Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Chướng Bụng – Quấy Khóc & Cách Chữa
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng sẽ có cảm giác khó chịu như: cong lưng, quấy khóc, biếng ăn, dễ nôn trớ, bụng phình trướng hơi… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, mẹ cần tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy bụng và có hướng cải thiện sớm.
Tại sao trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng?
Trẻ sơ sinh vừa được sinh ra có hệ tiêu hóa chưa được phát triển hoàn thiện, đặc biệt là những trẻ đang ở trong 13 tuần đầu đời, lúc này hệ tiêu hóa đang còn học cách hoạt động. Các hoạt động hỗ trợ tiêu hóa chưa được phát triển để di chuyển thức ăn một cách hiệu quả trong đường tiêu hóa.
Trẻ sơ sinh còn thiếu thảm vi khuẩn có lợi trong đường ruột để hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung cho chức năng của các enzyme. Những loại khí có sức nổi sẽ bị kẹt trong ruột non và ruột già, cản trở dòng chảy của dịch dạ dày, áp lực tích tụ gây đau và căng bụng.
Khi bị đầy bụng, trẻ sơ sinh thường co chân lên sau đó duỗi ra, cong lưng, mẹ có thể quan sát để nhận biết con đang bị khó chịu vùng bụng.
>> Gợi ý: 10cách trị đầy bụng khó tiêu tại nhà– Mẹo vặt hiệu quả
Nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh
Sự xuất hiện của các túi khí trong hệ thống tiêu hóa, ruột non, ruột già khiến trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Tình trạng này thường xuất hiện ở cả trẻ bú sữa mẹ và bú bình do các nguyên nhân chính sau:
- Không tiêu hóa được các loại protein trong sữa: Đây là tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ không xử lý được các loại protein đến từ thức ăn của mẹ hoặc là từ sữa. Việc này sẽ khiến bé bị nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu.
- Quá tải đường lactose từ sữa mẹ hoặc sữa công thức: Khi bé bú mẹ hoặc là bú sữa công thức thường xuyên bị đầy hơi có thể do bé không tiêu hóa được lactose trong sữa. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể trẻ không đủ lượng enzyme lactase để tiêu hóa hết đường lactose dung nạp vào.
- Dùng kháng sinh hoặc thuốc: Các loại kháng sinh có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại và có lợi trong đường ruột trẻ, khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề, gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ:Trong thời gian cho con bú, mẹ sử dụng nhiều loại thực phẩm đầy hơi cũng sẽ khiến cho bé có nguy cơ bị đầy hơi. Một số loại thực phẩm gây đầy hơi chướng bụng mà mẹ nên tránh như các loại đậu, bắp cải, súp lơ, yến mạch, bơ, đào, lê,…
- Thức ăn không phù hợp với độ tuổi: Nhiều mẹ thường cho con ăn dặm sớm hoặc là ăn các loại thực phẩm mà cơ thể trẻ chưa tiêu hóa được sẽ gây ứ đọng trong đường ruột. Vi khuẩn lên men sinh ra nhiều hơi dẫn đến đầy hơi chướng bụng.
- Ăn nhiều bữa, các bữa ăn quá gần nhau: Trẻ sơ sinh có dạ dày rất nhỏ, nên phải chia thành nhiều bữa mới giúp bé có đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc hoặc là không đủ thời gian tiêu hóa sẽ khiến bé bị nôn. Thức ăn chưa tiêu hóa nhanh chóng bị đẩy xuống đường ruột, gây đi ngoài, đầy hơi chướng bụng.
- Thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn: Khi trẻ ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn sẽ gây nôn ói, viêm ruột, tiêu chảy. Nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, khiến thức ăn bị thiu mùi chua tiếp tục sinh sôi trong đường ruột gây đầy hơi chướng bụng.
Dấu hiệu nhận biết đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh
Trước hết, mẹ cần nắm được nguyên nhân gây ra chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh để có biện pháp khắc phục. Mẹ có thể nhận biết triệu chứng chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh thông qua các biểu hiện dưới đây:
- Ợ hơi: Đây là phản ứng của cơ thể để loại bỏ không khí bên trong dạ dày, rất tốt để loại bỏ chứng đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu bé bị ợ hơi khó khăn hoặc là quá mức dẫn đến nôn trớ, có thể bé đang bị chướng bụng đầy hơi ở mức nghiêm trọng.
- Nôn trớ: Nôn trớ kèm theo ợ hơi trong hoặc ngay sau khi bú là tình trạng mà hầu hết các trẻ sơ sinh thường gặp. Các thành phần trong sữa công thức, ăn quá nhiều và quá nhanh, làm tăng nguy cơ nôn trớ cũng là dấu hiệu liên quan đến đầy hơi chướng bụng.
- Sưng chướng vùng bụng: Trẻ sơ sinh nếu nuốt phải quá nhiều không khí, tồn tại trong ruột và dạ dày sẽ gây cản trở hoạt động của hai cơ quan này. Lúc này, áp lực lên dạ dày và ruột tăng cao, gây sưng chướng bụng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và đau đớn. Nếu xử lý không đúng cách và hiệu quả sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn, em bé có thể bị đau thắt ngực.
- Xì hơi nhiêu và liên tục: Trung bình trẻ sơ sinh sẽ bị xì hơi khoảng 15 – 20 lần mỗi ngày, nếu trẻ bị xì hơi nhiều hơn thì rất có thể bị đầy hơi chướng bụng.
- Quấy khóc nhiều: Nếu bé quấy khóc nhiều mà không có dấu hiệu đói, nóng, lạnh hay sợ thì rất có thể bé đang cảm thấy khó chịu, đầy hơi chướng bụng. Mẹ nên dựa vào thói quen của bé, nhận biết xem cách khóc và tiếng khóc của có khác thường hay không rồi mới đưa ra phán đoán.
- Bé khó ngủ và ngủ không yên giấc: Đầy hơi chướng bụng sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu, dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không yên giấc và quấy khóc.
>> Xem thêm: Bị đầy bụng buồn nôn có phải mang thai không? Thông tin cần biết
Cách điều trị đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh
Thông thường, các triệu chứng chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra kéo dài, khiến bé cảm thấy mệt mỏi thì bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:
Bổ sung men tiêu hóa hoặc thuốc chống đầy hơi
Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại men vi sinh hoặc thuốc chống đầy hơi hiệu quả cho bé khi bị chướng bụng. Dưới đây là hai sản phẩm hỗ trợ điều trị chướng bụng đầy hơi rất tốt cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo:
- Simethicone: giảm hơi trong dạ dày của bé và ngăn ngừa hình thành các bao khí trong đường tiêu hoá. Để giảm ứ hơi, hãy cho bé uống sau bữa ăn và trước giờ đi ngủ, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp cho bé.
- Thuốc chữa đau bụng gripe-water: đây là hỗn hợp của các loại thảo dược, chủ yếu là lá thì là và nước được cho là có tác dụng chống co thắt – giúp chữa đau bụng quặn.
Tuy nhiên phương pháp này sẽ không hiệu quả nếu bé bị đầy hơi do quá tải lactose.
Cho bé ợ hơi thường xuyên
Khi bé bú sữa mẹ hay sữa bình đều nuốt phải không khí thừa, lúc này mẹ chỉ cần cho bé ợ hơi để đẩy không khí thừa ra ngoài. Một số tư thế giúp bé dễ dàng ợ hơi mẹ có thể thực hiện như:
- Cho bé ngồi tựa bụng vào cánh tay mẹ
- Cho bé đứng lên và để đầu tựa vào vai mẹ
- Để bé nằm sấp trên đùi mẹ
Mẹ có thể cho bé ợ hơi khi chuyển từ bầu ngực này sang bầu ngực kia, hoặc khi con đã bú được nữa bình để đẩy bớt hơi thừa trong bụng bé ra ngoài trước khi bú tiếp. Cách nay rất tốt cho các bé thường bị nôn trớ, ọc sữa, trào ngược.
>> Tham khảo: Trẻ bị đầy bụng khó tiêu – Cách chữa như thế nào?
Động tác đạp chân và massage bụng cho bé
Để giải phóng bớt hơi thừa mẹ có thể đặt bé nằm ngửa, nhẹ ngàng giúp bé đạo chân như đang đạp xe đạp. Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp massage vùng bụng giúp gia tăng nhu động trong dạ dày, kích thích ruột đào thải hơi thừa, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Thực hiện bằng cách dùng 3 ngoan tay ấn nhẹ lên vùng bụng, giữ lực ấn và di chuyển ngón tay theo đường tròn cùng chiều với kim đồng hồ, lặp lại nhiều lần động tác này.
Cho bé uống nước
Với những bé trên 6 tháng tuổi, mẹ hãy kiểm tra lượng nước mỗi ngày của bé. Uống thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến bé bị chướng bụng. Lúc này, mẹ cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho bé.
Chườm nóng bụng bé
Mẹ thực hiện bằng cách sử dụng khăn tay ấm, nhúng vào nước nóng và vắt khô. Để cho khăn có độ ấm phù hợp, đảm bảo không làm bỏng da bé. Một khăn gấp gọn, để lên vụng bé, cái còn lại quấn quanh bụng để cố định. Hơi nóng và sức nặng của khăn sẽ giúp đẩy hơi trong bụng bé ra dễ dàng.
Thay đổi dụng cụ cho con bú
Nếu thấy con bị chướng bụng thường xuyên, mẹ nên thay đổi bình bú cho bé. Lựa chọn những sản phẩm có thể hỗ trợ bé giảm lượng hơi thừa khi mút sữa vào.
Chú ý tư thế bú của bé
Khi cho con bú, mẹ nên để đầu bé cao hơn so với dạ dày, sữa sẽ trôi xuống dạ dày, khí thừa nằm ở trên và dễ dàng ợ ra. Bình sữa của bé nên nâng cho hơi dốc để vé không hút phải không khí vào bụng khi bú.
Bài viết đã thông tin đến các mẹ về vấn đề trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Nếu khi áp dụng tất cả các phương pháp điều trị ở trên mà vấn đề chướng bụng của bé vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ hãy cho bé đến bác sĩ để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
> Bài viết liên quan:
- Cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn tận gốc, hiệu quả an toàn
- Chướng Bụng Đầy Hơi Nên Ăn Gì& Những Thực Phẩm Cần Tránh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!