Cataflam – Thuốc đau bụng kinh màu hồng & lưu ý cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Cataflam được bào chế ở dạng viên nén bao đường có màu hồng. Thuốc được sử dụng để làm giảm đau bụng kinh nguyên phát, đau nửa đầu, đau sau phẫu thuật và đau nhức xương khớp cấp tính. Tuy nhiên Cataflam có thể gây hại đối với gan, thận và một số cơ quan tiêu hóa khác.

thuốc giảm đau bụng kinh màu hồng cataflam
Cataflam – Thuốc đau bụng kinh màu hồng & những lưu ý cần biết trước khi sử dụng

Nguồn gốc, xuất xứ

  • Tên thuốc: Cataflam
  • Nhà sản xuất: Công ty TNHH Interpharma Manufacturing
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Thành phần: Diclofenac potassium
  • Hàm lượng: 25mg và 50mg
  • Dạng bào chế: Viên nén bao đường

Thành phần & Cơ chế hoạt động của thuốc

Thuốc Cataflam chứa thành phần chính là hoạt chất chống viêm không steroid – Diclofenac. Hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế tổng hợp prostaglandin – thành phần trung gian kích thích phản ứng viêm.

Thuốc có tác dụng nhanh nên được sử dụng trong các trường hợp đau và viêm cấp tính. Thực nghiệm lâm sàng cho thấy, Cataflam có thể giảm đau đối với cơn đau có mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng.

Không giống với các hoạt chất chống viêm không steroid khác, Diclofenac còn có tác dụng làm giảm đau bụng kinh tiên phát và làm giảm mức độ xuất huyết.

Thuốc Cataflam trị bệnh gì?

Cataflam thường được chỉ định trong điều trị ngắn hạn đối với những tình trạng viêm cấp như:

thuốc giảm đau bụng kinh màu hồng cataflam
Cataflam thường được chỉ định để làm giảm đau bụng kinh nguyên phát
  • Đau sau khi phẫu thuật hoặc thực hiện thủ thuật nha khoa
  • Đau bụng kinh
  • Đau nửa đầu
  • Đau do thấp khớp và hội chứng cột sống
  • Đau do các bệnh phụ khoa

Ngoài ra thuốc cũng được cân nhắc đối với những trường hợp đau cấp không có đáp ứng với Paracetamol.

Chống chỉ định

Do hoạt động ức chế tổng hợp prostaglandin ở toàn bộ các cơ quan trong cơ thể nên thuốc Cataflam có khả năng kích thích cơ quan tiêu hóa. Vì vậy loại thuốc này chống chỉ định với những đối tượng sau:

  • Loét dạ dày tá tràng
  • Quá mẫn với các thành phần nào trong thuốc
  • Bệnh nhân từng có tiền sử nổi mề đay, hen suyễn, viêm xoang cấp sau khi sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid

Cách sử dụng thuốc Cataflam

Thuốc Cataflam được sử dụng ở đường uống. Có thể dùng thuốc trong hoặc sau khi ăn vì thực nghiệm lâm sàng cho thấy thức ăn không làm giảm mức độ hấp thu thuốc. Tuy nhiên với những trường hợp không bị đau dạ dày, có thể dùng thuốc trước khi ăn để thuốc phát huy tác dụng trong thời gian ngắn nhất.

Liều dùng thuốc Cataflam phụ thuộc vào độ tuổi và mục đích sử dụng. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để biết liều dùng cụ thể hoặc tham khảo liều dùng sau:

Liều dùng thông thường cho người trưởng thành

  • Dùng 100 – 150mg/ ngày
  • Nên chia thành 2 – 3 lần uống, mỗi lần cách nhau 4 giờ đồng hồ

Trong trường hợp đau nhẹ hoặc sử dụng cho trẻ trên 14 tuổi

  • Dùng 75 – 100mg/ ngày
  • Chia thành 2 – 3 lần dùng

Liều dùng trong điều trị đau bụng kinh nguyên phát

  • Dùng 50 – 150mg/ ngày
  • Với những trường hợp đặc biệt, có thể dùng 200mg/ ngày
  • Nên chia thành 3 lần dùng trong ngày

Liều dùng điều trị cơn đau nửa đầu

  • Liều đầu tiên: 50mg/ lần
  • Sau 2 giờ nếu triệu chứng không thuyên giảm, có thể dùng thêm 50mg/ lần
  • Sau đó, tiếp tục dùng 50mg trong 4 – 6 giờ
  • Liều dùng tối đa: 200mg/ 24 giờ

Thận trọng khi dùng

thuốc cataflam trị bệnh gì
Dùng rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa
  • Thuốc Cataflam thường không gây ảnh hưởng xấu nếu được sử dụng với liều lượng phù hợp trong thời gian ngắn. Tuy nhiên với những bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc bệnh Crohn, cần theo dõi chặt chẽ để tránh nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
  • Cataflam chuyển hóa qua gan vì vậy có thể làm tăng men gan bất thường. Ngoài ra thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam còn có thể làm bộc phát cơn ở bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrine ở gan.
  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi, bệnh nhân suy tim và suy thận. Ngoài ra, Cataflam còn có khả năng chống tập kết tiểu cầu nên cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có rối loạn đông máu.
  • Cataflam có thể làm giảm triệu chứng của nhiễm trùng (sốt, đau và viêm). Vì vậy với những trường hợp nghi ngờ đau bụng kinh do viêm vùng chậu, cần tiến hành thăm khám trước khi sử dụng.
  • Nếu nhận thấy các dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày (nôn ra dịch có màu cà phê, đại tiện ra máu, đau thượng vị dữ dội) cần ngưng thuốc và đến ngay bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
  • Sử dụng thuốc Cataflam đồng thời với rượu bia có thể tăng nguy cơ loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra trong thời gian dùng thuốc, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm gây hại cho dạ dày như nước ngọt có gas, thức ăn chua, mặn và cay nóng.
  • Một số bệnh nhân có thể gặp phải triệu chứng rối loạn thị giác trong thời gian sử dụng thuốc. Trong trường hợp này cần hạn chế sử dụng phương tiện giao thông hay điều khiển máy móc.

Thuốc Cataflam có hại không?

Thuốc Cataflam thường không gây hại khi dùng trong điều trị ngắn ngày. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

– Tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương:

  • Ít gặp: Choáng váng, chóng mặt, đau đầu
  • Hiếm gặp: Buồn ngủ
  • Rất hiếm gặp: Run rẩy, bồn chồn, trầm cảm, co giật, mất ngủ, rối loạn trí nhớ, rối loạn cảm giác, co giật,…

– Tác dụng phụ lên cơ quan tiêu hóa:

  • Ít gặp: Buồn nôn, đau thượng vị, trướng bụng, chán ăn, co thắt ruột, tiêu chảy
  • Hiếm gặp: Loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa
  • Rất hiếm gặp: Viêm lưỡi, viêm niêm mạc miệng, táo bón, viêm tụy, bệnh Crohn, viêm kết tràng xuất huyết không đặc hiệu, hẹp ruột dạng biểu đồ,…

– Tác dụng phụ lên da:

  • Ít gặp: Phát ban da, nổi mề đay mẩn ngứa
  • Hiếm gặp: Chàm, hội chứng Steven-Johnson, nổi ban có mụn nước, ban đỏ đa dạng, viêm da tróc vảy, hội chứng Lyell, rụng tóc, xuất huyết dị ứng, ban xuất huyết và nhạy cảm với ánh sáng.

– Tác dụng phụ lên giác quan:

  • Giảm thính giác
  • Rối loạn vị giác
  • Rối loạn thị giác (song thị, nhìn mờ)
  • Các tác dụng phụ lên giác quan rất ít xảy ra khi sử dụng Cataflam.

– Tác dụng phụ lên thận (hiếm gặp):

  • Phù nề
  • Suy thận cấp
  • Hoại tử nhú thận
  • Hội chứng thận hư
  • Viêm kẽ thận

– Tác dụng phụ lên gan:

  • Viêm gan kịch phát
  • Viêm gan có/ không có vàng da
  • Tăng aminotransferase trong máu

– Tác dụng phụ khác:

  • Giảm bạch cầu
  • Thiếu máu bất sản
  • Giảm tiểu cầu
  • Mất bạch cầu hạt
  • Quá mẫn (viêm phổi, viêm mạch, hen suyễn)
  • Cao huyết áp
  • Suy tim sung huyết
  • Đánh trống ngực

Dùng Cataflam trị đau bụng kinh có gây vô sinh không?

Thuốc Cataflam giảm đau bụng kinh không tác động trực tiếp đến hoạt động co bóp của tử cung. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sản xuất prostaglandin của toàn bộ cơ thể, từ đó làm giảm hiện tượng viêm và cải thiện cơn đau.

Vì vậy sử dụng Cataflam không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hay làm tăng nguy cơ vô sinh. Tuy nhiên do hoạt động ức chế prostaglandin nên thuốc có thể gây hại lên gan, thận và cơ quan tiêu hóa.

Thông thường Cataflam chỉ được sử dụng trong trường hợp đau bụng kinh nguyên phát (triệu chứng đau khởi phát do hoạt động co thắt của tử cung để loại bỏ máu kinh). Với những trường hợp đau bụng kinh có nghi ngờ do những bệnh lý phụ khoa gây ra (lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung), cần thăm khám để được chỉ định thuốc và các phương pháp điều trị thích hợp.

Tương tác thuốc

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Cataflam với những loại thuốc sau:

thuốc cataflam giá bao nhiêu
Không dùng Cataflam đồng thời với kháng sinh quinolone, thuốc lợi tiểu, Lithium, Digoxine,…
  • Digoxine và Lithium: Cataflam có thể làm tăng nồng độ 2 loại thuốc này trong huyết tương.
  • Thuốc chống viêm không steroid khác: Sử dụng đồng thời có thể làm tăng tác dụng chống tập kết tiểu cầu và ức chế tổng hợp prostaglandin.
  • Thuốc lợi tiểu: Cataflam ức chế hoạt động của thuốc lợi tiểu, đồng thời có thể làm tăng nồng độ kali huyết khi dùng đồng thời với thuốc lợi thiểu giữ kali.
  • Thuốc chống đông máu: Sử dụng phối hợp với Cataflam làm tăng tác dụng chống đông máu và tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Cyclosporine: Sử dụng với Cataflam có thể làm tăng độc tính của Cyclosporine đối với thận.
  • Methotrexate: Tuyệt đối không sử dụng thuốc Cataflam trong vòng 24 giờ kể từ khi sử dụng Methotrexate. Bởi Cataflam có thể làm tăng nồng độ Methotrexate trong máu và làm tăng độc tính của thuốc.
  • Kháng sinh nhóm quinolone: Dùng đồng thời có thể gây co giật.

Thuốc Cataflam giá bao nhiêu?

  • Thuốc Cataflam 25mg (hộp 1 vỉ x 10 viên) có giá bán dao động từ 38 – 45.000 đồng.
  • Thuốc Cataflam 50mg (hộp 1 vỉ x 10 viên) có giá bán khoảng 50 – 55.000 đồng.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin cần biết khi sử dụng thuốc Cataflam trị đau bụng kinh. Tuy nhiên trước khi dùng thuốc, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trên tờ giấy đi kèm để hiểu rõ hơn về công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc.

Chia sẻ:
Các bài thuốc điều trị viêm cổ tử cung bằng Đông y Các bài thuốc điều trị viêm cổ tử cung bằng Đông y – HIỆU NGHIỆM

Bên cạnh thuốc tân dược, các bài thuốc điều trị viêm cổ tử cung bằng Đông y được ưa chuộng…

chăm sóc sau mổ u xơ tử cung Cách chăm sóc sau mổ u xơ tử cung – Điều cần biết

Chăm sóc sau mổ u xơ tử cung rất quan trọng để đảm bảo quá trình phục hồi nhanh chóng.…

chế độ ăn uống cho người bị lạc nội mạc tử cung Lạc nội mạc tử cung nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Nắm rõ thông tin lạc nội mạc tử cung nên ăn gì và kiêng gì là cách tốt nhất để…

Thuốc Ích Mẫu Traphaco có tác dụng gì? Giá bán & cách dùng

Thuốc Ích Mẫu của Traphaco được bào chế ở dạng viên nang cứng với thành phần là các thảo dược…

U nang buồng trứng trái là gì, có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng trái là tình trạng khối u dạng nang xuất hiện ở buồng trứng bên trái. Điều…

Bình luận (1)

  1. cúc
    cúc says: Trả lời

    khi đau bụng kinh mjh có thể dùng 2 viên loại cataflam loại 25mg đc hk vậy bác sĩ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua