Viêm xương tủy là gì, có nguy hiểm không, làm sao điều trị?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Khoảng 80% các trường hợp viêm xương tủy phát triển từ các vết thương hở. Viêm xương tủy có thể làm cho vi trùng và nấm xâm nhập vào các mô xương gây ra các cơn đau và nhiễm trùng ở xương.

viêm xương tủy là gì
Viêm xương tủy là tình trạng nhiễm trùng lan tới các mô xương

Viêm xương tủy là gì?

Viêm xương tủy hay còn gọi là nhiễm trùng xương. Đây là một tình trạng hiếm gặp tuy nhiên nó rất nguy hiểm và nghiêm trọng. Viêm xương tủy có thể ảnh hưởng đến xương cánh tay, xương chân, cột sống và xương chậu.

Nhiễm trùng xương có thể xuất hiện đột ngột và phát triển trong một thời gian dài. Nếu chúng không được điều trị đúng cách, nhiễm trùng có thể gây tổn thương xương vĩnh viễn.

Nguyên nhân

Trong hầu hết các trường hợp thì viêm xương tủy được gây ra bởi một loại một loại vi khuẩn tụ cầu có tên là Staphylococcus aureus. Các sinh vật này sẽ xâm lấn vào vết thương nghiêm trọng, các vết cắt sâu hoặc vết thương ở gần xương và gây nhiễm trùng. Đôi khi vi khuẩn này cũng có thể xâm nhập vào xương thông qua vết thương do phẫu thuật chẳng hạn như thay khớp háng hoặc điều trị gãy xương. Khi xương bị tổn thương, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào và chiếm xương dẫn đến tình trạng viêm xương tủy.

Ngoài ra, một số bệnh mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Tiểu đường
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng bàng quang hoặc đường tiết niệu
  • HIV hoặc AIDS
  • Nghiện rượu
  • Chạy thận nhân tạo
  • Viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng

triệu chứng viêm xương tủy
Triệu chứng cơ bản của viêm xương tủy bao gồm đỏ, sưng, đau,.. ở nơi bị chấn thương

Thông thường dấu hiệu đầu tiên khi bị viêm xương tủy là đau ở vị trí bị nhiễm trùng. Ngoài ra, các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

  • Sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh
  • Đỏ, sưng và đau ở vùng bị nhiễm trùng
  • Cảm thấy không thoải mái, thường xuyên nổi giận
  • Chảy máu hoặc rò rỉ dịch từ khu vực bị tổn thương
  • Cứng khớp hoặc mất khả năng điều khiển chi
  • Viêm xương tủy ở các đốt sống sẽ dẫn đến các cơn đau lưng dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.

Các dấu hiệu này có thể không đầy đủ. Người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện kiểm tra khi nhận thấy một trong số các dấu hiệu trên.

Viêm xương tủy có nguy hiểm không?

Viêm xương tủy là một vấn đề khá hiếm gặp, tuy nhiên nó rất nghiêm trọng và nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp lúc có thể gây nên một số biến chứng bao gồm:

  • Chết xương (hoại tử xương): Nhiễm trùng có thể cản trở quá trình lưu thông của máu đến xương, dẫn đến hoại tử và mất xương. Những khu vực xương đã bị hoại tử cần được phẫu thuật cắt bỏ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Đôi khi nhiễm trùng có thể nhiễm vào các khớp ở xung quanh khu vực đó và gây viêm khớp.
  • Hạn chế sự phát triển của xương: Nếu viêm xương tủy ở những vùng mềm như đĩa đệm thì có thể ức chế sự tăng trưởng xương. Điều này thường phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.
  • Ung thư da: Nếu viêm xương tủy ảnh hưởng đến một vết thương hở đang chảy mủ thì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm các tế bào ung thư da.

Chẩn đoán viêm xương tủy

Bác sĩ có thể dựa vào một số phương pháp để chẩn đoán tình trạng của bạn nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu viêm xương tủy nào đang diễn ra. Các chẩn đoán viêm xương tủy bao gồm:

  • Kiểm tra thể chất và các dấu hiệu bên ngoài.
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc phân tích phân để kiểm tra sự xuất hiện vi khuẩn gây hại.
  • Xét nghiệm quét xương bằng MRI để nhận biết sự hoạt động của các tế bào và sự trao đổi chất của xương.
  • Sinh thiết xương để nhận biết mức độ nghiêm trọng của viêm xương tủy.
  • Tuy nhiên đôi khi phim chụp X-quang xương cũng có thể đủ để bác sĩ xác định phương pháp điều trị phù hợp với bạn.

Cách điều trị viêm xương tủy

Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của viêm xương tủy mà bác sĩ có thể lựa chọn một số phương pháp điều trị khác nhau.

