Chữa tiểu đường bằng tế bào gốc ai nên áp dụng?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Phát triển công nghệ chữa tiểu đường bằng tế bào gốc được xem là bước đột phá của Ngành y. Cụ thể phương pháp này được thực hiện ra sao, hiệu quả thế và lưu ý gì về đối tượng sử dụng sẽ được trình bày trong bày viết dưới đây.

Ứng dụng công nghệ tế bào gốc chữa bệnh tiểu đường đã được thực nghiệm từ năm 2005
Ứng dụng công nghệ tế bào gốc chữa bệnh tiểu đường đã được thực nghiệm từ năm 2005

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là các tế bào chưa được biệt hóa và có khả năng phân chia vô hạn khi được nuôi cấy trong môi trường thích hợp. Cơ thể chúng ta có rất nhiều tế bào gốc ở nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, phôi thai là một dạng tế bào gốc đặc biệt.

Một trong những đặc tính chung của tế bào gốc là khả năng tự phân chia và tự tái tạo trong thời gian dài. Trong lúc phân chia, một tế bào sẽ phát triển thành tế bào gốc mới, tế bào còn lại sẽ phát triển với chức năng chuyên biệt. Các chức năng chuyên biệt cũng chính là tên của các tế bào đó như: tế bào cơ, tế bào não, tế bào hồng cầu…

Khi cơ thể bị tổn thương hoặc bị bệnh, tế bào gốc sẽ làm nhiệm vụ phục hồi chức năng, giúp cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu công nghệ đưa tế bào gốc chữa nhiều bệnh khó chữa khỏi hẳn như: ung thư, chấn thương cột sống, Parkinson

Công nghệ tế bào gốc đã được ứng dụng chữa nhiều bệnh nan y
Công nghệ tế bào gốc đã được ứng dụng chữa nhiều bệnh nan y

Cách sử dụng tế bào gốc chữa tiểu đường

Tiểu đường được xem là bệnh mạn tính và thường gặp ở nhiều người, nhất là ở người trưởng thành. Người mắc bệnh này sẽ có lượng đường huyết trong máu cao hơn bình thường. Bệnh có thể gây ra các biến chứng làm tổn hại đến tim, mạch máu, mắt, não và thận.

Người ta thường dùng phương pháp tiêm insulin để ổn định đường huyết. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là người bệnh thường phải tiêm hormone insulin suốt đời. Nếu không, bệnh tình sẽ tiến triển nặng hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân.

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phương pháp chữa bệnh bằng tế bào gốc được sử dụng nhiều hơn. Trong đó có phương pháp chữa tiểu đường bằng tế bào gốc. Để thực hiện phương pháp này, các nhà khoa học thường sẽ lấy tế bào trong máu từ dây rốn của trẻ sơ sinh.

Sau đó, họ sẽ tách tế bào gốc ra và dùng các tế bào này sản xuất hợp chất C-peptide. Hợp chất này có thể thay thế cho các tế bào beta đã bị phá hủy hoặc hư hại ở tụy. C-peptide làm được điều này bởi đây là chất tiền protein của insulin.

Người ta lấy tế bào gốc chữa bệnh từ máu trong dây rốn của trẻ sơ sinh
Người ta lấy tế bào gốc chữa bệnh từ máu trong dây rốn của trẻ sơ sinh

Thí nghiệm của các nhà khoa học MIT

Khi các tế bào beta hư hỏng được thay thế, khả năng sản xuất insulin sẽ được phục hồi. Nhờ đó, lượng đường huyết trong cơ thể lại trở về trạng thái ổn định. Tuy nhiên, nếu chỉ đưa các tế bào này vào tụy mà không có thêm hoạt chất bảo vệ thì rất có thể bị hệ miễn dịch tấn công.

Việc hệ miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất insulin cũng là vấn đề gặp phải của những người bị tiểu đường. Điều đó khiến tụy không thể nào sản xuất đủ lượng insulin cần thiết và phù hợp. Để giải quyết vấn đề này trong việc chữa tiểu đường bằng tế bào gốc, các nhà khoa học của MIT (Viện Công nghệ Massachusetts) đã bao bọc những tế bào beta hợp chất TMTD (triazole-thiomorpholine dioxide).

Chính nhờ hợp chất TMTD, các tế bào beta có thể chống lại quá trình thải ghép gây ra bởi hệ miễn dịch. Nhờ đó, phục hồi chức năng sản xuất insulin của tụy.

Chữa tiểu đường bằng tế bào gốc áp dụng cho trường hợp nào

Bệnh tiểu đường chia thành 3 tuýp: tuýp 1, 2 và 3. Trong đó, tuýp 2 lại được chia thành 4 giai đoạn. Thế nhưng, việc áp dụng cách chữa tiểu đường bằng tế bào gốc chỉ được thực hiện trong một vài trường hợp.

Cụ thể, các bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 và 2 thường được áp dụng kỹ thuật này. Nghĩa là bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường do hệ miễn dịch tấn công tế bào sản xuất insulin ở đảo tụy. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc bệnh do tác động môi trường, thói quen ăn uống khiến tế bào beta bị hủy hoại cũng có thể sử dụng phương pháp chữa bằng tế bào gốc.

Công nghệ tế bào gốc thường được ứng dụng chữa cho người bệnh tiểu đường tuyp 2
Công nghệ tế bào gốc thường được ứng dụng chữa cho người bệnh tiểu đường tuyp 2

Hiệu quả của phương pháp chữa tiểu đường bằng tế bào gốc

Áp dụng tế bào gốc trong chữa trị bệnh tiểu đường sẽ giúp các tế bào còn khỏe mạnh không bị lây nhiễm bởi những tế bào bị tổn thương. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng sẽ hỗ trợ cơ thể đào thải những tế bào hư hại ra ngoài.

Nếu so với việc tiêm insulin hoặc điều trị thông qua bổ sung thực phẩm thì đây là phương pháp hiệu quả nhất. Người bệnh có thể thoát khỏi nỗi ám ảnh tiêm insulin thường xuyên.

Nhược điểm của phương pháp này là người bệnh phải sử dụng thuốc bảo vệ các tế bào được đưa vào. Nếu không hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tiêu diệt chúng.

Công nghệ tế bào gốc mở ra hy vọng cho người bệnh rằng không phải tiêm insulin đến suốt đời
Công nghệ tế bào gốc mở ra hy vọng cho người bệnh rằng không phải tiêm insulin đến suốt đời

Thực nghiệm phương pháp dùng tế bào gốc chữa tiểu đường

Năm 2015, các nhà nghiên cứu của Hoa Kỳ đã thực nghiệm phương pháp chữa tiểu đường bằng tế bào gốc. Họ tiến hành với 61 người bệnh tiểu đường tuýp 2 và chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 là nhóm được chữa trị bằng tiêm tế bào gốc qua tĩnh mạch. Nhóm này được tiêm tế bào gốc với các nồng độ khác nhau. Nhóm 2 là nhóm đối chứng.

Sau 12 tuần, chỉ số đường huyết của những người trong nhóm 1 giảm đáng kể so với nhóm đối chứng. Và chỉ số này tiếp tục giảm theo thời gian điều trị. Trong khi đó, ở nhóm đối chứng, chỉ số đường huyết trong máu trước và sau khi thử nghiệm đều ở mức cao.

Điều đặc biệt hơn là, các tế bào beta đưa vào tụy đã không bị hệ miễn dịch tiêu diệt. Do đó, các tế bào này có thể sản xuất insulin. Nhờ đó, lượng đường trong cơ thể dần trở lại mức ổn định.

Những lưu ý khi dùng tế bào gốc chữa bệnh tiểu đường

Chữa tiểu đường bằng công nghệ tế bào gốc được kỳ vọng sẽ mở ra trang mới cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có một vài rủi ro. Mức độ rủi ro này phụ thuộc vào mức độ cấy ghép tế bào gốc nhiều hay ít. Cụ thể:

Đối với bệnh nhân ghép toàn bộ tụy:

Bệnh nhân không cần phải dùng bất cứ loại thuốc gì chữa bệnh tiểu đường, bao gồm cả việc tiêm insulin trong 1 năm. Tuy nhiên, bệnh nhân phải sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch mạnh. Nếu không, hệ miễn dịch sẽ đào thải các tế bào được ghép. Chính những loại thuốc này sẽ dễ dẫn đến các biến chứng như loãng xương và nhiễm khuẩn.

Ghép tiểu đảo tụy:

Nghĩa là chỉ ghép các tế bào làm nhiệm vụ sản xuất insulin. Bệnh nhân phải sử dụng thuốc chống thải ghép và đối mặt với các biến chứng. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm người phù hợp để hiến tiểu đảo tụy. Ngoài ra, đối với trường hợp ghép tế bào gốc từ phôi thai vẫn đang là vấn đề tranh cãi liên quan đến đạo đức.

Với sự tiến bộ của khoa học, bạn có thể tin tưởng vào cách chữa bệnh bằng tế bào gốc. Bởi đây là phương pháp điều trị đi theo hướng tái tạo tế bào mới. Bằng việc bổ sung các tế bào khỏe mạnh, cơ thể sẽ được phục hồi chức năng như bình thường.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Người bị tiểu đường tuýp 3 dễ mắc phải tình trạng hay quên Bệnh tiểu đường tuýp 3 là gì, có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 3 - một loại tiểu đường “bị bỏ quên” hàng thập kỷ. Đáng nói hơn, loại này…

TOP 5 sữa cho người tiểu đường an toàn, đáng tin cậy

Sữa cho người tiểu đường là sản phẩm được thiết kế đặt biệt để bổ sung một phần hoặc thay…

Thực đơn chế độ dinh dưỡng, ăn uống cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh tiểu…

Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không? Khám và theo dõi

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng glucose trong máu tăng cao, thường xuất hiện ở tuần thai thứ 24.…

Hạ đường huyết đột ngột là tình trạng giảm chỉ số đường huyết bất ngờ hay xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường Hạ đường huyết đột ngột – Cách xử lý, cấp cứu

Hạ đường huyết đột ngột là là một trong tình trạng cấp tính nguy hiểm, nếu không biết cách xử…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua