Ăn Không Tiêu, Khó Tiêu Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Ăn không tiêu hay khó tiêu không phải là bệnh mà là triệu chứng của rối loạn đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây lại là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm, tránh bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ăn không tiêu là gì?

Ăn không tiêu hay còn gọi khó tiêu là tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, khó chịu ở vùng bụng hoặc đôi khi xuất hiện những cơn đau bụng nhẹ. Thông thường, những biểu hiện này thường xuất hiện sau khi ăn.

Ăn không tiêu là gì?
Ăn không tiêu là triệu chứng phổ biến ở hầu hết mọi người

Theo một số nguyên cứu, có khoảng 25% dân số phải đối mặt với triệu chứng ăn không tiêu. Mặc dù là triệu chứng không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau đó vài giờ.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, rất có thể người bệnh đang mắc phải căn bệnh nào đó liên quan đến đường tiêu hóa. Vì vậy, bệnh nhân không nên chủ quan, cần thăm khám và điều trị sớm. Bởi việc chữa trị chậm trễ sẽ khiến bệnh chuyển nặng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người mắc phải.

Tham khảo thêm: 5 cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ hiệu quả nhanh chóng 

Triệu chứng ăn không tiêu

Người bệnh có thể gặp phải một vài triệu chứng ăn không tiêu điển hình như:

  • Đầy hơi
  • Đau bụng nhe
  • Hơi buồn nôn
  • Cảm giác bỏng và đau rát ở dạ dày
  • Ợ hơi
  • Ợ chua
  • Cảm thấy no sau khi ăn một bữa ăn bình thường

Ngoài các triệu chứng này ra, bệnh nhân có thể gặp một vài biểu hiện khác. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các dấu hiệu của ăn không tiêu để biết cách kiểm soát triệu chứng hiệu quả.

Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

Theo các chuyên gia, ăn không tiêu có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh tiềm ẩn nên người bệnh cần đến ngay bệnh viện để thăm khám nếu gặp phải các biểu hiện sau:

  • Cảm thấy đau tức ngực
  • Ợ nóng
  • Khó thở
  • Khó nuốt
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Nôn mửa liên tục và trong chất nôn có lẫn máu
  • Vàng da, vàng mắt
Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?
Cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ khi triệu chứng ăn không tiêu kèm theo vài biểu hiện bất thường khác

Nguyên nhân gây ăn không tiêu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ăn không tiêu và triệu chứng bệnh này có thể liên quan đến các yếu tố bệnh lý như:

Ngoài ra, bệnh hình thành cũng có thể là do các nguyên nhân dưới đây:

  • Thói quen ăn uống: Ăn quá nhanh, ăn không nhai kỹ hoặc vừa ăn vừa nói chuyện sẽ gây nuốt nhiều không khí khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm gây khó tiêu. Hơn nữa, việc dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa chất béo sẽ khiến dạ dày quá tải và gây khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn
  • Không dung nạp lactose: Ăn không tiêu cũng có thể là do hệ tiêu hóa của người bệnh không dung nạp được đường lactose chứa trong sữa
  • Căng thẳng, stress: Tâm trạng bất ổn định, thường xuyên bị stress và căng thẳng sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn và gây ăn không tiêu 
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh mà không bổ sung vi sinh vật có lợi cho đường ruột dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Từ đó, gây nên hiện tượng đầy bụng, đầy hơi và khó tiêu. Một số loại thuốc có thể gây chứng ăn không tiêu ở người bệnh như thuốc giảm đau, chống viêm aspirin, thuốc chứa nitrat, thuốc steroid, thuốc tuyến giáp, thuốc tránh thai,..

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ăn khó tiêu?

Ăn khó tiêu một phần là do thói quen sinh hoạt hàng ngày không khoa học. Bên cạnh đó, triệu chứng này hình thành cũng có thể là do các yếu tố nguy cơ sau:

  • Uống rượu
  • Hút thuốc lá
  • Ăn quá nhiều và quá nhanh
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ăn khó tiêu?
Nguyên nhân gây khó tiêu là do thói quen vừa ăn vừa nói chuyện

Gợi ý: Các Loại Thuốc Trị Đầy Hơi Khó Tiêu Tốt, An Toàn 

Chẩn đoán hiện tượng ăn không tiêu

Một số câu hỏi về triệu chứng ăn không tiêu được đặt ra cho bệnh nhân sẽ giúp bác sĩ phần nào chẩn đoán tình trạng bệnh. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn hệ tiêu hóa hoặc do bệnh lý gây nên, nhân viên y tế thường yêu cầu người bệnh thực hiện các biện pháp cận lâm sàng sau:

  • Nội soi: Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng dài có gắn máy ảnh vào dạ dày của người bệnh và tiến hành kiểm tra một cách chi tiết
  • Kiểm tra pylori: Các xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm máu và xét nghiệm kháng nguyên phân được thực hiện nhằm mục đích xác định tình trạng ăn không tiêu có phải do vi khuẩn pylori gây nên hay không
  • Xét nghiệm chức năng gan: Thông thường gan sản xuất mật để phá vỡ chất béo dung nạp vào cơ thể và chuyển hóa chúng thành năng lượng giúp cơ thể duy trì hoạt động. Tuy nhiên, nếu gan có vấn đề sẽ làm giảm lượng sản xuất mật, dẫn đến tình trạng khó tiêu
  • Siêu âm vùng bụng và chụp x – quang: Giúp bác sĩ kiểm tra liệu trong dạ dày có bất kỳ biểu hiện bất thường hoặc tắc nghẽn nào không

Đọc thêm: Trẻ bị đầy bụng khó tiêu cách chữa như thế nào?

Cách điều trị ăn không tiêu hiệu quả

Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng ăn không tiêu ngay tại nhà bằng các biện pháp dưới đây:

1. Sử dụng thuốc Tây

Bệnh nhân có thể sử dụng một số nhóm thuốc sau để kiểm soát triệu chứng ăn không tiêu:

  • Thuốc chống đầy hơi: Bao gồm thuốc ức chế bơm proton như lansoprazole, omeprazol hoặc thuốc H2,… Những loại thuốc này có tác dụng đẩy hơi trong dạ dày ra ngoài, giúp giải quyết vấn đề tích khi trong dạ dày. Từ đó giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm thiểu triệu chứng đầy hơi do khó tiêu gây nên
  • Thuốc tiêu hóa: Giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, ngằn ngừa khó tiêu. Một số loại thuốc tiêu hóa thường dùng điều trị ăn không tiêu như Alipase,  Neopeptin và Festal,…
  • Thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Thuốc có tác dụng làm tăng trương lực dạ dày, giúp co bóp và đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Người bệnh có thể dùng thuốc điều hòa co bóp dạ dày như Metoclopramid hoặc Domperidon

2. Sử dụng thuốc Nam

  • Bạc hà: Bài thuốc Nam chữa ăn không tiêu từ lá bạc hà từ lâu đã được nhiều người bệnh áp dụng. Bởi trong tinh dầu bạc hà chứa nhiều dưỡng chất không chỉ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà còn kích thích đường ruột, làm tan khí, giúp cải thiện tình trạng khó tiêu ngay tại nhà. Rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần hái vài lá bạc hà đem rửa sạch và nhai sống. Hoặc cũng có thể đun sôi nước và cho lá bạc hà vào hãm trong vòng 5 phút. Cuối cùng thêm một ít mật ong và uống mỗi ngày
  • Gừng: Tinh dầu chiết xuất từ gừng hoặc củ gừng thường được thêm vào trong nhiều chế phẩm thực phẩm bởi chúng mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe. Người bệnh chỉ cần thái vài lát gừng cho vào cốc nước sôi và hãm 5 phút. Sau đó thêm vào một muỗng mật ong và vài lát chanh, khuấy tan và uống nóng sẽ giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng khó tiêu hoặc nóng trong ruột
  • Quế: Ngoài dùng gừng và lá bạc hà, bệnh nhân có thể dùng quế để cải thiện triệu chứng ăn không tiêu. Người bệnh chỉ cân sử dụng 1/2 thìa cà phê bột quế và 1/2 thìa cà phê mật ong cho vào cốc nước ấm, hòa tan và uống. Các hoạt chất chứa trong quế có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa và xoa bóp dạ dày giúp giảm triệu chứng đầu hơi, ợ chua và ăn không tiêu
Trị khó tiêu bằng bạc hà
Trị khó tiêu bằng lá bạc hà

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Ngoài các biện pháp nêu trên, thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là cách giúp người bệnh cải thiện triệu chứng ăn không tiêu gây khó chịu. Cụ thể:

  • Nên uống nhiều nước lọc: Bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp tăng sức đề kháng và làm giảm triệu chứng có tính acid của dạ dày. Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài, giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn
  • Ăn nhiều trái cây: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trái cây có thể “giải cứu” người bệnh khỏi tình trạng ăn không tiêu. Bởi trong trái cây chứa phần lượng chất xơ và vitamin có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa. Lê, chuối, đu đủ, táo,… là những loại trái cây bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa nên ăn mỗi ngày.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ và chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ: Việc ăn quá nhanh hoặc ăn quá no sẽ khiến tình trạng khó tiêu, đầy bụng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng này, người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ, đồng thời chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ và cách 2 – 3 giờ ăn lại để loại bỏ tình trạng acid dạ dày dư thừa
  • Nên tránh xa các thực phẩm không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa: Thức ăn nhanh, đồ ăn bán sẵn hoặc các đồ ăn chiên xào, cay nóng,… cần loại khỏi danh sách ăn uống hàng ngày. Bởi chúng chứa nhiều chất béo thường gây khó khăn trong việc tiêu hóa
  • Kiêng sử dụng đồ uống có gas hoặc cồn: Một lượng lớn khí có gas khi vào cơ thể chúng có thể sẽ mắc kẹt ở dạ dày khiến bụng căng tức và khó chịu. Rượu cũng là nguyên nhân có thể làm tăng nồng độ acid trong dạ dày và gây trào ngược, ợ nóng. Vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng những đồ uống chứa chất kích thích này
  • Không nên ăn trước khi đi ngủ: Để cải thiện tình trạng ăn không tiêu, bệnh nhân không nên ăn trước khi đi ngủ. Nguyên nhân là do hệ thống tiêu hóa làm việc quá tải dẫn đến triệu chứng khó tiêu và đầy bụng
  • Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể thư giãn và tái tạo năng lượng mới, giảm thiểu tình trạng căng thẳng sau mỗi ngày làm việc, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh. Trong quá trình ngủ để cải thiện triệu chứng khó tiêu do trào ngược acid dạ dày gây nên, bệnh nhân nên nâng cao đầu giường lên
  • Tăng cường vận động: Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn và hỗ trợ điều trị triệu chứng khó tiêu

Ăn không tiêu có thể là triệu chứng của bệnh lý đường tiêu hóa hoặc cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc hay thói quen sinh hoạt sai gây nên. Cho dù là nguyên nhân nào gây nên, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị sớm, tránh trường hợp bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
10 cách chữa chướng bụng đầy hơi tại nhà bằng mẹo dân gian

Nhiều cách chữa chướng bụng đầy hơi tại nhà có thể giúp kiểm soát cơn đau và các triệu chứng…

Ăn không tiêu buồn nôn Ăn không tiêu buồn nôn có nguy hiểm không & Cách khắc phục

Các nghiên cứu cho thấy có đến 25% dân số gặp phải các chứng rối loạn về tiêu hóa đặc…

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm một số loại thuốc trị đầy hơi, khó tiêu ở ngoài hiệu thuốc. Các Loại Thuốc Trị Đầy Hơi Khó Tiêu Tốt – Có Ngoài Hiệu Thuốc

Bạn đã thử nhiều cách mà vẫn bị đầy hơi khó tiêu, chướng bụng,..? Đừng lo lắng, hãy thử ngay…

Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết & Điều trị

Chướng bụng đầy hơi thường xảy ra khi dạ dày tích quá nhiều khí do rối loạn tiêu hóa, chế…

Ăn Không Tiêu, Khó Tiêu Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị

Ăn không tiêu hay khó tiêu không phải là bệnh mà là triệu chứng của rối loạn đường tiêu hóa.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua