Viêm xoang có mủ (xanh hoặc vàng) nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm xoang có mủ là một dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm nhiễm ở xoang đã trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế người bệnh cần đến bác sĩ để được điều trị tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Viêm xoang có mủ là gì?

Viêm xoang có mủ xanh hoặc vàng tái phát từng đợt gọi là viêm xoang cấp mủ. Đây là tình trạng bệnh cấp tính đang chuyển sang giai đoạn viêm xoang mãn tính (kéo dài hơn 8 tuần).

Viêm xoang có mủ là gì?
Tình trạng viêm xoang có mủ cho thấy sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong xoang

Vùng xoang bị nhiễm trùng khi xuất hiện dịch mủ có mùi hôi trong khoảng thời gian khá dài. Gây đau nhức xoang âm ỉ, đau đầu, mệt mỏi, gặp nhiều bất cập trong công việc và sinh hoạt.

Viêm xoang cấp mủ gặp phải ở bất kỳ vị trí nào, chẳng hạn như: viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. 

Xem thêm: Tình trạng viêm xoang đau sau gáy và những điều cần lưu ý

Nguyên nhân gây viêm xoang có mủ

Mặc dù nguyên nhân chính là do vi khuẩn nhưng mủ cũng chỉ là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nhất thời. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính:

  • Hít thở và tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm.
  • Do bị viêm xoang cấp tính nhưng người bệnh chủ quan.
  • Do nhiễm trùng hoặc vỡ các khối u, polyp nhỏ.
  • Do người bệnh bị nhiễm VA không được nạo diệt khuẩn.
  • Do phản ứng dị ứng thái quá với thời tiết, dị nguyên.
  • Chấn thương, các bệnh liên quan đến màng não,….
Nguyên nhân gây viêm xoang cấp mủ
Mủ là dịch trong xoang có lẫn các vi khuẩn gây bệnh sau điều trị bệnh viêm mũi, cảm, sốt không dứt điểm

Triệu chứng của bệnh viêm xoang có mủ

  • Viêm xoang có mủ hôi, hỉ mũi mạnh có dịch vàng hoặc xanh.
  • Kèm lẫn tia máu.
  • Đau nhức vùng mặt.
  • Gây sưng và tấy đỏ tại khu vực xoang.
  • Lâu ngày sẽ bị mất khả năng khứu giác và cảm giác về mùi, vị. 
  • Đau tai, viêm họng, đau trán.
  • Vô cùng mệt mỏi, đau nhức đầu, uể oải, hô hấp khó khăn.
  • Không thể tập trung cho bất cứ việc gì.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, phần dịch có màu trắng là tình trạng viêm nặng nhất, nghiêm trọng hơn là màu xanh và màu trắng đục.

Gợi ý: Viêm xoang mũi có mùi hôi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm xoang có mủ xanh hoặc vàng có nguy hiểm không?

Bệnh được đánh giá có tiến triển phức tạp hơn viêm xoang cấp thông thường. Đồng thời nếu không điều trị sớm, vi khuẩn dễ lây lan và có khả năng bị phát sinh biến chứng nguy hiểm:

  • Vi khuẩn lan đến mắt gây viêm tổ chức hốc mắt.
  • Vi khuẩn lan đến các xoang khác gây viêm tắc tĩnh mạch.
  • Vi khuẩn lây lan đến dây thần kinh dẫn truyền lên não bộ có thể gây áp xe não hoặc áp xe ngoài màng cứng. 
Viêm xoang có mủ xanh hoặc vàng có nguy hiểm không?
Vi khuẩn có trong xoang có khả năng lan rộng và gây bệnh tại các cơn quan lân cận, đặc biệt là tai

Điều trị viêm xoang có mủ bằng cách nào?

Điều trị viêm xoang có mủ theo Tây y

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn tồn tại trong xoang. Chủ yếu như: Amoxicillin, Sulfamethoxazol, Trimethoprim,… Kết hợp với những loại thuốc khác như: giảm đau, thuốc Steroid dạng xịt mũi, thuốc kháng Histamine,…

Nếu như bệnh nhân viêm xoang có mủ sau khi hết cảm cúm sẽ được chỉ định các loại thuốc như: Chlorpheniramine, paracetamol hoặc các loại thuốc chống dị ứng. Bệnh nhân được áp dụng thủ thuật Proezt hoặc phun khí dung nếu cần thiết.

Điều trị viêm xoang có mủ bằng cách nào?
Thuốc kháng sinh dạng uống hoặc thuốc xịt được sử dụng trong điều trị nội khoa chữa viêm xoang có mủ

Nếu như dùng thuốc điều trị không giải quyết được các triệu chứng. Bệnh nhân sẽ được tham vấn phương pháp can thiệp ngoại khoa (nội soi xoang mũi), hoặc chọc xoang hàm.

Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang có mủ

*Lưu ý, những bài thuốc sau chỉ mang tính chất tham khảo cần sự hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Ngó sen, gừng tươi

  • Chuẩn bị 30g ngó sen, 6g gừng tươi, rửa sạch, đem đi giã nát.
  • Cho nguyên liệu tươi đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở nên.
  • Thời gian đắp khoảng 15 phút, sau đó bạn có thể thấy buồn nôn và oẹ ra mủ.
  • Thực hiện phương pháp này mỗi ngày 2 lần.

Ké đầu ngựa, tân di

Bài thuốc kết hợp giữa quả ké đầu ngựa với tân di có tác dụng chống viêm, tiêu xưng. Khi áp dụng thường xuyên có thể hỗ trợ điều trị viêm xoang triệt để sau khi làm sạch mủ.

  • Chuẩn bị khoảng 10g ké đầu ngựa và 8g tân di đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Sau đó đem rang giòn, cho vào cối tán thành bột.
  • Trộn lẫn hai vị thuốc trên lại với nhau, sau đó cho vào lọ kín để dùng dần. 
  • Mỗi lần dùng 2 thìa bột đã giã hòa cùng với 100ml nước nóng uống 2 lần.

Tham khảo thêm: Viêm xoang gây mất ngủ và cách điều trị hiệu quả

Chăm sóc hỗ trợ tại nhà giúp điều trị dứt điểm viêm xoang có mủ

Sử dụng nước muối sinh lí để rửa mũi

Nước muối vừa giúp mũi được làm sạch, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lây lan. Khi rửa mũi bằng nước muối có thể làm loãng chất nhờn trong mũi xoang.

Sử dụng nước muối sinh lý natri clorid 0.9%. Hoặc bạn nên tự chuẩn bị nước muối tại nhà theo công thức cứ 1 lít nước tinh khiết thì pha với 9g muối tinh khiết đem đun sôi để nguội.

Xông hơi bằng tinh dầu chữa viêm xoang

Phương pháp xông hơi bằng tinh dầu hay thảo dược có tác dụng làm dịu niêm mạc mũi và làm loãng dịch mủ. Đồng thời, trong tinh dầu còn giúp phòng ngừa viêm mũi và niêm mạc bao phủ hệ hô hấp. 

Chăm sóc hỗ trợ tại nhà giúp điều trị dứt điểm viêm xoang có mủ
Xông hơi có tác dụng làm lỏng dịch mủ và tạo điều kiện thuận lợi để người bệnh đẩy chúng ra ngoài

Đầu tiên, người bệnh nên pha một ít tinh dầu chanh, bạc hà hoặc sả cùng với chút nước ấm. Sử dụng phần nước này xông tại vùng mặt trong vòng 15 phút. Trong lúc đó thường xuyên massage và ấn nguyệt tại các vị trí chủ yếu trên khuôn mặt.

Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên

Bằng cách đun nước, hoặc dùng dược liệu khô hãm nước uống mỗi ngày để tiêu trừ các triệu chứng của viêm xoang mủ. Trong đó thảo dược được sử dụng chủ yếu như lá tía tô, lá lốt, lá trầu không,… 

Bệnh nhân trong thời gian điều trị cần tránh xa những khu vực có không khí ô nhiễm. Vệ sinh nhà ở thường xuyên, vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng, uống nhiều nước nhằm tăng cường đề kháng để phòng trị viêm xoang có mủ.

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã hiểu thêm về vấn đề viêm xoang có mủ xanh hoặc vàng. Người bệnh cần đến bác sĩ để được kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
10 Bài Thuốc Đông Y Đặc Trị Viêm Xoang và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc Đông Y đặc trị viêm xoang nếu được áp dụng đúng cách, phù hợp giúp cho rất nhiều bệnh…

Thuốc Phenylephrine – Công dụng, cách dùng và chống chỉ định

Thuốc Phenylephrine có tác dụng làm giảm sung huyết ở kết mạc, mô xoang và niêm mạc mũi. Thuốc được…

cách chữa viêm xoang mũi bằng tỏi 4 Cách Chữa Viêm Xoang Mũi Bằng Tỏi Giảm Nhanh Triệu Chứng

Nhờ đặc tính kháng viêm tự nhiên mà từ lâu tỏi đã được sử dụng phổ biến trong điều trị…

Bệnh viêm xoang có di truyền không? Bệnh viêm xoang có di truyền không? Làm sao ngăn ngừa?

Bệnh viêm xoang có di truyền không? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bài viết sẽ lý…

Hướng dẫn chữa viêm xoang bằng hoa xuyến chi tại nhà

Chữa viêm xoang bằng hoa xuyên chi có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên. Bài viết dưới đây…

Chia sẻ
Bỏ qua