Các cấp độ của bệnh trĩ – Cách nhận biết & độ nguy hiểm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Búi trĩ hình thành không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy nhưng khi chuyển sang giai đoạn nặng chúng sẽ tăng dần kích thước và gây sưng tấy, đau nhức ở hậu môn. Tùy thuộc vào các cấp độ của bệnh trĩ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Tìm hiểu chung về bệnh trĩ

Bệnh trĩ hình thành khi các cụm tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị giãn hoặc sưng. Một khi các tĩnh mạch này sưng lên sẽ gây tích tụ máu và tạo thành các búi trĩ gây đau nhức, khó chịu ở hậu môn.

Các cấp độ của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có những cấp độ nào và cấp độ nào là nguy hiểm?

Bệnh trĩ chia thành ba loại chính:

  • Trĩ nội: Búi trĩ hình thành bên trong hậu môn, không thể nhìn thấy bằng mắt. Khi búi trĩ lớn dần, chúng có thể sa ra ngoài hậu môn.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành ở xung quanh ống hậu môn, có thể quan sát thấy và gây đau. Nếu ấn vào, búi trĩ có thể trôi ra ngoài.
  • Trĩ hỗn hợp: Kết hợp cả hai loại trĩ nội và ngoại.

Mỗi loại trĩ có các cấp độ phát triển khác nhau. Ban đầu, các trường hợp mới phát triển thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển sang cấp độ nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Do đó, việc hiểu rõ về các cấp độ khác nhau của bệnh trĩ là rất quan trọng. Điều này giúp bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, giảm thiểu thời gian và chi phí.

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội thường gây ra các triệu chứng như đau nhức, ngứa hoặc khó chịu ở hậu môn. Cũng có thể xuất hiện tình trạng chảy máu khi đi vệ sinh do phân đi qua trực tràng kích thích búi trĩ nội.

Tuy nhiên, trĩ nội thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi nếu bệnh nhân thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trĩ không tự khỏi mà ngày càng trở nên nghiêm trọng, cần thăm khám và điều trị.

các cấp độ của trĩ nội
Bệnh trĩ nội chia làm 4 cấp độ tương ứng với 4 giai đoạn khác nhau

Tham khảo thêm: Bệnh Trĩ Có Lây Không? Làm Sao Phòng Ngừa Hiệu Quả?

Cấp độ 1

Giai đoạn hình thành của bệnh trĩ, hay còn được gọi là giai đoạn mới khởi phát, là thời điểm bệnh trĩ chưa gây ra tổn thương nhiều. Trong giai đoạn này, điều trị thường dễ dàng hơn và khả năng chữa dứt điểm cao hơn.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ nội cấp 1 là đại tiện ra máu, thường chỉ trong vài ngày và không nhiều. Búi trĩ còn nhỏ, không sa ra ngoài, nhưng cũng gây đau nhức khi đi đại tiện, đặc biệt khi phân cứng có thể gây tổn thương hậu môn.

Cấp độ 2

Khi bước vào giai đoạn này, búi trĩ đã lớn và có thể sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, sau đó tự co lại. Máu có thể chảy nhiều hơn trong quá trình này. Người bệnh cũng có thể cảm nhận đau nhức và ngứa ở hậu môn do sưng viêm khu vực này.

Cấp độ 3:

Ở cấp độ 3, búi trĩ tăng dần kích thước và niêm mạc hậu môn trực tràng dày hơn khiến búi trĩ sa ra ngoài hậu môn mà không thể tự co lại. Muốn búi trĩ co lại trừ khi người bệnh dùng tay đẩy vào bên trong.

trĩ nội độ 3
Trĩ nội độ 3 có thể sa ra ngoài và gây khó chịu khi đi đại tiện

Cấp độ 4:

Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ nội. Khi đó búi trĩ hoàn toàn tuột ra ngoài, ngay cả khi dùng tay nhét vào.

Ở cấp độ này, người bệnh cần điều trị gấp, bởi búi trĩ gây cản trở tĩnh mạch hồi lưu khiến máu tích tụ ở búi trĩ gây sa nghẹt hoặc hoại tử, đồng thời kèm theo tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm.

Tham khảo thêm: Cắt Trĩ Bằng Phương Pháp HCPT Bao Nhiêu Tiền & Cắt Ở Đâu?

Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại tương tự như bệnh trĩ nội, nhưng do búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn, người bệnh thường cảm thấy đau nhức dữ dội khi đi ngoài, ngồi xuống hoặc tham gia các hoạt động thể chất khác. Các cấp độ là:

  • Cấp độ 1: Búi trĩ nhỏ bắt đầu phát triển dưới đường lược và nhô ra ngoài hậu môn. Mặc dù nhỏ, chúng có thể tự thụt vào bên trong và ít ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.
  • Cấp độ 2: Búi trĩ lớn hơn, có thể tự co lại nhưng cũng có thể tiết dịch gây ẩm ướt hậu môn và vùng xung quanh.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ lớn và dễ bị tắt mạch, gây đau nhức và chảy máu khi ngồi hoặc hoạt động.
  • Cấp độ 4: Cấp độ nguy hiểm nhất, có thể gây nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
các cấp độ của bệnh trĩ
Giống với bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại cũng chia làm 4 giai đoạn khác nhau

Các cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp bao gồm cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Thường không phân biệt cấp độ vì khi xuất hiện, bệnh đã ở mức độ nguy hiểm cần điều trị ngay.

Người bệnh khi gặp triệu chứng nên thăm khám và điều trị tại bệnh viện theo chỉ định của chuyên gia để tránh biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ hình thành và chuyển nặng

Để phòng ngừa bệnh trĩ, cần tuân thủ các biện pháp sau:

  • Uống đủ nước: Hãy uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Việc uống nước cũng giúp kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
  • Bổ sung chất xơ: Ăn thực phẩm giàu chất xơ hàng ngày (20 – 30 gram) để ngăn chặn tình trạng táo bón và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Tránh ngồi hoặc đứng lâu: Đứng lên và đi lại sau mỗi 30 – 45 phút ngồi hoặc đứng để giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Giữ tâm lý thoải mái: Thư giãn mỗi khi đi tiêu để tránh căng thẳng gây táo bón và tăng áp lực trong trực tràng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Trên đây là các cấp độ của bệnh trĩ, người bệnh có thể tham khảo. Để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như từng cấp độ và cách điều trị, bệnh nhân vui lòng liên hệ trực tiếp đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Lời khuyên hữu ích cho người mắc bệnh trĩ

Lời khuyên khi bị bệnh trĩ phổ biến nhất là duy trì một chế độ ăn uống giàu chất xơ…

Bà bầu có cắt trĩ được không hay phải đợi sau sinh? Bà bầu có cắt trĩ được không hay phải đợi sau sinh?

Trĩ là một trong những vấn đề thường gặp khi mang thai, bệnh xuất phát từ những thay đổi về…

Bà bầu bị trĩ sinh thường có an toàn cho mẹ và con không?

Trong hầu hết các trường hợp, bà bầu bị trĩ sinh thường vẫn được kiểm soát một cách an toàn.…

Các biểu hiện của bệnh trĩ nội nên biết để điều trị

Bác sĩ thường căn cứ vào các biểu hiện của bệnh trĩ nội để đoán được mức độ nặng nhẹ…

thuốc co búi trĩ Có thuốc co búi trĩ lên không? Loại nào tốt hiện nay?

Thuốc co búi trĩ thường được sử dụng trong trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại ở mức độ 1 và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua