Viêm khớp háng ở trẻ em và các phương pháp điều trị
Viêm khớp háng là bệnh lý xương khớp thường gặp ở đối tượng người trung niên và người già. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể khởi phát ở trẻ em, trong độ tuổi khoảng từ 1 – 10 tuổi là phổ biến nhất. Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của trẻ.
Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em là gì?
Viêm khớp háng ở trẻ em là tình trạng khớp háng của trẻ bị các phản ứng viêm tấn công. Điều này sẽ khiến cho khớp dần suy yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, các vấn đề nguy hiểm có thể sẽ phát sinh.
Mặc dù không phải là bệnh lý thường gặp tuy nhiên bệnh viêm khớp háng ở trẻ em lại khá nguy hiểm. Bạn cần chú ý tìm hiểu những thông tin về bệnh để chủ động trong xử lý khi con mình không may mắc phải.
Xem thêm: Các bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp hiệu quả
Nguyên nhân trẻ bị viêm khớp háng
Tình trạng viêm khớp háng ở trẻ được cho là bị kích hoạt do vấn đề chấn thương vận động. Bởi trẻ em là đối tượng hiếu động, dễ bị té ngã khi vui chơi. Điều này lặp đi lặp lại nhiều lần có thể khiến khớp háng bị tổn thương và rất dễ viêm đau.
Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ cũng còn yếu và chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy rất dễ bị virus hay vi khuẩn tấn công gây ra các phản ứng viêm trong cơ thể. Các chuyên gia xương khớp cho rằng, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho bệnh viêm khớp háng ở trẻ khởi phát.
Ngoài ra, một số vấn đề bẩm sinh hay tự phát về xương khớp cũng có thể là yếu tố nguy cơ:
- Viêm màng hoạt dịch: Thường là do xuất huyết khớp hoặc sự xâm nhập của virus. Thường gặp ở trẻ dưới 12 tuổi.
- Viêm khớp tự phát vị thành niên: Bệnh khởi phát do hệ miễn dịch của trẻ tự tấn công vào các mô sụn khỏe mạnh. Thường không xác định rõ được nguyên nhân nên bệnh lý này còn gọi là viêm khớp vô căn.
- Loạn sản xương hông: Đây chính là tình trạng trẻ bị trật xương hông khi vừa mới sinh ra. Tuy nhiên, dễ phát hiện nhất khi trẻ ở khoảng 3 – 4 tuổi. Thường là do mẹ bầu sản sinh hormone relaxin quá nhiều trong thời kỳ mang thai.
- Viêm khớp nhiễm trùng: Thường được kích hoạt bởi virus, vi khuẩn hay đôi khi là nấm.
- Hoại tử chỏm xương đùi: Thường thấy ở trẻ từ khoảng 6 – 9 tuổi. Nguyên nhân là do máu không được tuần hoàn đến xương chậu và xương đùi khiến cơ xương không được nôi dưỡng và chết dần.
Triệu chứng viêm khớp háng ở trẻ em
Trẻ có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng dưới đây nếu mắc bệnh viêm khớp háng:
- Đau khớp háng
- Cơn đau có thể lan tỏa đến vùng hông hay mông, đùi
- Trẻ thường xuyên đi tập tễnh
- Bề mặt khớp có dấu hiệu nóng và đỏ
- Cáu gắt, chán ăn
- Sốt
- Viêm kết mạc
- Mệt mỏi, sút cân
Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải các triệu chứng khác không được đề cập trên đây. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường xuất hiện.
Gợi ý: Viêm khớp gối tràn dịch nguy hiểm như thế nào?
Biến chứng viêm khớp háng ở trẻ
Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt khi tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của trẻ.
Nhiều trường hợp trẻ bị bại liệt hay mất hẳn chức năng vận động khi tình trạng bệnh không sớm được kiểm soát.
Chẩn đoán bệnh viêm khớp háng ở trẻ em
Chẩn đoán là khâu rất quan trọng trong việc phát hiện và đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm khớp háng ở trẻ em. Ban đầu, bác sĩ sẽ dựa vào một số triệu chứng mà trẻ mắc phải để đưa ra chẩn đoán lâm sàng.
Tiếp đến, một số thử nghiệm vận động sẽ được thực hiện. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành kiểm tra chuyển động vùng hông, khớp háng, đầu gối và những khớp khác của trẻ xem có dấu hiệu bất thường hay không.
Để đưa ra chẩn đoán xác định, một số xét nghiệm chuyên sâu sẽ được thực hiện:
- Siêu âm khớp háng: Nhằm kiểm tra xem có dấu hiệu viêm từ chất lỏng trong khớp hay không.
- Xét nghiệm máu: Nếu trẻ bị viêm khớp háng thì tốc độ lắng máu sẽ bị tăng nhẹ và phản ứng Protein cũng gia tăng. Đồng thời xét nghiệp này còn giúp loại trừ nguyên nhân đau khớp háng ở trẻ có phải do bệnh Lyme gây ra hay không.
- Sinh thiết dịch khớp: Phân tích dịch khớp sẽ giúp phát hiện nếu có vi khuẩn hay sự bất thường của tế bào bạch cầu.
- Chụp X-quang: Kỹ thuật này được thực hiện khi bác sĩ có nhu cầu muốn quan sát các mô ở bên trong khớp xương.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Hình ảnh từ xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ quan sát một cách rõ ràng nhất khớp háng của trẻ, từ đó phát hiện những bất thường, nhất là về mặt cấu trúc.
Kết quả của các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán cụ thể hơn từ nguyên nhân gây bệnh đến mức độ tổn thương của khớp háng. Ngoài ra, một số thủ thuật khác cũng có thể sẽ được chỉ định để phục vụ tốt hơn cho công tác chẩn đoán.
Tham khảo thêm: Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không? Giải đáp thắc mắc
Điều trị bệnh viêm khớp háng ở trẻ em
Thông thường, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ nặng nhẹ của triệu chứng cũng như hiện trạng sức khỏe của trẻ. Việc trị viêm khớp háng ở trẻ em thường phức tạp hơn so với người lớn, một số liệu pháp sau đây thường sẽ được chỉ định.
1. Sử dụng thuốc
Bác sĩ có thể kê toa cho trẻ sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau hay thuốc kháng viêm không steroid để ức chế nhanh các triệu chứng.
Với trường hợp bệnh nhẹ, các thuốc sau thường sẽ được chỉ định:
- Aspirin
- Naproxen
- Ibuprofen 400
Nếu bệnh tiến triển nặng nề hơn, bác sĩ sẽ kê một số thuốc ức chế miễn dịch:
- Corticosteroid
- Methotrexat
Các loại thuốc trên đây thường có tác dụng giảm đau và kháng viêm nhanh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gặp phải các tác dụng ngoại ý. Cần rất thận trọng khi cho trẻ sử dụng.
Ngoài ra, trong trường hợp trẻ bị viêm khớp háng do nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm thì bác sĩ sẽ phải chỉ định các loại kháng sinh đặc hiệu. Và thông thường triệu chứng có thể giảm sau khoảng 48 giờ sử dụng thuốc.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định kèm theo một số loại thuốc bổ sung vitamin hay canxi để tăng cường sức khỏe xương khớp cho trẻ. Điều này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ và tránh những rủi ro không mong muốn phát sinh, bạn cần theo dõi sát sao việc dùng thuốc của trẻ. Tuyệt đối không để trẻ dùng thuốc sai kế hoạch, nhất là dùng quá liều bởi rất dễ gây ra các vấn đề nguy hiểm.
2. Vật lý trị liệu và chỉnh hình khớp
Việc tập vật lý trị liệu sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn cho việc phục hồi chức năng vận động ở trẻ. Biện pháp này có thể kết hợp với dùng thuốc hay áp dụng sau điều trị bằng thuốc để phát huy tác dụng tốt hơn. Tuy nhiên, việc tập luyện cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn từ bác sĩ trị liệu để tránh những rủi ro phát sinh khiến bệnh tình chuyển biến xấu.
Trường hợp trẻ bị loạn sản xương hông hay chấn thương khiến khớp háng bị trật thì bác sĩ sẽ thực hiện chỉnh hình khớp. Các dụng cụ nẹp sẽ được sử dụng để định hình khớp. Lúc này trẻ có thể sẽ phải nằm yên trên giường bệnh khoảng vài tháng để khớp được cố định.
3. Phẫu thuật
Can thiệp ngoại khoa thường sẽ được cân nhắc trong trường hợp điều trị ngoại khoa không đem lại hiệu quả.
Thông thường khi trẻ bị trật khớp nghiêm trọng thì phẫu thuật sẽ được thực hiện. Mục đích là giúp định hình lại khớp để tránh ảnh hưởng đến vận động của trẻ trong tương lai.
5. Lưu ý
Để quá trình điều trị viêm khớp háng ở trẻ diễn ra suôn sẻ hơn, ngoài việc tuân thủ phác đồ từ bác sĩ, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, nhất là tăng cường thực phẩm giàu canxi và vitamin D
- Tránh các thực phẩm dễ gây viêm như thịt đỏ, thức ăn nhanh…
- Nhắc trẻ đi ngủ đúng giờ giấc
- Không để trẻ vận động quá nhiều
Viêm khớp háng ở trẻ em là một bệnh lý xương khớp khá phức tạp, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách. Khi con trẻ có những dấu hiệu của bệnh, bạn cần sớm đưa bé đi khám để nhận sự chăm sóc y tế kịp thời.
Tham khảo thêm:
- Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân do đâu?
- Bệnh viêm khớp háng có nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!