10 cách giảm đau bụng tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Có nhiều cách giảm đau bụng tại nhà hiệu quả, chẳng hạn như sử dụng túi nước nóng hoặc gói ấm, nằm nghỉ và thư giãn, hoặc uống nước ấm và tránh thức ăn có gas và caffeine

Top 10 cách giảm đau bụng tại nhà hiệu quả

Đau bụng là một triệu chứng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, từ nhẹ đến nặng. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể tự giảm đau bụng tại nhà bằng cách áp dụng một số biện pháp đơn giản, tại nhà, chẳng hạn như:

1. Chườm nóng giảm đau bụng 

Chườm nóng là phương pháp đơn giản, hiệu quả giúp giảm đau bụng nhanh chóng tại nhà. Nhiệt độ ấm từ túi chườm hoặc bình nóng có tác dụng làm giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, giảm viêm nhiễm, sưng tấy, từ đó giảm đau bụng, đau dạ dày.

Cách giảm đau bụng
Chườm nóng là một trong những cách giảm đau bụng tại nhà hiệu quả, nhanh chóng

Cách chườm nóng giảm đau bụng:

  • Bạn có thể sử dụng chai nước nóng bọc trong khăn mềm hoặc túi gạo đã được hâm nóng.
  • Đặt túi chườm lên vùng bụng đau.
  • Chườm trong khoảng 15-20 phút mỗi lần, có thể lặp lại vài lần trong ngày nếu cần thiết.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng túi chườm nóng chuyên dụng mua tại cửa hàng y tế hoặc nhà thuốc. Túi này thường được làm bằng cao su hoặc gel, có thể sử dụng nhiều lần sau khi hâm nóng trong lò vi sóng hoặc nước nóng.

Bên cạnh đó, ngâm nước ấm hoặc uống trà ấm cũng có thể làm tăng lưu thông máu, giảm viêm và đau bụng.

Lưu ý: Để tránh bỏng, không đặt túi nóng trực tiếp lên da mà phải lót qua một lớp khăn mỏng.

Tham khảo thêm: Cách chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả [Thuốc & Mẹo tại nhà]

2. Giảm đau bụng tại nhà bằng bạc hà

Bác hà có đặc tính thư giãn cơ bắp và giảm co thắt đường tiêu hóa, điều này góp phần giảm đau bụng nhanh chóng.

Có 2 cách dùng lá bạc hà giảm đau bụng tại nhà:

  • Nhai 3 -4 lá bạc hà tươi và từ từ nuốt cả nước lẫn bã.
  • Uống trà bạc hà ấm. Có thể dùng trà dạng túi lọc hoặc lấy 4 -8g lá tươi vò nát rồi hãm với nước sôi trong 10 phút.
  • Dùng một ít tinh dầu bạc hà thoa và mát xa bên ngoài khu vực bụng bị đau cũng có tác dụng tốt.

3. Giảm đau bụng nhanh với hạt thì là

Trong y học cổ truyền, hạt thì là có tính ấm, nóng, giúp cân bằng khí huyết, giảm đau, kích thích tiêu hóa, qua đó giúp giảm sự tích tụ của khí hơi trong ruột – một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau tức âm ỉ ở bụng.

  • Nhai 1/2 thìa hạt thì là sau bữa ăn
  • Pha 1 thìa bột hạt thì là với nước sôi uống thay trà-

4. Bài thuốc giảm đau bụng từ gừng

Gừng có đặc tính chống viêm, giảm co thắt, kích thích tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu, ức chế sản xuất axit trong dạ dày, giảm buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

cách giảm đau bụng nhanh bằng gừng
Uống trà gừng hoặc chườm muối gừng nóng có thể giúp giảm đau bụng

Cách sử dụng:

  • Cắt gừng tươi thành những lát mỏng và nhai 2 – 3 lát/ngày. Nuốt cả bã lẫn nước.
  • Ngâm vài lát gừng tươi trong cốc nước sôi. Đây nắp cốc lại để 15 phút rồi uống trà gừng nguyên chất hoặc pha thêm chút mật ong vào thưởng thức.
  • Giã nát gừng tươi rồi chắt lấy nước cốt thoa và mát xa ở vùng bụng bị đau. Cơn đau sẽ thuyên giảm khi bụng ấm lên dưới tác dụng của nước gừng.
  • Dùng 10g gừng tươi đem sắc với 10g vỏ quýt và 30g gạo rang lấy nước đặc. Chia làm 3 phần uống trong ngày.

5. Cách giảm đau bụng bằng cam thảo

Cam thảo là vị thuốc quen thuộc trong Đông y, có tác dụng giảm đau, chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa và được sử dụng để chữa nhiều bệnh, bao gồm cả đau bụng. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng cam thảo đúng cách để tránh tác dụng phụ.

Cách dùng cam thảo trị đau bụng:

  • Cảm thảo sống:
    • Cam thảo sống có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị đau bụng do nhiệt, tiêu chảy, táo bón.
    • Cách dùng: Nhai 1-2g cam thảo sống, nuốt nước, ngậm bã. Có thể pha cam thảo sống với nước ấm để uống.
  • Dùng cam thảo nướng:
    • Cam thảo nướng có tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, kiện tỳ, trị đau bụng do hàn, lạnh bụng, tiêu chảy.
    • Cách dùng: Nướng cam thảo cho đến khi có mùi thơm, tán thành bột mịn. Uống 3-5g bột cam thảo với nước ấm mỗi ngày.

Không nên sử dụng cam thảo quá liều hoặc sử dụng lâu dài vì có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng huyết áp, hạ kali máu, phù nề, suy giảm chức năng gan, giảm ham muốn tình dục nam giới.

Tham khảo thêm: Hễ ăn vào là đau bụng đi ngoài là bệnh gì, nguy hiểm không?

6. Ngồi thiền giảm đau bụng

Ngồi thiền là cách giảm đau bụng hiệu quả và dễ thực hiện. Khi thiền, cơ thể sẽ được thư giãn, giúp giảm căng thẳng, từ đó giảm đau bụng do căng thẳng gây ra.

Cách thực hành thiền để giảm đau bụng:

  • Tìm một nơi yên tĩnh và thoải mái.
  • Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái để có thể tập trung thiền.
  • Nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở của bạn. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Hãy cảm nhận cảm giác không khí ra vào cơ thể bạn.
  • Khi tâm trí bạn lang thang, hãy nhẹ nhàng đưa nó trở lại tập trung vào hơi thở.
  • Thiền cần có thời gian và sự kiên trì luyện tập. Hãy dành ít nhất 10 phút mỗi ngày để thiền.

7. Tắm nước ấm giảm đau bụng

Tắm nước ấm cách giảm đau bụng hiệu quả, đặc biệt là đau bụng do tiêu hóa, cảm lạnh hoặc đau bụng kinh. Nước ấm giúp thư giãn, tăng cường lưu thông máu và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Cách thực hiện:

  • Nhiệt độ nước: Nước ấm, không quá nóng để tránh bỏng da.
  • Thời gian tắm: 15-20 phút.

Lưu ý:

  • Không tắm ngay sau khi ăn.
  • Uống đủ nước sau khi tắm để tránh mất nước.
  • Kết hợp với các biện pháp khác như massage bụng nhẹ nhàng, chườm ấm hoặc sử dụng tinh dầu để tăng hiệu quả.

8. Búp ổi non giúp giảm đau bụng

Búp ổi non chứa nhiều tanin và các hợp chất kháng khuẩn giúp giảm co thắt ruột, tiêu diệt vi khuẩn gây tiêu chảy, từ đó làm giảm đau bụng. Ngoài ra, búp ổi non còn giúp sát trùng, tiêu viêm, thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa.

cách giảm đau bụng bên phải ngang rốn
Hoạt chất tanin trong lá ổi có thể giúp giảm đau bụng đi ngoài

Cách sử dụng:

  • Nhai trực tiếp: Lấy 3-5 búp ổi non, rửa sạch, nhai kỹ với một ít muối.
  • Sắc nước uống:
    • Cho 20g búp ổi non hoặc lá ổi non vào nồi cùng 500ml nước, thêm gừng, vỏ quýt và một ít muối.
    • Đun sôi 10 phút, để nguội, chia uống 2 lần/ngày trước bữa ăn.

Tham khảo thêm: 5 cách chữa đau dạ dày khẩn cấp – Hiệu quả nhanh

9. Mẹo chữa đau bụng bằng ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, giúp làm ấm bụng, giảm co thắt ruột, tiêu viêm, sát trùng, hỗ trợ tiêu hóa. Sử dụng ngải cứu theo các cách trên có thể giúp giảm đau bụng hiệu quả, đặc biệt là đau bụng do lạnh, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.

Cách sử dụng:

  • Uống nước ngải cứu:
    • Lấy 30-50g lá ngải cứu tươi, rửa sạch, thái nhỏ hoặc giã dập.
    • Cho ngải cứu vào nồi cùng 500ml nước, đun sôi 10 phút rồi tắt bếp.
    • Để nguội bớt, lọc lấy nước và uống ấm.
    • Có thể cho thêm gừng, mật ong vào nước ngải cứu để tăng hiệu quả.
  • Chườm nóng ngải cứu:
    • Lấy một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã dập hoặc xay nhuyễn.
    • Cho ngải cứu vào túi vải mỏng, chườm nóng lên vùng bụng bị đau trong khoảng 15-20 phút.
    • Nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

10. Dùng thuốc chữa đau bụng tại nhà

Thuốc giảm đau bụng không kê đơn có thể giúp giảm đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải sử dụng thuốc đúng cách và tuân thủ liều lượng khuyến cáo.

Các loại thuốc thường được sử dụng:

  • Paracetamol: An toàn cho hầu hết mọi người, giảm đau nhẹ và sốt.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Như ibuprofen và naproxen, hiệu quả hơn paracetamol trong giảm đau do viêm như đau khớp và đau bụng kinh. Tuy nhiên, có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng như chảy máu dạ dày và tổn thương thận.
  • Pepto-Bismol: Giảm đau bụng do ợ nóng, khó tiêu và buồn nôn bằng cách trung hòa axit dạ dày.
  • Loperamide: Giảm tiêu chảy bằng cách làm chậm chuyển động của ruột.

Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc dược sĩ. Ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị đau bụng dữ dội, chảy máu trực tràng hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng khác.

Cách giảm đau bụng phù hợp cho các cơn đau nhẹ hoặc mới khởi phát. Nếu bạn bị đau bụng dữ dội, kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng, chẳng hạn như sốt, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Bình luận (42)

  1. Cát Khánh
    Cát Khánh says: Trả lời

    Mình cứ 15phút là đau bụng, mà đau lắm ko phải đau thường
    Cái đấy là biểu hiện của bệnh gì vậy ạ

  2. Kiều Châu
    Kiều Châu says: Trả lời

    Dạ cho em hỏi, ăn mì gói xong đau bụng thì nên làm gì cho hết ạ, em cảm ơn

  3. Phương Erik
    Phương Erik says: Trả lời

    Em bị tức ở ngực. Ăn cái dì vào cảm giác nó cứ lưng lưng ở bụng và ngực. Căng bụng thường xuyên. Em mới bị cỡ tháng nay . Em k biết bị sao nữa mong anh chị nào đã bị chỉ giúp em với ạ

    1. Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan says:

      Chào bạn,
      Theo như thông tin tình trạng sức khỏe bạn cung cấp, khả năng cao bạn đang bị trào ngược dạ dày bạn nhé. Hiện tại bạn nên kiêng ăn đồ chua, cay, đồ ăn dầu mỡ và rượu bia. Sau đó hãy đến trung tâm để được khám và chuẩn đoán bệnh chính xác hơn nhé.
      Chúc bạn sức khỏe!

  4. Hang Do
    Hang Do says: Trả lời

    Thuốc sơ can bình vị tán này dùng trong bao lâu là có thể ổn hẳn bệnh vậy mn? nghe ns thuốc nam chữa lâu lắm

    1. Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan says:

      Chào bạn,
      Không rõ bạn đang gặp phải vấn đề gì liên quan đến dạ dày nhỉ? Hiện nay bạn có sử dụng thuốc hay phương pháp gì để điều trị chưa?
      Bài thuốc Sơ can Bình vị tán được nghiên cứu để tăng cường dược tính đặc trị các tình trạng bệnh liên quan đến dạ dày với thời gian chữa trị trung bình từ 2-3 tháng. Tùy theo tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe của bệnh nhân mà thời gian chữa trị có thể ngắn hơn hoặc dài hơn so với phác đồ chữa trị của bác sĩ.
      Để được tư vấn chi tiết hơn về liệu trình thuốc, bạn vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ theo hotline 024 7109 6699 (HN) hoặc 028 7109 6699 (TP.HCM) nhé.
      Thông tin đến bạn!

  5. Thảo Trương
    Thảo Trương says: Trả lời

    Dùng thuốc đông y chữa dạ dày thì vẫn kiêng cử bình thường đúng không bác sĩ?

    1. Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan says:

      Chào bạn,
      Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và nhanh nhất, trong thời gian dùng thuốc chữa dạ dày, bệnh nhân vẫn thực hiện thực đơn ăn uống một cách khoa học nhất. Bao gồm kiêng thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ, trứng, các loại chất kích thích, không nên ăn các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Người bệnh cần bổ sung nhiều thực phẩm dễ hấp thu, thực phẩm mềm, nhiều rau xanh.
      Nếu có thắc mắc gì bạn vui lòng liên hệ 024 7109 6699 (HN) hoặc 028 7109 6699 (TP.HCM) để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất. Chúc bạn nhiều sức khỏe.
      Thân ái!

  6. Vương Tùng
    Vương Tùng says: Trả lời

    E thấy nhiều ng trên diễn đàn bảo bài thuốc Nhất nam bình vị thang của trung tâm Nhất Nam Y Viện chữa dạ dày rất hiệu quả. Nhưng e k rõ Bài thuốc có tp rõ ràng ko đây hay là tp từ Trung Quốc vậy…

    1. Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan says:

      Xin chào bạn,
      Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Thang là thuốc đông y có thành phần tự thảo dược thiên nhiên đạt chuẩn GACP vì sức khỏe người Việt.
      Bạn quan tâm tới bài thuốc vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp Nhất Nam Y Viện theo hotline 024 8585 1102 để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
      Thân ái!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai 5 thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt, an toàn
Trong những trường hợp mắc bệnh nặng, việc sử dụng thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai là một trong những phương pháp điều trị cấp thiết để…
Loét thực quản – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Loét thực quản là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm, khiến cho việc ăn uống và nuốt thức ăn…

trẻ bị nôn trớ Trẻ hay bị nôn trớ – Nguyên nhân và cách khắc phục, chăm sóc

Trẻ hay bị nôn trớ có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan…

Dạ Dày Tâm Vị Có Tốt Không? Công Dụng và Giá Bán

Dạ Dày Tâm Vị là sản phẩm hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày -…

Xuất huyết dạ dày có ăn trứng được không?

Giàu protein, sắt, canxi, folate, vitamin A và nhiều chất dinh dưỡng quý, trứng luôn được xem là thực phẩm…

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 Ung thư dạ dày giai đoạn 2 và thông tin cần biết

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 là một trong 5 giai đoạn tiến triển của bệnh. Trong đó, ung…

Chia sẻ
Bỏ qua