Viêm xoang cấp mủ là gì, nguy hiểm không? Cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm xoang cấp mủ là tình trạng bệnh viêm xoang cấp trở nên nghiêm trọng. Người bệnh cần chú ý can thiệp đúng cách để tránh những vấn đề nguy hiểm phát sinh.

Viêm xoang cấp mủ là gì? Dấu hiệu nhận biết

viêm xoang cấp mủ
Bệnh viêm xoang cấp không sớm khắc phục sẽ xuất hiện dịch mủ trong hốc xoang

Viêm xoang cấp mủ là thuật ngữ chỉ tình trạng bệnh viêm xoang cấp tính nhưng đang có xu hướng chuyển sang mãn tính với sự xuất hiện của dịch mủ. 

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do không nghiêm túc điều trị bệnh viêm xoang cấp tính. Điều này đã tạo điều kiện cho tình trạng nhiễm trùng phát triển và lan rộng, hình thành dịch mủ.

Có thể nhận biết bệnh qua một số triệu chứng:

  • Nghẹt mũi: Tình trạng nghẹt mũi thường gây khó thở cho cả 2 bên mũi. 
  • Chảy nước mũi: Dịch mũi thường có màu vàng lục. Kèm theo đó là mùi hôi rất khó chịu. 
  • Đau nhức vùng mặt: Người bệnh thường bị đau từng cơn, các cơn đau có tính chu kỳ. 

Viêm xoang cấp mủ còn có thể đi kèm với các biểu hiện khác như đau tai, ù tai, nhức đầu, sốt,…

Gợi ý: Polyp xoang hàm: Nguyên nhân và hình ảnh nhận biết

Bệnh viêm xoang cấp mủ có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm xoang cấp có mủ thường do vi khuẩn gây ra, nếu không được can thiệp sớm thì rất dễ phát sinh biến chứng. Vấn đề dễ gặp nhất là bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính với những triệu chứng dai dẳng rất khó điều trị.

Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng lan rộng còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm tấy tổ chức hốc mắt
  • Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang
  • Áp xe não
  • Áp xe ngoài màng cứng
Bệnh viêm xoang cấp mủ có nguy hiểm không?
Bệnh có thể chuyển sang mãn tính với các triệu chứng dai dẳng

Điều trị viêm xoang cấp mủ

Để điều trị triệt để bệnh lý này thì nguyên tắc chính là cần giải quyết đồng thời các vấn đề sau:

  • Ức chế nhiễm trùng, giải quyết nguyên nhân gây bệnh
  • Tái tạo sự dẫn lưu và phục hồi chức năng xoang
  • Chăm sóc mũi xoang và dự phòng bệnh tái diễn

1. Điều trị theo phác đồ bác sĩ

Các loại kháng sinh được dùng phổ biến bao gồm:

  • Amoxicillin
  • Trimethoprim
  • Sulfamethoxazol

Một số loại thuốc khác để hỗ trợ điều trị được tốt hơn:

  • Steroid xịt mũi
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng Histamine

Nếu viêm xoang cấp tính phát sinh sau một đợt cảm cúm thì bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc cảm thông thường như paracetamol, chlorpheniramine hay thuốc chống dị ứng. Bên cạnh đó, phun khí dung hay thủ thuật Proezt cũng có thể được sử dụng.

Điều trị theo phác đồ bác sĩ
Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng trường hợp bệnh để lên toa thuốc phù hợp

Trong một số trường hợp, nếu việc điều trị bằng thuốc không thể đáp ứng, bác sĩ có thể cân nhắc chọc xoang hàm để rút dịch mủ ra ngoài hay tiến hành can thiệp ngoại khoa.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc sau mổ viêm xoang chi tiết

2. Các phương án hỗ trợ tại nhà

  • Rửa mũi với nước muối:

Nước muối không chỉ giúp làm sạch mũi mà còn có khả năng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Ngoài ra còn là cách tốt để làm loãng dịch mủ trong mũi xoang, giúp đẩy chúng ra ngoài dễ hơn. 

  • Xông hơi với tinh dầu:

Hơi nước ấm có tác dụng làm dịu niêm mạc mũi mà đánh tan dịch mủ. Ngoài ra, tinh dầu sẽ giúp ngừa viêm, khai thông đường thở và đem lại cảm giác dễ chịu. Chỉ cần nhỏ 1 ít tinh dầu sả, chanh hay bạc hà vào chậu nước ấm và tiến hành xông mặt trong 10 – 15 phút.

  • Massage và ấn huyệt:

Người bệnh chỉ cần dùng tay ấn nhẹ nhàng vào huyệt ấn đường và huyệt nghinh hương. Cùng với đó là massage lên khu vực quanh cánh mũi. Việc day ấn huyệt và massage không chỉ giúp lưu thông khí huyết mà còn góp phần làm mềm dịch mù trong mũi xoang. 

  • Dùng thảo dược tự nhiên:

Gừng và bạc hà là những loại thảo dược tự nhiên có thể đáp ứng tốt với các triệu chứng bệnh viêm xoang có mủ. Ngoài việc dùng chúng để nấu nước xông hơi thì người bệnh có thể hãm trà uống. 

Các phương án hỗ trợ tại nhà
Trà gừng nóng có thể làm dịu mũi xoang và hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng

Đọc thêm: Viêm xoang mũi có mùi hôi – Nguyên nhân và cách điều trị 

3. Chăm sóc và dự phòng

  • Không hút thuốc lá, đồng thời tránh hít phải khói thuốc.
  • Cần chú ý đeo khẩu trang kín khi ra ngoài.
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể, nhất là những ngày lạnh hay thời khắc giao mùa. 
  • Vệ sinh răng miệng và mũi họng sạch sẽ, đúng cách.
  • Giữ vệ sinh không gian sống.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, có thể uống nhiều hơn 2 lít.
  • Xì mũi đúng cách, tránh xì quá mạnh. 
  • Bổ sung thêm các thực phẩm nhiều vitamin vào chế độ ăn uống, chú ý rèn luyện thể dục để nâng cao sức đề kháng.

Bệnh viêm xoang cấp khi đã có dịch mủ xuất hiện thường gây ra nhiều triệu chứng nặng nề hơn. Đồng thời cũng rất dễ chuyển biến nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều biến chứng. Hãy chủ động thăm khám và nghiêm túc điều trị để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Viêm xoang xông lá bạch đàn có trị được không? Cách làm? Viêm xoang xông lá bạch đàn có trị được không? Cách làm?

Phương pháp xông mũi bằng lá bạch đàn được áp dụng phổ biến trong dân gian, đặc biệt trong điều…

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì? Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Viêm xoang mãn tính là tình trạng các xoang ở bên trong mũi bị viêm kéo dài. Bệnh thường khởi…

thuốc xoang Hàn Quốc Thuốc xoang Hàn Quốc loại nào tốt? Giá bán, cách dùng

Thuốc xoang Hàn Quốc hiện nay có rất nhiều loại. Sử dụng thuốc xoang có khả năng kiểm soát và…

Bị viêm xoang có nên ăn thịt bò không, vì sao? Bị viêm xoang có nên ăn thịt bò không, vì sao?

Thịt bò là một trong những nhóm cung cấp đạm chủ yếu cho cơ thể. Tuy nhiên trong một số…

Mổ nội soi viêm xoang là gì? Bao nhiêu tiền? Ở đâu?

Mổ nội soi viêm xoang là phương pháp đang được áp dụng trong điều trị nhiễm trùng xoang nặng. Những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua