cảm cúm hoặc ho. Do đó, không ít…

Bệnh viêm họng hạt có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh viêm họng hạt có lây không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bản chất bệnh lý này…

Viên ngậm Tyrotab điều trị viêm họng và những thận trọng khi sử dụng

Viên ngậm Tyrotab chứa hoạt chất Tyrothricin và Tetracain hydroclorid, có tác dụng điều trị bệnh viêm họng. Ngoài ra…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua