Viêm Xoang Sàng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị
Viêm xoang sàng là một trong số các dạng viêm xoang thường gặp nhất. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm nên cần được phát hiện và điều trị sớm.
Viêm xoang sàng là gì?
Bệnh viêm xoang sàng là tình trạng nhiễm trùng, phù nề xảy ra trong xoang sàng (xoang sàng nằm trên hốc mũi và giữa hai mắt, bao gồm xoang sàng trước và xoang sàng sau. Nó có nhiệm vụ chính là giảm trọng lượng của hộp sọ đồng thời tiết dịch làm ấm và ẩm không khí bên trong xoang).
Căn bệnh này nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng cho mắt và não bộ. Vì vậy, cần nhận biết sớm các dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh.
Đọc thêm: 7 Cây Thuốc Nam Trị Viêm Xoang Sàng Hiệu Quả An Toàn
Nguyên nhân viêm xoang sàng
- Nhiễm trùng: Xoang sàng có thể bị virus, vi khuẩn hay nấm tấn công thông qua không khí hít vào. Chúng tấn công vào trong xoang và phá hủy hệ thống lông mao dẫn đến phù nề niêm mạc xoang sàng.
- Xì mũi không đúng cách: Một số khi bị viêm mũi người có thói quen xì mũi mạnh có thể khiến xoang sàng bị tổn thương và sưng viêm.
- Do tác động của dị vật từ bên ngoài: Do chưa ý thức được, trẻ nhỏ có thể đưa đồ vật vào trong lỗ mũi khiến xoang bị tổn thương và tiếp tay cho vi khuẩn xâm nhập.
- Gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc tây: Một số loại tân dược khi sử dụng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của lớp màng nhầy trong xoang hàm.
- Do dị ứng: Dị ứng với thức ăn, hóa chất, bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa và ngay cả bụi bẩn trong không khí.
- Môi trường sống bị ô nhiễm: Không khí có nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá hoặc không gian sống và làm việc không sạch sẽ.
- Do ảnh hưởng của các bệnh lý nha chu: Nhiễm trùng ở nướu, lợi hay khoang miệng nếu không được điều trị tích cực có thể lây lan đến các hốc xoang sàng.
- Thời tiết: Nhiệt độ quá cao, không khí ẩm ướt hoặc thay đổi đột ngột có thể khiến sức đề kháng bị suy giảm và tạo điều kiện cho nấm, virus, vi khuẩn hoành hành.
- Nghề nghiệp: Bệnh viêm xoang sàng chủ yếu ảnh hưởng đến những người làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn, hóa chất.
- Các vấn đề ở xoang mũi: Hẹp khe xoang, vẹo lệch vách ngăn bẩm sinh, bất thường trong cấu trúc của màng nhầy, polyp mũi xoang…
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm xoang sàng
- Hệ miễn dịch suy giảm
- Có tiền sử bị hen suyễn
- Mất cân bằng nội tiết tố
- Thường xuyên bị căng thẳng
- Cơ thể bị mất nước
- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ
Gợi ý:Viêm xoang nặng: Triệu chứng và cách điều trị
Dấu hiệu viêm xoang sàng
- Đau nhức ở vùng đỉnh đầu, vùng gáy… Những cơn đau nhức sẽ càng tăng lên khi thời tiết thay đổi.
- Có dấu hiệu chảy dịch mũi với đặc điểm nhầy, đặc kèm theo mùi hôi. Về màu sắc có thể có màu trong suốt, trắng hoặc xanh.
- Nghẹt mũi do chảy dịch từ các hốc xoang.
- Thị lực suy giảm.
- Sốt, đau họng, hôi miệng…
Phân loại bệnh viêm xoang sàng
– Theo giai đoạn bệnh:
- Viêm xoang sàng cấp: Bệnh diễn ra trong thời gian ngắn. Bệnh nhân có thể bị sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi có mủ hoặc có thể bị ho.
- Viêm xoang sàng mãn tính: Người bệnh thường không bị sốt nhưng mệt mỏi, hơi thở nặng mùi, thường xuyên bị đau đầu hoặc đau toàn vùng mặt, suy giảm khướu giác, chảy dịch mũi đặc màu vàng xanh.
– Theo vị trí xoang sàng bị ảnh hưởng:
- Viêm xoang sàng trước: Xuất hiện dịch nhầy đọng lại ở mũi và gây đau nhức ở hốc mắt và quanh mũi.
- Viêm xoang sàng sau: Dịch nhầy sẽ vướng ở họng, gây đau nhức ở vùng đỉnh đầu, sau gáy và làm ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác. Có thể đỏ mắt, chảy ghèn.
Viêm xoang sàng có nguy hiểm không?
Các biến chứng của viêm xoang sàng sau và viêm xoang sàng trước có thể gặp bao gồm:
- Viêm màng não mủ: Vi khuẩn, virus từ trong xoang hàm có thể tấn công lên màng não dẫn đến viêm nhiễm, tạo mủ.
- Các vấn đề ở mắt: Viêm mí mắt, áp xe nhãn cầu, nhiễm trùng dây thần kinh thị giác, mờ mắt…
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Khi bị bệnh ở vị trí này, dịch nhầy trên mũi thường xuyên chảy xuống cổ họng mang theo cả vi khuẩn khiến cho khu vực này.
- Viêm tai giữa: Các tác nhân gây bệnh cùng với dịch nhầy từ trong xoang có thể xâm nhập vào trong tai.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm xoang sàng
Dưới đây là một số kỹ thuật chẩn đoán bệnh thường được thực hiện:
- Kiểm tra dịch mũi để xác định có vi khuẩn, virus tồn tại trong cơ thể hay không.
- Chụp X- quang giúp xác định các vấn đề về khoang mũi.
- Chụp CT giúp xác định chính xác tình trạng viêm nhiễm cũng như tắc nghẽn trong xoang.
Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, cho phép bác sĩ có thể dễ dàng xây dựng được phác đồ điều trị phù hợp nhất cho mỗi ca bệnh.
Tham khảo thêm: Cách chữa trị viêm xoang tận gốc như thế nào? Cách ngăn ngừa tái phát
Cách điều trị viêm xoang sàng
1. Sử dụng thuốc chữa viêm xoang sàng
Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: Thường dùng là Ibuprofen, Acetaminophen, Aspirin…
- Thuốc kháng histamin: Bao gồm Clorpheniramin, Cimetidin, Famotidin, Diphenhydramin…
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Azithromycin, Erythromycin,…
2. Chữa viêm xoang sàng bằng phẫu thuật
- Bị viêm xoang sàng mãn tính nhưng không đáp ứng được với thuốc điều trị.
- Bệnh tái phát liên tục, từ 4 – 5 đợt trong năm
- Các dấu hiệu viêm xoang sàng xảy ra nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và chất lượng sống của người bệnh.
- Bệnh gây biến chứng
- Viêm xoang sàng do nấm xâm lấn
- Bệnh nhân bị viêm xoang sàng có liên quan đến những bất thường trong cấu trúc giải phẫu mũi, chẳng hạn như vẹo vách ngăn, có khối polyp trong mũi…
Phẫu thuật nội soi là phương pháp mổ viêm xoang sàng được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi thực hiện phẫu thuật.
Sau mổ, bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh kết hợp rửa mũi bằng nước muối sinh lý trong một thời gian nhất định để ngăn ngừa nhiễm trùng.
3. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang sàng tại nhà
- Kê cao đầu hơn khi ngủ: Khi gối cao đầu chất dịch trong xoang mũi được lưu thông dễ dàng hơn, giúp người bệnh bớt nghẹt mũi.
- Uống nhiều nước: Chất lỏng có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy chữa lành tổn thương trong xoang sàng.
- Dùng nước muối sinh lý: Vệ sinh khoang mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Xông mũi bằng tinh dầu: Thêm vài giọt tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả hay tinh dầu lá tía tô… vào trong tô nước nóng rồi tiến hành xông mũi.
- Sử dụng các bài thuốc từ thảo mộc: Một số loại thảo dược tự nhiên như gừng, nghệ, kinh giới, hoa ngũ sắc có chứa chất kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên nên được dân gian sử dụng làm thuốc chữa viêm xoang sàng tại nhà.
Cách phòng ngừa viêm xoang sàng
- Thường xuyên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh họng và mũi thật sạch sẽ.
- Dùng máy tạo độ ẩm để giữ độ ẩm cần thiết cho không khí.
- Chú ý không được xì mũi quá mạnh khi bị viêm mũi.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ.
- Tránh sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
- Kiểm tra sức khỏe tai mũi họng định kỳ.
Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ bạn sẽ hiểu hơn về bệnh viêm xoang sàng. Tình trạng bệnh sẽ được cải thiện với các biện pháp đơn giản nếu bạn phát hiện và điều trị đúng cách. Vậy nên ngay từ khi có các triệu chứng ban đầu hãy đến gặp bác sĩ để có được những lời tư vấn hữu ích.
Có thể bạn chưa biết
- Viêm xoang gây ù tai: Nguyên nhân và biến chứng cần biết
- Viêm Xoang Khạc Ra Máu Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!