Viêm xoang sàng sau có mổ được không? Điều cần biết
Viêm xoang sàng sau có mổ được không? Phẫu thuật là một phương pháp điều trị hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp cung cấp chi tiết những điều cần biết về hình thức điều trị này đến bạn đọc.
Viêm xoang sàng sau có mổ được không?
Đối với phương pháp mổ thì bệnh sẽ được kiểm soát lâu hơn, mặc dù sau khả năng tái phát bệnh vẫn có thể xảy ra nhưng không đáng kể. Không phải lúc nào phương pháp điều trị ngoại khoa cũng được khuyến khích, hình thức này chỉ được áp dụng với những bệnh nhân không đáp ứng điều trị nội khoa, hoặc người bệnh bị viêm xoang cấp tính.
Nếu như những triệu chứng chỉ mới tiến triển trong 4 tuần sẽ được điều trị bằng thuốc, nếu điều trị viêm xoang mãn tính kéo dài hơn 12 tuần và thường xuyên tái lại thì bác sĩ sẽ cân nhắc mổ viêm xoang cho bệnh nhân. Những trường hợp bệnh nhân được ưu tiên điều trị bằng phương pháp mổ:
- Những bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính không đáp ứng hiệu quả sử dụng thuốc.
- Viêm xoang tái phát nhiều hơn 4 – 5 đợt/năm, triệu chứng trong từng đợt tái bệnh nghiêm trọng hơn.
- Những biến chứng của bệnh viêm xoang có tiến triển ngày càng nghiêm trọng.
- Nguyên nhân gây viêm xoang do nấm hoặc bệnh kèm theo dấu hiệu bị polype mũi
- Người bệnh bị phì đại cuống mũi, lệch vách ngăn mũi, hoặc xẹp lõm xoang hàm,…
- Bệnh nhân bị dị ứng với thuốc hoặc những người cao tuổi bị viêm xoang lâu năm.
Ngoài ra những bệnh nhân bị viêm xoang do những nguyên nhân ngoại tạo như chấn xương, phù nề, dị ứng cũng có thể điều trị bằng cách mổ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, chỉ những trường hợp thật sự cần thiết thì người bệnh mới được phẫu thuật.
Đọc thêm: Viêm Xoang Khạc Ra Máu Nguy Hiểm Như Thế Nào? Cách Điều Trị
Quy trình mổ viêm xoang sàng sau
Quy trình mổ xoang nội soi chữa viêm xoang sàng được thực hiện sau khi bệnh nhân được gây mê. Quy trình mổ được diễn ra tuần tự theo các bước sau đây:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê và đặt một ống bằng nhựa (ống nội khí quản) vào bên trong miệng của bệnh nhân. Ống nhựa sẽ được đưa vào tận khí quản để cho người bệnh có thể thở trong quá trình phẫu thuật.
- Quá trình phẫu thuật sẽ được thực hiện bên trong mũi và không rạch bên ngoài da. Thông qua hình ảnh nội soi được chiếu trên màn hình bằng dụng cụ rất nhỏ được dùng cho phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ biết được những vùng bị tổn thương của xoang mũi.
- Tiếp đến, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các bệnh tích bên trong mũi xoang và làm rộng các lỗ thông xoang, giúp phục hồi các dẫn lưu trong các xoang. Với phương pháp mổ xoang này, bác sĩ sẽ chỉnh hình vách ngăn mũi, đốt cuống mũi, cắt cuống mũi dễ dàng hơn.
Thời gian thực hiện các phẫu thuật sẽ mất khoảng 1 giờ hoặc ít hơn. Người bệnh phải đặt hai miếng xốp vào hốc mũi mới có thể cầm máu. Sau khoảng 24 – 48 giờ, bác sĩ sẽ lấy miếng xốp này ra.
Tham khảo thêm: Bệnh viêm xoang có gây mất ngủ – Nguyên nhân và cách xử lý
Nhược điểm của phương pháp mổ viêm xoang sàng sau
- Tái phát: Sau mổ viêm xoang, bệnh vẫn có thể tái phát, nhất là đối với những người có sức đề kháng yếu.
- Chức năng mũi bị ảnh hưởng do khi phẫu thuật, cấu trúc vách ngăn mũi và niêm mạc xoang bị can thiệp, làm thay đổi cấu trúc giải phẫu tự nhiên.
- Sau thời gian phẫu thuật, người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
- Nguy cơ xấu nhất khi mổ nội soi xoang mũi là sau khi mổ người bệnh sẽ gặp phải những tổn thương ở ống lệ hoặc túi lệ, nhiễm trùng, hoặc tắc bí hệ thống thông xoang hàm sau mổ.
Ở số ít những trường hợp, người bệnh nếu gặp biến chứng ở thị giác, viêm tai, nếu như không can thiệp sớm sẽ dẫn đến mù lòa, rò dịch não tủy, viêm màng não, tai biến, tổn thương tổ chức não…
Gợi ý: Viêm xoang có mủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Lưu ý khi mổ viêm xoang sàng sau
Nếu như bệnh nhân nằm trong nhóm không phù hợp với phương pháp mổ, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị nội khoa, kết hợp điều trị bảo tồn để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của triệu chứng.
Cũng nên lưu ý, bệnh viêm xoang có thể tái phát sau mổ nên người bệnh cần có những cách điều trị bệnh đúng đắn để tình trạng này không xảy ra.
- Mỗi tuần 2 – 3 lần nên xông mũi với tinh dầu.
- Vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Trong điều kiện làm việc văn phòng, thường xuyên tiếp xúc với máy lạnh, hoặc khi thời tiết chuyển lạnh, người bệnh nên giữ ấm phần đầu, mũi, họng.
- Người bệnh nhân sử dụng khẩu trang khi ra đường.
- Những bệnh liên quan đến tai mũi họng thường hay đi kèm nhau nên người bệnh cần chủ động phòng tránh.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, do các vi khuẩn gây sâu răng cũng có thể gây viêm nhiễm khu vực tai mũi họng.
- Để kích thích máu lưu thông đến các xoang, mỗi khi thức dậy bạn nên xoa 2 bàn tay lại với nhau và áp lên vùng cánh mũi trong 5 phút.
Bài viết đã thông tin về vấn đề người bị viêm xoang sàng sau có mổ được không.. Trước hết nếu như bệnh chưa có tiến triển nghiêm trọng thì phương pháp điều trị nội khoa vẫn sẽ được ưu tiên. Điều trị bệnh sớm sẽ giúp bạn phòng tránh được những nguy cơ xấu xảy ra.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm xoang gây ù tai có nguy hiểm không? Xử lý như thế nào?
- Lỗ mũi có mùi hôi có phải dấu hiệu của bệnh viêm xoang?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!