1. Viêm xương tủy cấp tính

điều trị viêm xương tủy
Trong các trường hợp cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng

Viêm xương tủy cấp tính là trường hợp nhiễm trùng phát triển trong vòng 2 tuần sau các chấn thương. Các cơn đau dữ dội có thể gây ra các bệnh tiềm ẩn và đe dọa đến tính mạng.

Thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm thông thường có thể có tác dụng điều trị. Đối với người lớn, thuốc thường được tiêm vào tĩnh mạch theo liệu trình trong 4 – 6 tuần. Đôi khi việc điều trị có thể kéo dài hơn nếu gặp tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

Các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh bao gồm: Tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Đôi khi người bệnh cũng có thể gặp các phản ứng dị ứng.

2. Viêm xương tủy mạn tính

Đối với viêm xương tủy mạn tính. Nhiễm trùng bắt đầu ít nhất là 2 tháng sau các chấn thương. Bệnh nhân thường cần cả kháng sinh lẫn phẫu thuật để điều trị bất cứ tổn thương liên quan nào.

Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật dẫn lưu: Có tác dụng rút hết mủ hoặc các chất lỏng tích tụ xung quanh vết thương để hạn chế nhiễm trùng. Sau đó dùng thuốc kháng sinh điều trị.
  • Phẫu thuật cắt bỏ xương: Bạn sĩ có thể loại bỏ tất cả các mô xương bị nhiễm bệnh. Bất cứ các mô xương xung quanh nào có dấu hiệu bị nhiễm trùng cũng cần được loại bỏ.
  • Phục hồi lượng máu đến xương: Bất cứ một khoảng trống nào còn sót lại do chấn thương đều cần được lắp đầy bằng các mô xương khỏe mạng hoặc da và cơ từ các bộ phận cơ thể khác. Các mảnh ghép này có thể giúp lưu lượng máu đi tới xương nhiều hơn và góp phần tái tạo xương mới.
  • Ổn định các khớp xương bị ảnh hưởng: Đôi khi các tấm kim loại hoặc thanh ốc vít sẽ được sử đụng để ổn định xương.

Nếu sức khỏe của bệnh nhân không thể chịu đựng được cuộc phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài, có thể là trong nhiều năm. Nếu nhiễm trùng vẫn tiếp tục diễn ra, có thể người bệnh cần cắt bỏ toàn một hoặc một phần chi bị tổn thương để bảo toàn tính mạng.

Các phòng ngừa viêm xương tủy

viêm xương tủy
Người bệnh có thể thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để phòng ngừa viêm xương tủy

Các biện pháp phòng ngừa viêm xương tủy bao gồm:

  • Nếu bạn vô tình gặp các chấn thương nghiêm trọng hoặc các vết thương sâu, hãy vệ sinh vết thường sạch sẽ va đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
  • Nếu như trong một thời gian điều trị mà vết thương không có dấu hiệu đang lành lại, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Sử dụng giày dép và thiết bị phù hợp để bảo vệ cơ thể tránh khỏi các chấn thương khi vận động, luyện tập thể thao.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng hợp lý và luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Không hút thuốc vì điều này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
  • Không uống quá nhiều rượu.

Hầu hết các trường hợp viêm xương tủy đều có thể điều trị được. Nhiễm trùng mạn tính đôi khi cần nhiều thời gian hơn đặc biệt là khi người bệnh không thể tiếp nhận phẫu thuật. Trao đổi với bác sĩ để có biện pháp điều trị và phòng ngừa tốt nhất.

Chia sẻ:
Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu? Bác sĩ giải đáp

Viêm khớp dạng thấp - một bệnh lý tự miễn khiến niêm mạc khớp bị viêm có thể gây ra…

Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên - chẩn đoán và điều trị Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên – chẩn đoán và điều trị

Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên là loại bệnh gây tổn hại về xương khớp trong quá trình phát…

Tôi chữa khỏi bệnh viêm khớp gối không chỉ nhờ bài thuốc quý

Bị viêm khớp gối gần 6 năm, đã từng nằm viện, cắt thuốc bắc, thuốc nam rồi dùng các bài…

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp hiện nay

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý về xương khớp, gây ra những cơn đau nhức mà người bệnh rất…

Viêm Quanh Khớp Vai: Triệu chứng, Chẩn đoán và Điều trị

Viêm quanh khớp vai là bệnh lý xảy ra khá phổ biến, gây ra các cơn đau vai gáy, ảnh…

Bình luận (1)

  1. Phạm Minh Trung
    Phạm Minh Trung says: Trả lời

    H em có một người bạn bị viêm sương tuỷ ở chăm mà chửa khỏi rồi mà goi bị duy chứng để gời chân đi lại không còn được như xưa nữa giờ có thể chửa cái chân để đi lại như xưa được không

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua