Khó Tiêu Chức Năng Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Khó tiêu chức năng là bệnh lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường khiến người mắc phải gặp không ít phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để cải thiện và phòng ngừa bệnh chuyển biến xấu, bệnh nhân cần điều trị ngay từ đầu.

Chứng khó tiêu chức năng là gì?

Chứng khó tiêu chức năng hay còn gọi là khó tiêu không loét (non-ulcer dyspepsia). Đây là một thuật ngữ dùng để mô tả triệu chứng đầy tức khó chịu và đau ở vùng thượng vị mà không có nguyên nhân rõ ràng. 

Chứng khó tiêu chức năng là gì?
Khó tiêu chức năng là triệu chứng đầy hơi, đau bụng và buồn nôn phổ biến.

Theo ước tính có tới 25% dân số mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, chỉ một trong số ít những người bệnh này tiến hành thăm khám, trong khi số khác tự ý dùng thuốc không kê đơn để giải quyết triệu chứng đau. Mặc dù là bệnh lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị sớm, bệnh có thể tái phát và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống của người mắc bệnh.

Tham khảo thêm: Chữa Đầy Bụng Cho Bà Bầu Bằng Lá Trầu Không – Hiệu Quả Lành Tính

Nguyên nhân gây khó tiêu chức năng

Theo các nhà khoa học, cho tới nay nguyên nhân gây khó tiêu chức năng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh hình thành có thể là do các yếu tố sau:

  • Do thói quen ăn uống không tốt: Ăn rồi đi ngủ, nhai không kỹ, ăn quá nhanh hoặc ăn quá nhiều tinh bột, chất béo,… đều là nguyên nhân gây khó tiêu chức năng
  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích: Lạm dụng rượu, bia, cà phê hoặc thuốc lá 
  • Căng thẳng, stress: Áp lực cuộc sống và áp lực công dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo ân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh khó tiêu chức năng
  • Rối loạn co bóp dạ dày tá tràng: Một số nghiên cứu cho thấy, có đến 30 – 50% người bị bệnh rối loạn co bóp dạ dày sẽ làm quá trình tống thức ăn từ dạ dày đến ruột bị chậm dần dẫn đến khó tiêu
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc giảm đau không cần kê toa như ibuprofen hoặc aspirin có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày và gây khó tiêu

Triệu chứng khó tiêu chức năng

Bệnh cảnh khó tiêu chức năng thường biểu hiện giống với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc rối loạn co bóp. Vì vậy, bên cạnh triệu chứng nóng rát hoặc khó chịu ở ngực và vùng bụng trên, bệnh nhân có thể gặp phải các khác như:

  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Cảm giác no sau khi ăn
  • Ợ hơi

Tùy thuộc vào cơ địa mà người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác không được đề cập trên. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu trên kèm theo các biểu hiện dưới đây, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện thăm khám:

  • Nôn ra máu
  • Tức ngực, khó thở
  • Phân có màu đen
  • Đau lan đến tay, cổ và hàm
Triệu chứng khó tiêu chức năng
Triệu chứng khó tiêu chức năng tương tự biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, bệnh đường mật,..

Chẩn đoán khó tiêu chức năng

Bác sĩ có thể dựa vào dấu hiệu lâm sàng hoặc khám thực thể để kiểm tra triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, họ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm chẩn đoán sau để xác định nguyên nhân gây bệnh.

  • Xét nghiệm máu: Giúp loại trừ các bệnh khác có thể gây triệu chứng bệnh tương tự như đau dạ dày nhưng không do loét gây nên
  • Xét nghiệm vi sinh: Bao gồm, xét nghiệm hơi thở, phân và máu. Các xét nghiệm này giúp chẩn đoán các vấn đề dạ dày có liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hay không
  • Nội soi: Sử dụng một dụng cụ mỏng có gắn ánh đèn và máy soi đưa vào thực quản, xuống dạ dày và phần đầu của ruột non để kiểm tra chức năng của hệ tiêu hóa, từ đó giúp loại trừ các bệnh lý ống tiêu hóa như ung thư dạ dày, loét dạ dày hoặc loét hành tá tràng

Gợi ý: Ăn Không Tiêu, Khó Tiêu Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?

Điều trị khó tiêu chức năng

Mặc dù đã thay đổi lối sống nhưng triệu chứng khó tiêu chức năng vẫn kéo dài và không kiểm soát được, bệnh nhân có thể kết hợp thêm thuốc để chữa trị bệnh. Một số loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng bệnh như:

  • Khắc phục hơi bằng thuốc không kê đơn: Một số loại thuốc chứa thành phần simethicone và các thuốc khác như Gas-X® và Mylanta®, có tác dụng làm giảm đầy hơi và khí, giúp hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu chức năng
  • Thuốc giảm sản xuất acid dạ dày: Bao gồm thuốc chẹn thụ thể H2,  nizatidine (Axid AR®),  cimetidine (Tagamet HB®), ranitidine (Zantac 75®) và famotidine (Pepcid AC®)
  • Thuốc tăng cường các cơ vòng thực quản: Thuốc có tác dụng hỗ trợ nhu động ruột giúp dạ dày trống nhanh hơn. Đồng thời, thuốc có tác dụng giúp thắt chặt van giữa thực quản và dạ dày, ngăn ngừa trào ngược acid dạ dày và giảm sự khó chịu ở vùng thượng vị. Metoclopramide (Reglan®) là thuốc tăng cường cơ vòng thực quản được bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, thuốc gây phản ứng phụ và không phải ai dùng thuốc cũng đều mang lại hiệu quả
  • Thuốc ngăn chặn tuyến tiết acid: Một số loại thuốc ức chế bơm proton không kê đơn như omeprazole (Prilosec OTC®), lansoprazole(Prevacid 24 h®), esmoprazole và rabeprazole có tác dụng làm giảm sự điều tiết acid trong dạ dày, giúp hỗ trợ cải thiện chứng khó tiêu chức năng
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm liều thấp cũng được sử dụng để kiểm soát triệu chứng đau đường ruột
  • Thuốc kháng sinh: Bao gồm tetraxyclin, amoxycillin, clarythromycin và klion,… Các loại thuốc này chỉ dùng trong trường hợp khó tiêu chức năng liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori 
Điều trị khó tiêu chức năng
Sử dụng thuốc kháng acid dạ dày, thuốc kháng sinh hoặc chống trầm cảm để điều trị chứng khó tiêu không loét

Đọc thêm: Trẻ bị đầy bụng khó tiêu: Cách chữa như thế nào?

Phòng tránh bệnh khó tiêu chức năng tái phát

Mặc dù đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng triệu chứng khó tiêu chức năng vẫn có thể quay trở lại. Vì thế, người bệnh cần có chế độ chăm sóc, ăn uống sau điều trị để giảm mức độ tái diễn của bệnh. Cụ thể:

  • Chế độ ăn khoa học: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chất xơ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với hệ đường ruột. Chúng không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn hỗ trợ ngăn ngừa hình thành các bệnh lý khác như tim mạch, tiểu đường, ung thư trực tràng,… Theo khuyến cáo của các chuyên gia, một người bình thường cần bổ sung 20 – 30 gram chất xơ mỗi ngày. Nguồn chất xơ có thể tìm thấy nhiều trong rau, củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt,… Bên cạnh những thực phẩm cần ăn, người bệnh nên tránh xa những đồ ăn, thức uống như thịt đỏ, đồ hộp,… Bởi chúng chứa hàm lượng chất béo no cao khiến triệu chứng khó tiêu ngày càng phức tạp hơn. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêu như đồ uống có gas, bắp cải hoặc đậu đũa
  • Nhai kỹ, ăn chậm và không ăn quá no: Để giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa và đường ruột, đồng thời ngăn chặn chứng đầy hơi, khó tiêu, bệnh nhân nên ăn chậm và nhai kỹ. Bởi việc làm này giúp nghiền nát thức ăn và báo hiệu cho dạ dày, tuyến nước bọt ở khoang miệng và ruột non tiết dịch vị, giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên ăn quá no để tránh trường hợp dạ dày tiết quá nhiều acid dẫn đến tình trạng khó tiêu và ợ nóng
  • Tránh căng thẳng: Một trong những nguyên nhân gây chứng khó tiêu chức năng là do căng thẳng. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng, người bệnh nên giữ tinh thần thật thoải mái. Nên biết cách cân bằng giữa công việc và giải trí
  • Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp hệ xương khớp hoạt động trơn tru và dẻo dai hơn. Bên cạnh đó, đây cũng chính là biện pháp giúp máu lưu thông đến vùng bụng và làm tăng tiết dịch vị dạ dày. Từ đó giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, làm giảm triệu chứng đầy hơi và khó tiêu
  • Bổ sung men tiêu hóa: Các loại men tiêu hóa thường được chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên nhằm mục đích cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất. Mặt khác, chúng còn có tính năng làm giảm triệu chứng khó tiêu ở dạ dày. Do đó, người bệnh nên bổ sung men tiêu hóa cho cơ thể. Tuy nhiên, cần tuân thủ về liều lượng và thời gian dùng theo chỉ định của bác sĩ

Những thông tin về chứng khó tiêu chức năng nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để hiểu rõ hơn về bệnh, cách điều trị và phòng ngừa cũng như có bất kỳ thắc mắc nào về chứng khó tiêu không loét này, người bệnh vui lòng liên hệ bác sĩ để được giải đáp cụ thể.

Có thể bạn quan tâm: 
Chia sẻ:
Khi bị chướng bụng, đầy hơi, bạn cần lưu ý trong việc ăn uống. Chướng Bụng Đầy Hơi Nên Ăn Gì & Thức Ăn Cần Tránh

Chướng bụng đầy hơi nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi việc ăn uống…

Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết & Điều trị

Chướng bụng đầy hơi thường xảy ra khi dạ dày tích quá nhiều khí do rối loạn tiêu hóa, chế…

Khó Tiêu Chức Năng Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị

Khó tiêu chức năng là bệnh lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng…

Ăn không tiêu buồn nôn Ăn không tiêu buồn nôn có nguy hiểm không & Cách khắc phục

Các nghiên cứu cho thấy có đến 25% dân số gặp phải các chứng rối loạn về tiêu hóa đặc…

Chướng bụng đầy hơi kéo dài và cách khắc phục tận gốc

Tình trạng chướng bụng đầy hơi kéo dài có thể dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua