Sâu Răng Có Lây Không? Nếu Có Thì Lây Qua Đường Nào?
Sâu răng có lây không? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các chuyên gia nhận thấy, bệnh lý có khả năng lây nhiễm thông qua dùng chung vật dụng cá nhân, hôn môi, lây sang các răng khác,…
Bệnh sâu răng có lây không? Giải đáp
Sâu răng là bệnh nha khoa thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn sâu răng phá hủy men răng và hình thành các lỗ sâu đi kèm với tình trạng đau nhức, ê buốt,…
Bệnh sâu răng phát triển thành nhiều giai đoạn như sâu men, sâu ngà và sâu răng lan đến tủy. Thông thường, ở giai đoạn đầu bệnh thường không gây ra các triệu chứng điển hình, đến khi vi khuẩn sâu răng tấn công đến ngà răng sẽ hình thành các lỗ sâu to, đau nhức và rất khó để phục hồi men răng.
Streptococcus mutans là vi khuẩn gây ra tình trạng sâu răng. Theo đó, vi khuẩn này sẽ ăn lượng đường có trong thức ăn được cơ thể dung nạp. Chúng sẽ trú ngụ trong mảng bám, cao răng và tấn công men răng, làm mất cân bằng quá trình hủy khoáng và tái khoáng, từ đó hình thành lỗ sâu có màu nâu, đen.
Về vấn đề “Sâu răng có lây không?”, các chuyên gia Răng hàm mặt nhận định, bệnh lý có khả năng lây lan. Theo đó, sâu răng có thể lây thông qua nhiều đường như dùng dung dụng cụ vệ sinh răng miệng, ăn uống, hôn nhau, yếu tố di truyền, lây sang các răng trên cung hàm,…
Dưới đây là các con đường lây lan bệnh sâu răng:
Dùng chung vật dụng vệ sinh răng miệng, ăn uống
Việc dùng chung các vật dụng vệ sinh răng miệng và ăn uống sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng lây lan sang người khỏe mạnh. Và khi gặp điều kiện thuận lợi (vệ sinh răng miệng kém, dùng chung thìa, đũa, chế độ ăn quá nhiều đường, tinh bột,…) sẽ làm tăng tiết axit và phá hủy lớp men răng, từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng.
Tình trạng sâu răng do dùng chung vật dụng vệ sinh răng miệng và ăn uống tăng nguy cơ ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 30% trẻ nhỏ bị sâu răng do lây nhiễm vi khuẩn Streptococcus mutans từ khoang miệng của người thân.
Sâu răng lây khi hôn nhau
Cơ chế lây lan bệnh sâu răng là sự lây lan của vi khuẩn Streptococcus mutans ở người bị bệnh sang người khỏe mạnh. Mặc dù loại vi khuẩn này tồn tại sẵn trong khoang miệng nhưng chúng chỉ ở mức cân bằng và gần như không gây hại.
Ăn uống chung, tiếp xúc thân mật, ăn uống chung,… có thể gây lây nhiễm vi khuẩn, từ đó làm tăng nguy cơ bị sâu răng
Tuy nhiên, hoạt động hôn môi có thể làm lây lan vi khuẩn Streptococcus mutans, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển và làm tăng nguy cơ sâu răng.
Hắt hơi
Hắt hơi là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các dị nguyên ở niêm mạc mũi như bụi bẩn, phấn hoa, mùi cay, nồng,… hoặc do không khí lạnh. Khi hắt hơi, lượng nhỏ nước bọt sẽ bắn ra ngoài và có thể chứa vi khuẩn gây sâu răng. Trong nhiều trường hợp tiếp xúc gần người bệnh, nước bọt chứa vi khuẩn có thể tiếp xúc với khoang miệng và làm tăng nguy cơ sâu răng. Tuy nhiên, tỉ lệ sâu răng trong trường hợp này khá thấp.
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền không phải là con đường lây lan sâu răng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu nhận thấy, người có ba mẹ, anh chị em,… trong gia đình bị sâu răng thì nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn so với người bình thường. Lý giải vấn đề này là do trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng đến men răng của trẻ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh nha khoa, trong đó có sâu răng.
Các thói quen xấu
Việc duy trì một số thói quen xấu cũng được xem là con đường lây lan bệnh sâu răng. Cụ thể:
- Thói quen nhai móm thức ăn cho trẻ vô tình có thể gây lây lan vi khuẩn sâu răng và làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ. Bên cạnh đó, thói quen này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như viêm màng não, viêm đường hô hấp,…
- Ti giả của trẻ không được vệ sinh sạch đều đặn hoặc thổi bằng miệng để làm sạch có thể dẫn đến bệnh lý cũng như làm gia tăng các vấn đề răng miệng khác.
- Bên cạnh đó, không rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn cũng là tác nhân gây ra các bệnh về răng miệng
Lây sang các răng khác
Thực tế nhận thấy, bệnh sâu răng nếu không được điều trị sớm có thể triển triển nặng và lây lan sang những răng bên cạnh. Lượng axit do vi khuẩn tiết ra sẽ đẩy nhanh quá trình phá hủy men răng ở các răng lân cận.
Tình trạng sâu răng lan rộng không chỉ gây phá hủy men răng, ngà răng mà còn làm tăng nguy cơ viêm tủy răng, gây đau nhức dữ dội cùng các biến chứng, ảnh hưởng nặng nề khác. Do đó, khi nhận thấy biểu hiện sâu răng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách.
Phòng ngừa sâu răng lây lan bằng cách nào?
Có thể nhận thấy, sâu răng là bệnh nha khoa có khả năng lây lan và lây qua nhiều con đường khác nhau. Bệnh lý mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến ăn uống hàng ngày, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Cần thăm khám ngay khi nhận thấy các biểu hiện sâu răng như bề mặt men răng đổi màu, bờ lởm chởm, các lỗ sâu
Vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bệnh lý, bạn cần chủ động trong việc điều trị và phòng ngừa lây lan bệnh. Cụ thể:
- Sâu răng ở giai đoạn đầu thường rất khó nhận biết, đa số các trường hợp phát hiện bệnh do thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ. Vì vậy, bạn nên chủ động khám răng miệng 6 tháng/ lần và kết hợp lấy cao răng để sớm phát hiện và khắc phục bệnh.
- Điều trị dứt điểm bệnh sâu răng là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa sâu răng lan rộng sang các răng trên cung hàm hiệu quả. Căn cứ vào mức độ tổn thương, nguyên nhân khởi phát và tình trạng răng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
- Để làm giảm nguy cơ sâu răng và các vấn đề răng miệng khác, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng như hút thuốc lá, chải răng quá mạnh, dùng thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột, nghiến răng khi ngủ,…
- Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, canxi tốt cho sức khỏe răng miệng. Đồng thời, hạn chế các thức uống chứa cồn như bia rượu, cocktail,…
- Bạn có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên như gừng, đinh hương, lá trầu không, lá ổi chữa sâu răng, giảm hôi miệng và phòng ngừa các vấn đề nha khoa khác.
- Tránh dùng chung vật dụng vệ sinh răng miệng hoặc ăn uống chung, hôn môi, móm thức ăn cho trẻ nhỏ,… Để làm giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn sâu răng.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Sâu răng có lây không?” và một số vấn đề liên quan. Do có khả năng lây nhiễm qua nhiều con đường nên bạn cần chủ động trong việc điều trị và phòng ngừa phù hợp. Trường hợp nhận thấy các biểu hiện bất thường, cần đến bệnh viện/ phòng khám để được thăm khám và hướng dẫn biện pháp khắc phục sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!