Thuốc Dolfenal giảm đau bụng kinh có tác dụng phụ không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Thuốc Dolfenal có tác dụng chống viêm, hạ sốt và giảm đau. Thuốc thường được chỉ định để cải thiện triệu chứng đau bụng kinh, đau sau chấn thương, cơn đau hậu phẫu, đau đầu và đau răng. Bên cạnh tác dụng điều trị, Dolfenal có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, khó tiêu.

dolfenal là thuốc gì
Dolfenal là thuốc gì? Tác dụng và Liều dùng cụ thể

Thông tin cơ bản về thuốc Dolfenal

  • Tên thuốc: Dolfenal
  • Nhà sản xuất: Công ty United Pharma
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Thành phần: Acid mefenamic
  • Hàm lượng: 500mg
  • Quy cách: Hộp 25 vỉ x 4 viên
  • SĐK: VD-11371-10

Dolfenal là thuốc gì?

Thuốc Dolfenal có chứa hoạt chất Acid mefenamic với hàm lượng 500mg. Hoạt chất này có tác hạ sốt, giảm đau và chống viêm bằng cách ức chế tổng cyclooxygenase từ đó làm giảm quá trình sản xuất prostaglandin (một thành phần trung gian để tạo ra phản ứng viêm trong cơ thể).

Với tác dụng này, Dolfenal thường được sử dụng để làm giảm các cơn đau toàn thân và cơn đau ở hệ thần kinh có mức độ từ nhẹ đến trung bình.

Chỉ định & Chống chỉ định

Thuốc Dolfenal được chỉ định trong các trường hợp sau:

uống dolfenal có hại không
Dolfenal thường được chỉ định để làm giảm triệu chứng đau bụng kinh, đau sau phẫu thuật,…
  • Nhức đầu
  • Đau do chấn thương
  • Đau sau khi sinh nở
  • Đau bụng kinh
  • Đau và sốt do viêm nhiễm
  • Đau sau khi phẫu thuật
  • Đau nhức răng
  • Rong kinh kèm theo cơn đau hạ vị hoặc đau do co thắt

Chống chỉ định thuốc Dolfenal với các trường hợp sau:

  • Suy gan
  • Suy thận

Cách sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Dolfenal

Thuốc giảm đau bụng kinh Dolfenal được sử dụng ở đường uống. Có thể dùng thuốc trong hoặc sau khi ăn để giảm tác hại lên dạ dày.

Liều dùng tham khảo:

  • Mỗi lần dùng 1 viên
  • Ngày dùng 3 lần
  • Liệu trình sử dụng: Tối đa 7 ngày

Hoặc có thể dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thận trọng khi dùng

Acid mefenamic có thể ức chế tổng hợp prostaglandin ở dạ dày và tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy bệnh nhân loét dạ dày tá tràng nên thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.

Để giảm tác dụng phụ trong thời gian sử dụng, nên hạn chế các thực phẩm và đồ uống gây hại cho dạ dày như rượu bia, nước ngọt có gas, thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị và thức ăn cay nóng. Ngoài ra bạn cũng cần hạn chế các loại trái cây chứa nhiều acid và tránh hút thuốc lá trong thời gian sử dụng thuốc.

Dolfenal có thể làm giảm các triệu chứng do viêm nhiễm như đau, sốt và sưng viêm. Vì vậy dùng thuốc trước khi chẩn đoán có thể che lấp các dấu hiệu nhiễm trùng.

Uống Dolfenal có hại không?

Với cơ chế làm giảm sinh tổng hợp prostaglandin, thuốc Dolfenal có thể cải thiện viêm, hạ sốt và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên cơ chế này có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể và gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Khó tiêu
  • Nôn mửa
  • Nhức đầu
  • Trầm cảm
  • Chóng mặt
  • Ngứa
  • Giảm bạch cầu tạm thời
  • Làm nghiêm trọng các cơn hen suyễn cấp
  • Động kinh (nếu dùng với liều lượng lớn)

Thông thường các tác dụng phụ của thuốc Dolfenal có mức độ nhẹ và thuyên giảm dần sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên ở một số trường hợp, thuốc có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bạn nên ngưng thuốc và thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Tương tác thuốc

Sử dụng Dolfenal với thuốc chống đông máu có thể làm tăng tác dụng chống đông. Vì vậy trước khi sử dụng phối hợp, bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

thuốc giảm đau bụng kinh dolfenal
Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời Dolfenal với thuốc chống đông máu

Thuốc Dolfenal có thể ảnh hưởng đến nồng độ bilirubin trong nước tiểu. Do đó trước khi xét nghiệm nước tiểu, bạn nên thông báo với nhân viên y tế đang sử dụng Dolfenal để tránh gây ảnh hưởng và làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Thuốc Dolfenal có gây vô sinh?

Nhiều chị em lo lắng sử dụng thuốc Dolfenal giảm đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và tăng nguy vô sinh. Tuy nhiên thuốc không tác động đến hormone nữ hay hoạt động của buồng trứng, vì vậy dùng thuốc Dolfenal không gây vô sinh ở nữ giới.

thuốc đau bụng kinh dolfenal
Nên áp dụng cách trị đau bụng kinh tại nhà để giảm tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau

Tuy nhiên loại thuốc này có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận và cơ quan tiêu hóa. Lạm dụng thuốc làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tăng men gan và suy giảm chức năng thận.

Vì vậy bạn chỉ nên dùng thuốc trong 2 – 3 ngày “hành kinh” và cần phối hợp với cách giảm đau bụng kinh tại nhà để giảm nguy cơ lạm dụng thuốc.

Thuốc Dolfenal 500mg có giá bao nhiêu?

Thuốc Dolfenal 500mg (hộp 25 vỉ x 4 viên) có giá bán khoảng 160.000 đồng/ hộp. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua thuốc ở dạng viên lẻ nhằm hạn chế tình trạng để thuốc quá lâu gây hư hại và ảnh hưởng đến tác dụng điều trị.

Thông tin về thuốc giảm đau Dolfenal trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo thông tin in trên bao bì hoặc trao đổi trực tiếp với dược sĩ để được tư vấn cụ thể.

Tham khảo thêm: Cataflam – Thuốc đau bụng kinh màu hồng & lưu ý cần biết

Chia sẻ:
Bộ chế phẩm Diệp Phụ Khang Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Khám Chữa Nấm, Tạp Khuẩn Đáng Tin Cậy Số 1

Với bề dày hình thành và phát triển hơn 13 năm, Trung tâm Thuốc dân tộc tự hào là địa…

Thuốc Ích Mẫu Traphaco có tác dụng gì? Giá bán & cách dùng

Thuốc Ích Mẫu của Traphaco được bào chế ở dạng viên nang cứng với thành phần là các thảo dược…

Ung thư cổ tử cung có chữa được không? Bằng cách nào?

Ung thư cổ tử cung có chữa được không sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị…

Huyết trắng ra nhiều trước kỳ kinh có thể là dấu hiệu cho biết bạn đã mang thai, hiện tượng sinh lý bình thường hoặc mắc bệnh phụ khoa. Huyết trắng ra nhiều gần kỳ kinh cho bạn biết điều gì?

Huyết trắng ra nhiều gần kỳ kinh là dấu hiệu cho biết phụ nữ có sức khỏe sinh lý tốt…

Thành phần ưu việt có trong Diệp phụ khang Hướng Dẫn Dùng Diệp Phụ Khang Chữa Bệnh Phụ Khoa Hiệu Quả Sau 7 Ngày

Thuộc TOP đầu bệnh lý phổ biến, bệnh phụ khoa đã và đang trở thành mối đe dọa vô hình…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua