Bệnh trĩ kiêng gì trong sinh hoạt, ăn uống? Muốn khỏi phải biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ là do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu khoa học. Do đó, ngoài việc điều trị theo phác đồ, chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần nắm được thông tin bệnh trĩ nên kiêng gì trong ăn uống và sinh hoạt nếu muốn nhanh hồi phục bệnh.

Bệnh trĩ kiêng gì trong ăn uống?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục của người bệnh trĩ. Nếu vẫn giữ thói quen sử dụng những thực phẩm dưới đây, các triệu chứng bệnh trĩ của bạn sẽ không chỉ không thuyên giảm mà còn ngày một nghiêm trọng hơn.

Bệnh trĩ kiêng gì trong ăn uống?
Bị trĩ kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh.

Danh sách các thực phẩm người bệnh trĩ cần hạn chế và thậm chí là không nên sử dụng để bảo vệ sức khỏe, bao gồm:

1. Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng, đặc biệt là gia vị cay, không chỉ gây khó chịu cho người bị trĩ mà còn là thực phẩm kiêng kị hàng đầu của tất cả các bệnh. Tuy chúng kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng hơn nhưng có thể gây kích ứng đường ruột và hậu môn, làm tăng nguy cơ chảy máu búi trĩ và xuất huyết trực tràng làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Một số gia vị, thực phẩm cay nóng cần tránh gồm: gừng, tiêu, ớt, tỏi, hành, các món ăn cay nóng…

Tham khảo thêm: Gợi ý 20 thức ăn tốt cho người bệnh trĩ – Món ngon dễ thực hiện

2.Thức ăn nhiều dầu mỡ 

Các thực phẩm giàu mỡ, có hàm lượng chất béo cao, nhiều dầu mỡ béo ngậy cũng là thứ mà người mắc bệnh trĩ cần tránh. Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất béo không bão hóa làm tăng áp lực cho dạ dày. Từ đó khiến việc tiêu hóa trở nên chậm chạp, gây nóng trong, rối loạn tiêu hóa, làm người bệnh có nguy cơ táo bón cao. 

Các thực phẩm này bao gồm: Đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ…

3. Thức ăn quá mặn

Ăn quá mặn, đặc biệt là muối, sẽ làm tăng áp lực trên các mạch trương và tế bào, gây khó chịu cho người bệnh trĩ. Muối cũng làm phân khô cứng, gây cảm giác đau đớn khi đi đại tiện và làm chậm tiêu hóa. Do đó tốt nhất nếu đang điều trị bệnh trĩ người bệnh nên hạn chế ăn mặn, hãy chế biến các món ăn nhạt hơn bình thường để hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi.

4. Kiêng những thực phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua) sẽ khiến tình trạng táo bón và các triệu chứng của bệnh trĩ thêm nghiêm trọng. Sử dụng quá nhiều sữa trong ngày có thể gây đau đớn khi bệnh trĩ tái phát và kích thích sản xuất khí, gây chuột rút và đau bụng. Hạn chế lượng sữa và lựa chọn các sản phẩm tốt cho tiêu hóa là quan trọng khi điều trị bệnh trĩ.

5. Ngũ cốc tinh chế

Các loại ngũ cốc tinh chế không nên sử dụng là bột kem, bánh mì, bánh bông lan… Do ít chất xơ cùng dưỡng chất, chỉ có tác dụng làm đầy bụng, dễ đọng lại bên trong dạ dày gây đau dạ dày, táo bón nặng khiến tình trạng bệnh trĩ thêm nghiêm trọng hơn. 

Người bệnh trĩ cần tránh ăn ngũ cốc tinh chế
Ngũ cốc tinh chế là một trong những thực phẩm nằm trong danh sách kiêng cử của người bệnh.

6. Bánh kẹo ngọt

Bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường, là tác nhân gây táo bón, kích thích phản ứng sưng viêm ở búi trĩ và gây ngứa hậu môn mỗi khi đi ngoài. Do đó, khi bị trĩ, tốt nhất không nên ăn bánh kẹo ngọt đặc biệt là socola để tránh kích ứng hậu môn. 

7. Thức ăn đông lạnh, ít chất xơ

Thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn rất ít dinh dưỡng, dễ gây khó tiêu, khiến người bệnh rơi vào tình trạng táo bón triền miên và làm bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, cũng không nên dung nạp các thực phẩm ít chất xơ vì chúng không đủ dưỡng chất, dễ gây táo bón khiến quá trình đi đại tiện diễn ra khó khăn và đau đớn. 

8. Rượu bia, chất kích thích, thuốc lá

Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ táo bón. Sử dụng rượu bia nhiều còn khiến cấu trúc của dạ dày mất đi sự cân bằng vốn có. Ngoài ra, nước ngọt đồ uống có gas cũng cần nằm trong danh sách kiêng cữ vì gây áp lực cho khung ruột. 

Đặc biệt, người bệnh trĩ phải tuyệt đối kiêng kỵ chất kích thích và thuốc lá. Chúng gây nóng trong, làm suy giảm hệ miễn dịch, kích thích các tĩnh mạch trĩ căng phồng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiêng cả cà phê và trà đặc.

Gợi ý: Người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ nhiều không? Giải đáp thắc mắc

Bệnh trĩ nên kiêng gì trong sinh hoạt

Không chỉ cần kiêng cữ trong ăn uống mà đối với các thói quen sinh hoạt hằng ngày người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Không tùy ý ăn uống theo sở thích

Như đã đề cập, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị. Hơn nữa đây còn là một trong những nguyên nhân gây bệnh chính. Do đó, người bệnh không nên ăn uống thất thường, bạ đâu ăn đó. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa dễ gây táo bón. 

Không tùy ý ăn uống theo sở thích
Ăn uống tùy ý, không kiểm soát sẽ khiến bệnh trĩ thêm nghiêm trọng hơn.

Khi ăn uống, người bệnh cần:

  • Ăn đúng giờ đủ bữa.
  • Tránh vừa ăn vừa nói hoặc vừa làm việc.
  • Không ăn xong nằm ngay hoặc vận động mạnh.
  • Bổ sung nhiều chất xơ giúp kích thích tiêu hóa.

2. Không nhịn đại tiện

Khi bị trĩ, người bệnh thường sợ đi vệ sinh và có thể trì hoãn việc này do nhiều lý do như xa nhà vệ sinh hoặc bận công việc. Thói quen này gây tồn đọng phân, làm tăng nguy cơ táo bón và áp lực lên hậu môn – trực tràng, dễ gây ra trĩ. Đối với người chưa mắc bệnh, điều này cũng có thể gây ra bệnh trĩ. Đồng thời với người đang mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến búi trĩ dễ gây viêm nhiễm. 

3. Không được lười uống nước

Nhiều người lười uống nước, thậm chí uống cực ít nước trong một ngày mà không nhận ra vai trò của nước trong tiêu hóa và ngăn chặn táo bón. Uống ít nước sẽ khiến triệu chứng trĩ do táo bón nghiêm trọng hơn. Đề xuất uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, cải thiện sức khỏe và đào thải chất độc.

4. Kiêng quan hệ qua ngã sau

Nhiều cặp đôi thường xuyên quan hệ tình dục bằng cửa sau (hậu môn). Tuy nhiên, khi mắc trĩ để tránh làm cho tình trạng viêm nhiễm, tổn thương các tĩnh mạch thì tốt nhất nên kiêng quan hệ bằng cửa sau trong thời gian điều trị.

5. Một số thói quen khác

Khi mắc trĩ, người bệnh cũng cần lưu ý một số thói quen không tốt sau:

  • Không đứng, ngồi, đặc biệt là ngồi xổm quá lâu.
  • Không ngồi nhà vệ sinh quá 10 phút, tránh rặn khi đi vệ sinh.
  • Không ăn quá no, đặc biệt không ăn thức ăn khó tiêu để tránh ảnh hưởng các tĩnh mạch trĩ.
  • Không nên suy nghĩ, stress, lo lắng quá nhiều.

Xem thêm:Bệnh trĩ ngoại và chế độ dinh dưỡng để khắc phục – Thông tin cần biết

Làm gì khi mắc bệnh trĩ?

Khi có dấu hiệu của bệnh trĩ, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Làm gì khi mắc bệnh trĩ?
Người bệnh trĩ cần tăng cường ăn nhiều rau củ quả đặc biệt là các thực phẩm giàu chất xơ.

Bên cạnh việc nắm được bệnh trĩ kiêng gì, để cải thiện các triệu chứng do trĩ gây ra, người bệnh cần:

  • Tăng cường ăn rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa như đậu phụ, táo, lê, đu đủ, chuối, bơ, bông cải xanh, mâm xôi, bí ngô, cam, cải bắp…
  • Uống đủ nước, nên tăng cường bổ sung các loại nước mát như nước ép rau má, cà rốt, nước ép rau diếp cá…
  • Tăng cường các thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, bưởi, quýt, rau mồng tơi, rau diếp cá, rau đay, rau dền, rau lang…
  • Nếu công việc phải ngồi hoặc đứng nhiều thì cứ 1 – 2 tiếng đứng dậy đi lại trong 5 phút.
  • Hạn chế các công việc nặng nhọc, suy nghĩ nhiều.
  • Tập thể dục đều đặn, tốt nhất nên dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya.

Trĩ luôn là căn bệnh gây ám ảnh đối với nhiều người, căn bệnh khiến việc sinh hoạt trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu muốn các triệu chứng bệnh nhanh chóng thuyên giảm, để việc điều trị có hiệu quả thì người mắc bệnh nhất định phải nắm được bệnh trĩ kiêng gì trong sinh hoạt, ăn uống. Ngoài ra, cần thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh và sức khỏe của bản thân.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:35 - 22/04/2024 - Cập nhật lúc: 14:57 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Bị bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không, khi nào được miễn?

Trong Luật Nghĩa vụ quân sự, bệnh trĩ không có trong trường hợp được miễn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp…

Thịt lươn có chữa được bệnh trĩ? Thịt lươn có chữa được bệnh trĩ?

Chữa bệnh trĩ bằng thịt lươn là một phương pháp dân gian truyền thống, được cho là có hiệu quả…

Siêu Trĩ 7 Plus giá bao nhiêu, mua ở đâu? Cách sử dụng

Siêu trĩ 7 Plus là một sản phẩm thuốc do Việt Nam sản xuất để hỗ trợ điều trị các…

Trẻ bị đi ngoài ra máu – Dấu hiệu nguy hiểm cần cảnh giác

Trẻ nhỏ đi ngoài ra máu cần được điều trị sớm và đúng cách để tránh các biến chứng như…

Bệnh trĩ có tự khỏi được không là thắc mắc chung của nhiều người Bệnh Trĩ Có Thể Tự Khỏi Được Không? Mất Bao Lâu?

Bệnh trĩ có thể tự khỏi được không sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh, loại bệnh trĩ và các…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua