10 Cách Chữa Bệnh Trĩ Sau Sinh (Lòi Dom) Hiệu Quả Nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh trĩ sau sinh (lòi dom) là giai đoạn bệnh trĩ nặng bắt nguồn từ việc giãn nở quá mức của các tĩnh mạch hậu môn trực tràng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là tổng hợp 10 cách chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả nhất chị em sau sinh nên tham khảo và áp dụng.

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? 

Trĩ là căn bệnh dễ xảy ra do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do chính những thói quen sinh hoạt hằng ngày kém khoa học. Bệnh thường phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi và phụ nữ sau sinh là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng khác.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh sẽ không thể tự khỏi, vì vậy bắt buộc chị em phụ nữ phải tự chủ động tìm cách điều trị. Tùy theo từng trường hợp bệnh nặng hay nhẹ, triệu chứng nhiều hay ít mà việc áp dụng các cách điều trị sẽ khác nhau. Tốt nhất nên thăm khám sớm để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bằng biện pháp thích hợp. 

TOP 10 cách chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả

Bị bệnh trĩ sau khi sinh là giai đoạn khá nhạy cảm, người mẹ phải nuôi con bằng sữa mẹ nên việc dùng các loại thuốc trị bệnh trĩ dạng uống trực tiếp thường không được khuyến khích vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. 

Thay vào đó, chị em có thể tham khảo áp dụng một số cách chữa trĩ sau sinh tại nhà để phần nào kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn tiến triển của bệnh cũng như phòng ngừa các biến chứng bệnh trĩ nguy hiểm. 

1. Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh bằng các dược liệu tự nhiên

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ sử dụng dược liệu tự nhiên được xem là giải pháp chữa bệnh an toàn nhất cho phụ nữ sau sinh. Vì đây không phải thuốc kháng sinh nên chỉ cần kiên trì áp dụng trong một thời gian sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Phương pháp này phù hợp với những người mắc trĩ nhẹ, triệu chứng đơn giản.

Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh bằng các dược liệu tự nhiên
Ngâm rửa hậu môn bằng nước rau diếp cá là mẹo dân gian giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng sưng viêm, đau rát búi trĩ

Một số mẹo dân gian chữa trĩ sau sinh phổ biến như: 

  • Rau diếp cá: Dùng một nắm rau diếp cá rửa sạch, cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước và 1 thìa muối tinh. Khi nước sôi lên thì vặn nhỏ lửa rồi đun thêm 15 phút. Đổ nước ra chậu và tiến hành xông hậu môn, búi trĩ.  
  • Đu đủ xanh: Dùng 1 quả đu đủ xanh, còn tươi và chứa nhiều nhựa. Bổ đôi quả đu đủ và úp hai nửa đu đủ vào hai bên chân theo hướng cuống đu đủ quay lên trên sao cho nhựa đu đủ chảy xuống búi trĩ. 
  • Củ ấu: Dùng vỏ củ ấu sấy khô, mang đi đốt tồn tính rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng một ít bột củ ấu trộn với dầu vừng rồi đắp lên hậu môn giống như bôi thuốc. 
  • Vừng đen: Nấu cháo vừng đen với thịt nạc heo ăn hằng ngày giúp hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh trĩ và giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.

Gợi ý: Bệnh Trĩ Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa

2. Chữa lòi dom sau sinh bằng thuốc bôi trĩ

Một số trường hợp phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ độ nhẹ, chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh dùng tại chỗ có chứa chiết xuất các thành phần tự nhiên để cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe và chất lượng sữa mẹ vì không hấp thu toàn thân. 

Ưu điểm của các loại thuốc này chính là phát huy công dụng làm giảm triệu chứng trĩ như ngứa ngáy, đau rát khi vận động, đặc biệt khi đi đại tiện, giảm thiểu tình trạng chảy máu, kích thích thu nhỏ búi trĩ. 

Chữa lòi dom sau sinh bằng thuốc bôi trĩ
Dùng thuốc bôi chữa trĩ là giải pháp hiệu quả và an toàn cho phụ nữ sau sinh

Ngoài thuốc bôi thì dùng thuốc đặt trĩ cũng là một cách chữa trị hiệu quả, an toàn phù hợp với phụ nữ sau sinh. Thuốc được bào chế dưới dạng viên hình viên đạn dễ sử dụng. Khi đặt vào trong ống hậu môn, thuốc sẽ nhanh chóng tan ra và hấp thu vào lớp niêm mạc, phát huy tác dụng chữa trĩ hiệu quả. 

