Viêm xoang đau sau gáy và những điều cần lưu ý

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm xoang đau sau gáy là một trong những triệu chứng có thể gặp khi bị viêm xoang. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn dễ phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. 

Nguyên nhân gây viêm xoang đau sau gáy

Nguyên nhân gây viêm xoang đau sau gáy
Bệnh viêm xoang có thể kèm theo triệu chứng đau sau gáy thường xuyên

Thông thường, khi bị bệnh viêm xoang, bạn sẽ dễ gặp các triệu chứng sau:

  • Nghẹt mũi, khó thở do dịch mủ ứ đọng trong xoang và đường thở
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu
  • Đau nhức, nặng đầu
  • Đau rát họng, hơi thở có mùi

Ngoài ra, mặc dù không phổ biến nhưng trong nhiều trường hợp, người bệnh còn bị đau vai gáy.

Nguyên nhân chính là do vi khuẩn hoạt động, dịch mủ ứ đọng nhiều trong hốc xoang. Điều này khiến cho các phản ứng viêm phát triển mạnh và có thể gây hại đến hệ thống rễ dây thần kinh xung quanh. 

Chính vì vậy, khi bị viêm xoang sàng phía sau, người bệnh dễ gặp phải cơn đau nhức lan trên diện rộng. Có thể xuất hiện ở đỉnh đầu, vùng chẩm và cả sau vai gáy. 

Gợi ý: Viêm xoang nhức đầu và cách khắc phục tại nhà

Viêm xoang đau sau gáy có nguy hiểm không?

Viêm xoang đau sau gáy là triệu chứng mà bạn cần hết sức chú ý. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo rằng, xoang sàng sau của bạn đang gặp tổn thương. 

Mặc dù không thường gặp như viêm xoang trán nhưng viêm xoang sàng sau gáy cũng có thể gây ra các biến chứng: 

  • Viêm não, viêm màng não hay áp xe não có thể đe dọa tính mạng.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác về đường thở.
  • Cổ họng sẽ bị ngứa rát, phù nề đỏ, dễ gây viêm họng và viêm thanh quản.
  • Ảnh hưởng đến một số dây thần kinh thị giác. Giảm thị lực, hạn chế tầm nhìn và mất luôn thị giác.
Viêm xoang đau sau gáy có nguy hiểm không?
Viêm xoang đau sau gáy có thể phát sinh các biến chứng về não bộ

Tham khảo thêm: Viêm xoang trán có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Cách khắc phục khi bị viêm xoang đau sau gáy

1. Chăm sóc tại nhà

Vệ sinh mũi bằng nước muối loãng:

Xoang sàng sau là vị trí rất khó làm sạch do nó nằm sâu bên trong. Tuy nhiên, bạn có thể ngửa đầu, bơm dung dịch nước muối vào. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây rồi hỉ mũi để tống dịch mủ ra ngoài. Sau đó lặp lại các thao tác trên với bên còn lại.

Thực hiện mỗi ngày 2 lần sau khi đánh răng sẽ giúp nhận được kết quả khả quan.

Xông hơi với tinh dầu:

Tình trạng đau sau gáy sẽ rất dễ phát sinh khi dịch mủ trong xoang đay lên, gây tắc nghẽn. Chính vì vậy mà việc xông hơi sẽ giúp cho các xoang được thông thoáng, giảm áp lực. 

Có thể nhỏ thêm 2 – 3 giọt tinh dầu sả, tràm trà hay bạc hà vào trong nước xông để nâng cao hiệu quả. 

Chăm sóc tại nhà
Xông hơi có thể giúp tinh thần thoải mái và xoa dịu cơn đau

Chú ý khoảng cách an toàn nhất với mặt nước xông là 30cm. Xông liên tục trong khoảng 15 – 20 phút để cảm nhận hiệu quả.

Chườm ấm:

Tác dụng nhiệt độ phù hợp sẽ giúp vùng gáy được thư giãn và thoải mái hơn. Đồng thời tăng cường lưu thông máu để giải phóng sự chèn ép. Dùng với nước ấm khoảng 60 – 70 độ để thực hiện trong 15 phút.

Massage:

Sử dụng các ngón tay ấn nhẹ vào vùng gáy. Sau đó từ từ xoa bóp theo chuyển động tròn. Thực hiện massage trong khoảng 15 phút sẽ giúp cho những cơn đau sau gáy thuyên giảm rõ rệt.

Biện pháp massage sẽ có thể áp dụng bất cứ khi nào cơn đau kích hoạt, nhất là trước khi đi ngủ. Lúc này, massage không chỉ giúp giảm đau mà còn khiến cho tinh thần thoải mái.

Xem ngay: Cách chữa viêm xoang bằng mật ong an toàn, lành tính

2. Sử dụng thuốc

Acetaminophen:

Đây là một loại thuốc giảm đau thông thường có thể đáp ứng với triệu chứng bệnh viêm xoang sàng gây ra. Liều lượng tối đa cho 1 lần sử dụng với người trên 16 tuổi là không quá 1000mg. Đồng thời tuyệt đối không sử dụng quá 4000mg trong vòng 24 giờ.

Sử dụng thuốc
Bác sĩ có thể lên toa thuốc để giúp người bệnh cải thiện nhanh triệu chứng

Ibuprofen:

Loại thuốc này có thể đáp ứng với cơn đau sau gáy do bệnh viêm xoang ở mức độ nhẹ và vừa. Có tác dụng chống viêm, ức chế sự phát triển và lan rộng của các phản ứng viêm trong xoang mũi. Liều dùng phổ biến là khoảng 200 – 500 mg/lần, có thể sử dụng 2 lần/ngày.

Các loại thuốc khác:

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh do bác sĩ chỉ định như: Augmentin, amoxicillin, azithromycin, erythromycin…

Những lưu ý khi khắc phục triệu chứng viêm xoang đau sau gáy bằng thuốc:

  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng, kể cả các loại thuốc giảm đau không kê toa.
  • Tuân thủ kế hoạch dùng thuốc mà bác sĩ hướng dẫn.
  • Nếu thuốc không đáp ứng được triệu chứng hay có bất cứ vấn đề nào phát sinh, hãy chủ động tìm đến bác sĩ.

Viêm xoang đau sau gáy là một trong những triệu chứng cần quan tâm đúng cách để hạn chế tác động xấu. Tốt nhất nên sớm thăm khám để được điều trị đúng cách với phác đồ từ bác sĩ. Ngoài ra, cần thực hiện tốt các khuyến nghị phòng ngừa để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn.

Có thể bạn chưa biết:

Chia sẻ:
Rắn lục đuôi đỏ chữa viêm xoang có thực sự hiệu quả?
Rắn lục đuôi đỏ chưa viêm xoang liệu có mang lại hiệu quả? Liệu rắn lục đuôi đỏ có gây nguy hiểm cho sức khỏe con người? Bài viết dưới…
8+ Bài Thuốc Nam Chữa Viêm Xoang Hiệu Quả – Cây Thuốc Quý

Thuốc nam chữa bệnh viêm xoang là phương pháp đang được nhiều người quan tâm. Không chỉ giúp giảm nhanh…

Bệnh viêm xoang có gây khó ngủ, mất ngủ không?

Viêm xoang gây mất ngủ khiến nhiều người lo lắng không biết có phải do ảnh hưởng của viêm xoang…

Thuốc Phenylephrine – Công dụng, cách dùng và chống chỉ định

Thuốc Phenylephrine có tác dụng làm giảm sung huyết ở kết mạc, mô xoang và niêm mạc mũi. Thuốc được…

viêm xoang cấp mủ Viêm xoang cấp mủ là gì, nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm xoang cấp mủ là tình trạng bệnh viêm xoang cấp trở nên nghiêm trọng. Người bệnh cần chú ý…

Bài Thuốc Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Giao (Cây Xương Cá)

Chữa viêm xoang bằng cây giao được nhiều người áp dụng và thành công. Vậy cách chữa như thế nào?…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua