Triệu chứng sau mổ xoang và biến chứng có thể gặp

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Triệu chứng sau mổ xoang là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm. Khác với điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa có thể dứt điểm được bệnh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro sau quá trình phẫu thuật. 

Triệu chứng sau mổ xoang: Bình thường – Bất thường

Triệu chứng sau mổ xoang: Bình thường - Bất thường
Mổ viêm xoang là phẫu thuật đơn giản nhằm loại bỏ các vùng niêm mạc viêm nhiễm và thông tắc dịch xoang

Những triệu chứng sau mổ xoang thường gặp như đau hốc mũi, đau đầu, chảy máu mũi, khó chịu, mệt mỏi, nghẹt mũi đều là những biểu hiện bình thường. Ngược lại, khi những triệu chứng này tiến triển đến mức nghiêm trọng hơn, người bệnh không nên chủ quan trước nguy cơ nhiễm trùng hay biến chứng.

Triệu chứng bình thường sau mổ xoang

  • Chảy máu: Đây là máu tươi chảy ra từ niêm mạc ở xoang mũi, thường xảy ra trong 3-5 ngày đầu sau khi mổ. 
  • Sau mổ xoang bị đau đầu: Người bệnh có thể bị đau mũi và các vùng lân cận trên khuôn mặt sau khi mổ xoang.
  • Mệt mỏi: Do tác dụng của các loại thuốc gây mê, gây tê và ảnh hưởng từ cơn đau sau khi mổ nên người bệnh sẽ rất mệt mỏi trong tuần đầu tiên. 
  • Nghẹt mũi, khó thở: Do mới vừa mổ xong, máu đóng cục và tắc nghẽn trong xoang gây ra tình trạng nghẹt mũi và gây khó khăn cho hô hấp. Triệu chứng sẽ diễn ra trong 2 – 3 tuần.
  • Phù nề ở mặt: Sau mổ, không tránh khỏi tình trạng sưng lớp niêm mạc dẫn đến phù nề một phần khuôn mặt. Đây là triệu chứng bình thường và giảm dần sau 2 – 3 tuần điều trị. 
  • Thay đổi giọng nói: Khi thay đổi cấu trúc xoang, sự cộng hưởng âm thanh tại các xoang bị đứt gãy và khiến giọng nói bạn thay đổi.
Triệu chứng bình thường sau mổ xoang
Người bệnh sau mổ xoang có thể bị khô mũi và nhạy cảm ở mũi trong thời gian ngắn

Triệu chứng sau mổ xoang bất thường

  • Tình trạng máu chảy nhỏ giọt, sau khi chườm đá và nâng cao đầu vẫn không có cải thiện.
  • Có dấu hiệu sốt nhiễm trùng, tình trạng sốt cao hơn 38.5°C, cơn sốt kéo dài nhiều ngày.
  • Tại vùng phẫu thuật và một phần khuôn mặt bị đau nhức nghiêm trọng, thuốc giảm đau không có tác dụng.
  • Người bệnh bị mờ mắt, thị lực giảm, mí mắt trên hoặc dưới có thể bị sưng, cơn đau biểu hiện rõ ở hốc mắt.
  • Mũi liên tục tiết ra dịch trong nhỏ giọt như nước, không có độ nhầy.
  • Cơn nhức đầu diễn ra âm ỉ, kèm theo cảm giác đau cứng cổ, sốt cao,… 

Xem thêm: Viêm xoang có mủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Cảnh giác với những biến chứng sau mổ viêm xoang

  • Biến chứng dính cuốn mũi: Tình trạng này không nguy hiểm nhưng cần được xử lý tách lớp niêm mạc sớm để tránh làm tắc phức hợp lỗ ngách. Người bệnh có thể gặp phải một số khó khăn khi hô hấp và vùng mũi cũng nhạy cảm hơn.
  • Gây bít tắc lỗ thông xoang hàm: Tình trạng tổn thương có thể nhẹ nhưng đủ để lượng dịch xoang bị ứ tắc ở lỗ thông xoang hàm. Điều này có thể gây sưng viêm nếu như không được hút dịch sớm.
  • Tổn thương ống lệ hoặc túi lệ: Đây là những biến chứng có thể nhận biết rõ sau thời gian phẫu thuật 2 – 3 ngày. Tình trạng này khiến người bệnh chảy nước mắt không kiểm soát, đồng thời một phần nước ở tuyến lệ cũng tràn xuống mũi.
  • Phù nề hoặc tràn khí dưới da: Hiện tượng này xảy ra khi vùng dưới da bị tụ dịch bất thường. Người bệnh có thể cảm nhận triệu chứng khi sờ vào mặt, đè nhẹ vào vùng phù nề cảm thấy tình trạng lép bép như túi xốp bong bóng.
  • Thị giác giảm: Cần thận trọng nếu sau khi phẫu thuật xoang mũi mà người bệnh có dấu hiệu song thị kéo dài. Nếu như các dây thần kinh thị giác và mạch máu bị chèn ép trong ổ mắt sẽ gây ra các rối loạn ở thị giác tạm thời.
Cảnh giác với những biến chứng sau mổ viêm xoang
Những bất thường ở mắt sau mổ xoang có thể cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Chảy máu ở mắt: Biến chứng ảnh hưởng đến thị giác có tỷ lệ xảy ra tương đối cao sau khi phẫu thuật viêm xoang. Sau khi mổ nếu như xảy ra nhiễm trùng thì vi khuẩn có thể xâm nhập đến ổ mắt thông qua các lỗ này và gây viêm, tụ máu.
  • Rò dịch não tủy: Biến chứng này là một trong những triệu chứng sau mổ xoang nguy hiểm. Có thể nhận biết qua lượng dịch lỏng như nước, màu hơi đục chảy thành dòng qua mũi. Đây là chất dịch não tủy bị rò rỉ sau tổn thương ở xoang, nếu không kịp thời can thiệp thì tình trạng rò dịch não tủy sẽ dẫn đến viêm màng não.
  • Biến chứng ở hang xoang: Biến chứng này thường xảy ra ở những bệnh nhân mổ xoang hang, khi động mạch cảnh trong xoang hang tổn thương. 
  • Thoát vị ở ổ mắt: Tình trạng thoát vị xảy ra khi các mô mỡ quanh hốc mắt bị tụt. Ban đầu nhận biết dấu hiệu thoát vị thông qua các biểu hiện đau nhức và tụ máu ở hốc mắt, ổ mắt. Biến chứng này không được xử lý kịp thời có thể gây mù vĩnh viễn.
  • Viêm màng não: Bệnh nhân ban đầu chỉ bị đau nhức sọ mặt, sau đó là những dấu hiệu ảnh hưởng đến thị lực, sốt cao, buồn nôn,…những biến chứng ở não có thể gây liệt, hoặc tử vong khi can thiệp chậm trễ.

Tham khảo thêm:Viêm Xoang Khạc Ra Máu Nguy Hiểm Như Thế Nào? Cách Điều Trị 

Chăm sóc đúng cách sau mổ xoang mũi

Chăm sóc đúng cách sau mổ xoang mũi
Người bệnh nên trang bị kiến thức cầm máu để xử lý tình huống chủ động trong thời gian chăm sóc tại nhà

Xử lý khi bị chảy máu sau mổ xoang mũi

  • Để cầm máu, bạn dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai bên cánh mũi và thở bằng miệng. Để máu chảy từ một bên mũi trong vòng 10 – 15 phút. Khi thao tác bạn nên nghiêng người về phía trước, nếu máu tràn xuống miệng chỉ nên nhổ chứ không nên khạc mạnh. 
  • Đặt một túi nước đá chườm lên mũi để các mạch máu mũi co lại và làm đông máu nhanh hơn, giúp giảm chảy máu. Kết hợp sử dụng thuốc xịt mũi được bác sĩ kê đơn (thường là nhóm thuốc xịt giúp co mạch như Phenylephrine 0.5% hoặc Oxymetazoline 0.05%).
  • Khi tình trạng chảy máu xảy ra, bạn không nên dùng bông gòn bịt mũi vì có thể gây đông máu thành cục bên trong, điều này sẽ gây khó thở và khó loại bỏ được lượng máu khô này ra ngoài. 
  • Trong trường hợp lượng máu chảy ra quá nhiều, bạn có thể bị hoa mắt và chóng mặt trong thời gian ngắn, sau đó nên uống nhiều nước để tăng cường tạo máu bù đắp thiếu hụt.
  • Trong một số ít trường hợp lượng máu bị thiếu hụt nhiều Hct < 25% thì cần truyền máu ngay.

Gợi ý: Bệnh viêm xoang có gây mất ngủ – Nguyên nhân và cách xử lý

Chăm sóc và theo dõi sau mổ

Chăm sóc và theo dõi sau mổ
Người bệnh nên thực hiện hàng ngày nguyên tắc vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để phòng ngừa nhiễm trùng
  • Người bệnh được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, histamin sau khi mổ 5 – 7 ngày. 
  • Trong thời gian tái khám sau đó, bệnh nhân sẽ được nội soi kiểm tra xoang mũi để đánh giá kết quả phẫu thuật.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi 2 lần/ngày, đồng thời người bệnh cũng phải giữ ấm mũi để tránh tình trạng khô mũi. 
  • Không nên khạc nhổ hay xì mũi mạnh.
  • Trong tuần đầu sau mổ, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế những vận động thể chất.
  • Người bệnh nên uống nhiều nước, tránh để cơ thể thiếu nước.
  • Trong thời gian sau phẫu thuật 2 tuần, bệnh nhân cần theo dõi mức độ cơn đau, tình trạng chảy máu, nhiệt độ cơ thể và huyết áp.
  • Sau khi mổ bệnh nhân thường xuyên phải tái khám trong vòng 1 năm sau phẫu thuật để phòng tránh những biến chứng kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng sau mổ

Những thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Trái cây như cam, quýt, cà chua, dâu tây, cần tây, các loại rau có màu xanh sẫm,… 
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Quả bơ, cá hồi, cá nục,… 
  • Ngũ cốc dinh dưỡng: Yến mạch, hạt óc chó, hạt điều,… Bạn không nên dùng các loại sữa hạt để tránh tăng tiết dịch nhầy.
Chế độ dinh dưỡng sau mổ
Tuân thủ những hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà theo bác sĩ đề phòng biến chứng

Những thực phẩm nên kiêng

  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt bê, thịt dê, cừu.
  • Thực phẩm cay nóng
  • Thức uống có cồn: Bia rượu và các loại thức uống có thành phần cafein.
  • Các thực phẩm từ sữa
  • Các món ăn lạnh: Kem, nước lạnh, đá lạnh… 
  • Thực phẩm gây dị ứng: Hải sản, thịt bò,… cần hạn chế tuyệt đối. 

Trên đây là tổng hợp những kiến thức về các triệu chứng sau mổ xoang và biến chứng có thể gặp. Để đề phòng các biến chứng này xảy ra, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian hậu phẫu. Kết hợp xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng, nghỉ ngơi khoa học và chăm sóc đúng cách để  giảm nguy cơ tái phát bệnh và biến chứng xảy ra.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Bệnh viêm xoang để lâu có sao không?

Viêm xoang để lâu có sao không? Là thắc mắc của nhiều người khi nhận thấy triệu chứng khá giống…

Chữa viêm xoang tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 bao lâu thì khỏi? Chữa viêm xoang tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 bao lâu thì khỏi?

Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 là đơn vị sở hữu bài thuốc nam chữa viêm xoang đã…

Bệnh sẽ không nguy hiểm ở giai đoạn cấp tính nhưng nếu chuyển sang mãn tính sẽ gây ra nhiều biến chứng Viêm Xoang Sàng Hai Bên: Biểu Hiện và Cách Điều Trị

Viêm xoang sàng hai bên là một thể của viêm xoang, một căn bệnh ám ảnh với nhiều người mỗi…

Hướng dẫn chữa viêm xoang bằng nước muối đúng cách từ A-Z

Chữa viêm xoang bằng nước muối là phương pháp được rất nhiều người áp dụng hiện nay nhằm cải thiện…

Sự thật tin "bị viêm xoang không nên ăn thịt gà" Sự thật tin “bị viêm xoang không nên ăn thịt gà”

Viêm xoang không nên ăn thịt gà là thông tin được khá nhiều người thắc mắc. Thực tế thịt gà…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua