Chữa Đầy Bụng Cho Bà Bầu Bằng Lá Trầu Không Có An Toàn Không?
Chữa khó tiêu cho bà bầu bằng lá trầu không là phương pháp dân gian đơn giản, được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có nhiều thắc mắc được đặt ra, liệu phương pháp trị này có đảm bảo an toàn không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Công dụng của lá trầu trong điều trị đầy bụng
Theo y học hiện đại, các nghiên cứu đã cho thấy trong lá trầu không có chứa rất nhiều tinh dầu. Đây là loại kháng sinh mạnh có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Dưới đây là một số công dụng hữu ích của lá trầu đối với hệ tiêu hóa:
- Chữa táo bón: Trong lá trầu có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại độ pH bình thường trong dạ dày, làm xoa dịu chứng táo bón.
- Giải quyết chứng khó tiêu: Lá trầu không có khả năng cải thiện chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hoá, kích thích hoạt động tuần hoàn trong ruột để hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Tác dụng kích thích cơ vòng của lá trầu giúp chất thải dễ dàng được loại bỏ ra khỏi cơ thể.
- Hạn chế các cơn đau do đầy bụng: Lá trầu không là loại thảo dược có tác dụng kiểm soát chứng trào ngược dạ dày và thực quản rất hiệu quả, giữ cho tá tràng tránh khỏi sự tấn công của các chất độc và gốc tự do gây hại. Giúp cân bằng axít trong dạ dày, làm dịu cảm giác đầy bụng. Hơi sẽ thoát ra bên ngoài qua quá trình co thắt và giãn nở của cơ vòng, ngăn ngừa tình trạng trào ngược axít lên thực quản và các cơn đau khó chịu.
- Kích thích ngon miệng: Lá trầu không có khả năng thải độc tố trong cơ thể ra ngoài, khôi phục lại sự cân bằng của mức pH trong dạ dày, giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.
Chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu có an toàn không?
Lá trầu không có vị cay, tính ấm, chứa nhiều chất chống oxy tốt cho sức khỏe. Đây là một nguyên liệu chữa trị bệnh rất tốt, đặc biệt cho các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa. Đối với chị em khi mang bầu, việc dùng lá trầu không để chữa bệnh đầy bụng là một phương pháp hữu hiệu, vừa đơn giản lại an toàn cho mẹ và thai nhi.
Đồng thời, lá trầu không còn có khả năng chuyển hóa năng lượng cho cơ thể, giúp kích thích tuần hoàn bên trong đường ruột, thúc đẩy quá trình hấp thu các vitamin, chất khoáng diễn ra tốt.
Ngoài ra, lá trầu không còn được biết đến là loại dược liệu có tác dụng cân bằng độ pH ở dạ dày, loại bỏ các độc tố ra bên ngoài, giúp bà bầu ăn ngon miệng hơn.
Đọc thêm: Cách chữa chướng bụng đầy hơi tại nhà được nhiều người áp dụng
Cách chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu không
Sử dụng lá trầu không để điều trị đầy bụng cho mẹ bầu rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để đẩy lùi triệu chứng khó chịu này:
Cách 1: Chữa đầy bụng cho bà bầu bằng cách đắp lá trầu không lên bụng
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá trầu không
Cách thực hiện:
- Đem lá trầu đi rửa sạch, giã nhuyễn
- Đắp lên bụng trong khoảng 30 phút
- Thực hiện cách này khoảng 2 lần/ngày
- Kiên trì sử dụng trong khoảng 2 – 3 ngày các triệu chứng đầy bụng sẽ giảm dần
Cách 2: Nấu nước lá trầu không trị đầy bụng cho bà bầu
Nguyên liệu:
- Một nắm lá trầu không
Cách thực hiện:
- Lấy lá trầu rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để khử trùng, vớt ra để ráo
- Nấu nước sôi, vò nát lá trầu thả vào nồi khoảng 5 phút thì tắt bếp
- Chắt lấy phần nước uống vào mỗi ngày
- Kiên trì thực hiện đến khi triệu chứng đầy bụng giảm hẳn
Ngoài công dụng điều trị đầy bụng cho bà bầu, lá trầu còn có thể đẩy lùi triệu chứng táo bón và xoa dịu những cơn đau khó chịu do hệ tiêu hoá gây ra.
Lưu ý: Khi sử dụng lá trầu nấu nước uống để điều trị đầy bụng, bà bầu không nên uống quá nhiều, vì tính nóng của trầu sẽ không tốt cho sức khoẻ.
Tham khảo thêm: Cách Chữa Sôi Bụng Đầy Hơi Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả
Cách phòng tránh đầy bụng cho mẹ bầu
Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng tránh triệu chứng đầy bụng rất hiệu quả, giúp đảm bảo sức khoẻ của mẹ bầu trong quá trình thai kỳ:
- Thực phẩm: Để tránh tình trạng đầy bụng, mẹ bầu không nên sử dụng cà phê, các loại nước hoa quả đóng hộp, nước ngọt, các loại thức ăn chứa nhiều gia vị,… Rượu cũng là thực phẩm mẹ bầu nên tránh xa, nó sẽ có hại cho thai nhi và khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn.
- Tư thế nằm: Mẹ bầu nên nằm kê lưng và đầu hơi cao giúp axit trong dạ dày không bị trào ngược, gia tăng triệu chứng đầy bụng.
- Tránh khói thuốc lá: Khói thuốc lá có thể làm đảo lộn dịch vị dạ dày gây cảm giác đầy bụng khi ăn. Bên cạnh đó khói thuốc cũng rất có hại cho cả mẹ và bé.
- Chia nhỏ thức ăn: Chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa, ăn chậm, nhai kỹ khiến dạ dày mẹ bầu không bị quá tải.
- Vận động nhẹ nhàng: Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn 1 tiếng giúp tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Khi bị đầy bụng mẹ bầu có thể sử dụng lá trầu không để điều trị, đây là phương pháp hiệu quả, an toàn cho mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả, ngăn ngừa tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Có thể bạn quan tâm:
- Chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt – Hướng dẫn chi tiết
- Các Loại Thuốc Trị Đầy Hơi Khó Tiêu Tốt Được Dùng Nhiều
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!