Cách chữa đầy bụng bằng tỏi có thực sự hiệu quả không?
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ vậy, tỏi còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh, trong đó có đầy bụng, khó tiêu. Có thể dùng tùng tỏi chữa đầy bụng rất hiệu quả bằng cách ăn sống, ép nước tỏi để uống,… Tuy nhiên, một số trường hợp không nên sử dụng, hãy bỏ qua cách này nếu bạn nằm trong số đó.
Tác dụng chữa đầy bụng của tỏi
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc đối với người Việt và trong nhiều nền văn hóa ẩm thực thế giới. Bên cạnh đó, theo Đông y, tỏi còn là một vị thuốc giúp chữa nhiều chứng bệnh. Do đó trong dân gian, tỏi được dùng để điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi.
Một số tác dụng của tỏi trong việc điều trị đầy bụng là:
- Tỏi chứa chất allicnin, có tác dụng diệt những khuẩn gây ra đầy hơi;
- Chất carbohydrate có trong tỏi giúp phân hủy lượng khí được sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa.
- Hàm lượng vitamin, các khoáng chất và chất chống oxy hóa trong tỏi giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, giúp dạ dày và đường ruột làm việc tốt hơn.
- Nhờ những tác dụng trên, tỏi được xem như là vị thuốc, có công dụng chữa trị chứng đầy bụng.
Gợi ý: Gợi ý 10 cách chữa chướng bụng đầy hơi tại nhà bằng mẹo dân gian
Những cách chữa đầy bụng bằng tỏi hiệu quả
Có nhiều cách để chữa chứng đầy bụng ngay tại nhà. Dùng tỏi để chữa đầy bụng là một mẹo trong dân gian mang lại hiệu quả cao. Tham khảo chi tiết các cách dùng tỏi được áp dụng phổ biến nhất dưới đây:
1. Ăn sống
Trong tỏi sống có chứa nhiều vitamin, lượng carbohydrate, khoáng chất,… chưa bị nhiệt độ phân hủy. Ăn tỏi sống là một cách giúp người bị đầy bụng có thể cải thiện tình trạng khó tiêu một cách nhanh chóng. Tỏi giúp kích thích dạ dày làm việc tốt hơn, phân hủy khí thừa trong dạ dày, đường ruột.
2. Uống nước ép tỏi
Ép tỏi lấy nước uống cũng là một cách để điều trị chứng đầy bụng. Trong nước ép tỏi sẽ bảo lưu một lượng lớn các tinh chất cần thiết, giúp sát khuẩn dạ dày, sát khuẩn đường ruột, kích thích phân hủy lượng khí thừa trong ống tiêu hóa và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Bạn cũng có thể kết hợp nước ép tỏi với đường phèn, nước ấm để uống. Công thức này giúp bụng cảm thấy dễ chịu hơn và giảm vị cay khó chịu của tỏi.
3. Dùng tỏi ngâm mật ong
Kết hợp tỏi với mật ong sẽ giúp điều trị chứng đầy bụng và giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Bạn cần chuẩn bị 15g tỏi và 100ml mật ong. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Bóc vỏ tỏi, để nguyên tép;
- Bước 2: Xếp tỏi vào lọ/hũ thủy tinh có nắp đậy;
- Bước 3: Rót 100ml mật ong vào hũ. Sau đó đậy kín nắp;
- Bước 4: Ngâm tỏi với mật ong trong khoảng 3 tuần. Sau đó, có thể sử dụng được.
Khi đầy bụng, khó tiêu, bạn hãy ăn những tép tỏi ngâm mật ong để giúp cải thiện tình trạng óc ách, khó chịu ở bụng. Người bệnh nên ăn với số lượng vừa phải và ăn 2 lần trong ngày. Tình trạng đầy bụng sẽ cải thiện rõ rệt ngay sau vài ngày sử dụng tỏi ngâm mật ong.
Tham khảo thêm: Bị đầy bụng buồn nôn có phải mang thai không? Thông tin cần biết
4. Bổ sung vào các món ăn
Bên cạnh các phương pháp thông dụng như ăn tỏi trực tiếp, uống nước ép tỏi,… bạn còn có thể bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày như thịt kho, các món chiên xào,… Cách làm này không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm chướng bụng, đầy hơi mà còn để món ăn chế biến được thơm ngon hơn.
Một số tác dụng phụ của tỏi
Bên cạnh công dụng điều trị đầy bụng, tỏi cũng có thể gây ra một số tình trạng bất lợi cho quá trình tiêu hóa như sau:
- Đầy hơi: Đối với một số trường hợp dạ dày mẫn cảm với tỏi, tỏi có thể gây ra tình trạng đầy hơi. Do đó, nếu bạn mẫn cảm với tỏi thì không nên sử dụng. Người dùng có thể sẽ cảm thấy tình trạng này giảm đi khi ợ hơi hoặc trung tiện;
- Đau đầu;
- Mệt mỏi;
- Ợ nóng;
- Đau cơ;
- Buồn nôn;
- Toát nhiều mồ hôi;
- Đau bụng;
- Loãng máu;
- Viêm đại tràng;
- Hơi thở có mùi tỏi khó chịu.
Do đó, người dùng cần ăn tỏi với liều lượng vừa đủ, không nên lạm dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày hoặc trong việc điều trị chứng đầy bụng. Khi thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng kỳ lạ nào, bạn nên tạm ngưng dùng tỏi, đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Xem thêm: Chướng Bụng Đầy Hơi Uống Thuốc Gì Để Bệnh Mau Hồi Phục
Phòng tránh chứng đầy bụng như thế nào?
Đầy hơi, chướng bụng là tình trạng khó tiêu hóa thức ăn. Có rất nhiều cách để chữa trị và làm cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị chứng đầy bụng, điều này có nghĩa đường tiêu hóa của bạn đang gặp trục trặc. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị.
Lối sinh hoạt, ăn uống và chăm sóc bản thân không đúng cách khiến cho bạn bị mắc phải chứng đầy bụng. Để phòng tránh đầy bụng, khó tiêu, bạn nên thực hiện những điều sau:
- Uống nước đầy đủ mỗi ngày. Nước lọc, nước sôi để nguội không chỉ giúp điều hòa cơ thể, tốt cho tế bào,… mà còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giúp dạ dày và đường ruột làm việc tốt hơn.
- Ăn uống khoa học: ăn đúng giờ, có chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể, ăn đầy đủ các loại thức ăn như rau xanh, rau củ tươi, thịt, cá, trứng,… để hấp thụ đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết. Cơ thể khỏe mạnh, hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ không gây ra tình trạng đầy bụng, chướng bụng.
- Từ bỏ các thói quen xấu như ăn vội, nằm ngay sau khi ăn,… Nên ăn chậm, nhai kỹ và ngồi nghỉ ngơi thư giãn sau khi ăn.
- Tránh ăn các loại thức ăn khó tiêu hóa, gây hại cho hệ tiêu hóa như thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn cay nóng, thức ăn khô cứng,…
- Rèn luyện sức khỏe bằng các hoạt động như tập thể dục, chơi thể thao,… Điều này giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
- Không mặc quần quá chật, không vận động ngay sau khi ăn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Hạn chế tiêu thụ thuốc lá, bia, rượu, nước ngọt có gas,… Chúng không chỉ gây cản trở tiêu hóa tại thời điểm dùng mà còn làm suy giảm chức năng của các cơ quan tiêu hóa dần dần.
- Bổ sung chuối, sữa chua, đu đủ,… vào thực đơn hàng ngày vì chúng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Không nên thức khuya.
Trên đây là các cách dùng tỏi chữa đầy bụng rất hiệu quả và được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên cách này chỉ phù hợp với những tình trạng thông thường. Nếu triệu chứng nghiêm trọng và thuộc về bệnh lý, người bệnh nên đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Chướng bụng đầy hơi kéo dài và cách xử lý hiệu quả
- Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Chướng Bụng: Mẹ cần lưu ý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!