3. Ngâm chân nước ấm – Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả

Ngâm chân trong nước ấm được biết đến với khả năng kích thích sự thư giãn các dây thần kinh, giúp người bệnh thoải mái, thả lỏng, cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ. Không những vậy, đây còn là một trong những mẹo dân gian theo kinh nghiệm chữa bệnh trĩ từ đời xưa vô cùng hiệu quả. 

Đun sôi nước ấm cùng vài lát gừng tươi, đổ ra chậu và pha thêm một ít muối, khuấy cho tan đều, đợi nước có độ ấm vừa phải rồi đặt chân trực tiếp vào trong chậu khoảng 20 phút. Vừa ngâm vừa kết hợp với xoa bóp lòng bàn chân nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu, tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể, trong đó có nhu động ruột, giúp mẹ sau sinh đi đại tiện dễ dàng và làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ.

4. Nằm ngủ nghiêng một bên giúp chữa trĩ sau sinh 

Phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ đều có chung một cảm giác là đau rát, khó chịu ở hậu môn, thậm chí khi sờ vào cảm nhận được búi trĩ bị sa ra ngoài. Những triệu chứng này không chỉ gây phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là giấc ngủ của mẹ khi rất khó để nằm ngủ trong tư thế thoải mái nhất. 

Theo các chuyên gia, nằm ngửa hoặc nằm sấp là những tư thế không hề tốt cho người mắc bệnh trĩ. Đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh tốt nhất nên chọn tư thế nằm nghiêng sang một bên để vừa giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ, giảm đau nhức, ngủ ngon hơn mà tư thế này cũng giúp làm giảm bớt sự ứ đọng máu tại hậu môn. 

5. Chườm lạnh giúp giảm đau trĩ tức thì

Chườm đá lạnh là mẹo giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh trĩ như đau rát, ngứa ngáy và cầm máu búi trĩ. Bởi nhiệt lạnh có tác dụng làm giảm sự kích ứng, kích thích làm co búi trĩ một cách tự nhiên và ức chế khả năng cảm thụ cơn đau ở người bệnh.

Để thực hiện hiệu quả việc chườm đá lạnh giảm triệu chứng trĩ, mẹ nên cho đá vào miếng vải rồi chườm chứ không nên dùng đá chườm trực tiếp lên búi trĩ. 

Chườm lạnh giúp giảm đau trĩ tức thì
Chườm đá lạnh giúp giảm kích ứng, đau rát và ngứa ngáy hậu môn

Tham khảo thêm: Muốn tập GYM khi bị bệnh trĩ – Đọc ngay bài viết này

6. Ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm

Tương tự như các cách vệ sinh khác, ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau rát, sưng viêm nhờ khả năng ngăn chặn các kích ứng ở hậu môn.

Trong một số trường hợp để tăng khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ sử dụng thêm các loại thuốc có đặc tính kháng khuẩn, điển hình như povidone – iodine  pha vào nước ngâm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể pha thêm muối, baking soda hoặc giấm vào nước ấm để giúp làm dịu da, giảm kích ứng. 

7. Nằm xuống nghỉ ngơi khi bị đau trĩ

Khi cảm nhận được cơn đau nhức, rát buốt tại hậu môn mẹ nên dừng công việc đang làm và nằm xuống nghỉ ngơi. Mẹ chỉ cần chọn một chỗ nằm thoải mái, nằm xuống với phần trên duỗi thẳng, hai chân co lên khoảng 30 phút. Tư thế này giúp kích thích lượng máu lưu thông đến lưng nhiều hơn, từ đó làm giảm từ từ các triệu chứng bệnh trĩ. 

8. Dùng tay đẩy búi trĩ đúng cách

Trường hợp phụ nữ sau sinh có dấu hiệu lòi búi trĩ ra ngoài, đặc biệt sau mỗi lần đi đại tiện nhưng chỉ ở mức độ nhẹ không nhất thiết phải can thiệp ngoại khoa hãy thử áp dụng cách đẩy búi trĩ vào lại trong ống hậu môn. Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng găng tay dùng một lần, cho một lượng gel bôi trơn lên đầu ngón tay. 
  • Ngồi trên bệ bồn cầu rồi dùng ngón tay bôi gel đẩy từ từ búi trĩ vào trong. 
  • Sau đó, từ từ đứng lên trong khi tay vẫn còn giữ búi trĩ để đảm bảo nó được đẩy hẳn vào trong không xổ xuống nữa. 
  • Cuối cùng, dùng một túi nước đá áp trực tiếp vào hậu môn để làm giảm tình trạng sưng viêm, đau rát. Lưu ý không được áp đá trực tiếp lên hậu môn để tránh gây bỏng lạnh tại vùng da xung quanh.

9. Tạo tư thế ngồi khoa học 

Bên cạnh tư thế nằm ngủ giúp giảm triệu chứng trĩ thì việc thực hiện một tư thế ngồi đúng chuẩn cũng hỗ trợ tốt trong việc làm giảm đau nhức, giảm áp lực lên hậu môn và thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương ở khu vực này.

Một số lưu ý mẹ sau sinh cần nắm rõ về tư thế ngồi giảm trĩ như:

  • Khi ngồi ghế phải ngồi sát hẳn vào trong sao cho toàn bộ mông nằm gọn trong bề mặt ghế. Lưu ý không ngồi kiểu khom lưng và chống hai tay lên đùi. 
  • Tương tự như khi đi đại tiện, không được khom lưng và chống hai tay vào đùi. 
  • Khi ngồi, đặt hai tay lên đùi để tạo điểm tựa nâng đỡ phần thân trên. 
  • Hơi nghiêng người về phía trước để duy trì đường cong sinh lý phía trong lưng dưới. 
  • Đặc biệt khi ngồi đi toilet, nên kê một chiếc ghế khoảng 15cm để kê chân nhằm hỗ trợ việc đi toilet được dễ dàng và thuận lợi hơn. 
  • Khi ngồi cho con bú nên kê gối chữ O để ngồi lên nhằm giảm áp lực cho búi trĩ.

Xem thêm: Bệnh Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại? Phân Biệt Các Cấp Độ Của Bệnh

10. Xây dựng những thói quen tốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ sau sinh

Bên cạnh những biện pháp và mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh vừa kể trên thì việc xây dựng một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học cũng là cách cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh trĩ, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Một số thói quen tốt giúp chữa trĩ mẹ bỉm sữa nên chú ý tham khảo và thực hiện như:

Xây dựng những thói quen tốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ sau sinh
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc… giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh trĩ sau sinh
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, trong đó không thể thiếu chất xơ.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, nhiều gia vị, chất kích thích… 
  • Đồng thời, uống nhiều nước hoặc bổ sung tối thiểu từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày để giúp quá trình đi đại tiện diễn ra thuận lợi hơn. 
  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, tránh làm việc, lao động quá sức để giảm thiểu áp lực lên hậu môn, ngăn ngừa sa búi trĩ. 
  • Phụ nữ sau sinh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo vận động nhẹ nhàng, đi lại, tập luyện thể thao ít nhất 30 phút/ ngày. 
  • Tạo thói quen đi đại tiện hằng ngày vào một thời điểm nhất định để đào thải các chất cặn bã. 

Hy vọng với các cách chữa trĩ hiệu quả và đơn giản được tổng hợp trong bài viết trên sẽ giúp chị em phụ nữ sau sinh cải thiện nhanh chóng các triệu chứng trĩ, không để lại biến chứng và sớm phục hồi sức khỏe, đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển của bé.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:32 - 30/03/2024 - Cập nhật lúc: 16:32 - 24/05/2024
Chia sẻ:
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ NGOẠI

Bề mặt ngoài của trĩ ngoại bị phủ một lớp da, có thể nhìn thấy, không thể đưa vào trong…

Búi trĩ bị xung huyết là gì? Có nguy hiểm không & Điều trị

Búi trĩ bị xung huyết là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân trĩ. Biến chứng này…

Cắt trĩ bằng laser ai nên thực hiện? Chi phí, quy trình & lưu ý

Cắt trĩ bằng laser là phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng khá phổ biến, mang lại hiệu…

Khám bệnh trĩ như thế nào, quy trình bao gồm những gì?

Khám bệnh trĩ như thế nào? Đây là một quy trình quan trọng giúp xác định tình trạng sức khỏe…

Sa búi trĩ là gì – Làm sao để búi trĩ thụt vào khi lòi ra ngoài?

Sa búi trĩ là tình trạng búi trĩ bị đẩy ra ngoài và xuống khu vực hậu môn khi đi…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua