Viêm khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Viêm khớp háng là bệnh xương khớp khá thường gặp. Triệu chứng viêm khớp háng gây đau đớn, ảnh hưởng đến vận động, cuộc sống, thậm chí tàn phế nếu không được điều trị. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có được thông tin và giải pháp điều trị viêm đau khớp háng hiệu quả.

Viêm khớp háng là gì?

Viêm khớp háng là tình trạng vùng háng, vùng thắt lưng gần mông, khớp đùi xuất hiện các cơn đau. Cơn đau tăng lên khi vận động, đi lại, lao động. Đau khớp háng thường là hậu quả của quá trình lão hóa do tuổi tác, sự mài mòn khớp, những chấn thương hoặc vấn đề xương khớp.

Đối tượng dễ mắc viêm khớp háng là người lớn tuổi do quá trình lão hóa, mài mòn, thiếu hụt dịch nhầy sụn khớp. Tỷ lệ viêm khớp háng ở phụ nữ cao gấp nhiều lần so với đàn ông. Đặc biệt, đau khớp háng sau sinh, đau khớp háng ở bà bầu thường gặp do vùng xương chậu và khớp háng phải chịu nhiều áp lực khi mang thai và sinh nở.

Viêm khớp háng có nguy hiểm không?

Bệnh gây ra những cơn đau khớp kéo dài từ nhức mỏi đến đau dữ dội ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh hoạt và công việc. Khi bệnh nặng các cơn đau xuất hiện nhiều hơn, đau về đêm gây mất ngủ, suy nhược, thậm chí mất chức năng vận động.

Viêm khớp háng có nguy hiểm không?
Viêm khớp háng và nguy cơ tàn phế do biến chứng

Biến chứng viêm khớp háng có thể gây teo cơ mông, đùi, biến dạng khớp ảnh hưởng đến chức năng vận động và biến chứng nặng nhất là tàn phế, mất khả năng lao động, sống phụ thuộc.

Ngoài ra viêm khớp nói chung và đau khớp háng nói riêng dẫn gây biến chứng bệnh tim mạch, tổn thương tai tim, van tim, nhất là ở người lớn tuổi.

Gợi ý: Bệnh viêm khớp háng có nguy hiểm không? 

Triệu chứng viêm khớp háng

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện YHCT TW, dấu hiệu đau khớp háng sẽ tiến triển tăng dần từ nhẹ đến nặng qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn đầu: Cơn đau khớp háng xuất hiện thoáng qua tại vùng trên sau mông, đau khi leo cầu thang, đi lại, vận động nhiều hoặc khi gập háng.
  • Giai đoạn sau: Tiến triển nặng hơn, cơn đau lan xuống đùi, đầu gối, kéo dài và dai dẳng. Đau ngay cả khi ngồi, nằm, ngủ. Cảm giác khó khăn khi cắt móng chân, mặc quần áo, đi tập tễnh, ngồi xuống khó đứng lên, khó bước lên.
  • Giai đoạn nặng: Người bệnh cảm thấy khớp háng cứng, chặt, không thể duỗi thẳng chân, khó khăn khi bước đi, chân bị bệnh ngắn hơn chân lành, đau dữ dội kéo dài. Ở giai đoạn nặng viêm đau khớp dễ dẫn đến nguy cơ tàn phế.
Triệu chứng viêm khớp háng
Triệu chứng viêm khớp háng

Nguyên nhân viêm khớp háng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp ở háng, trong đó thường liên quan đến quá trình thoái hóa sụn khớp, chấn thương. Viêm khớp háng bên trái hoặc phải do các nguyên nhân sau:

  • Thoái hóa khớp háng: Do lão hóa hoặc chấn thương khiến mất dần lớp sụn, hẹp khe khớp, gai xương dẫn đến viêm đau.
  • Viêm khớp dạng thấp: Gây viêm đau tại nhiều khớp xương, trong đó có khớp háng.
  • Hoại tử chỏm xương đùi: Bong sụn viền khớp háng do biến chứng từ trật khớp, gãy cổ xương đùi hoặc tự phát gây viêm đau khớp vùng háng.
  • Tuổi tác: Tình trạng lão hóa và mài mòn sụn khớp ở người lớn tuổi là nguyên nhân viêm đau khớp.
  • Chấn thương: Các di chứng sau chấn thương trật khớp háng, gãy cổ xương đùi, va đập… gây đau khớp háng.
  • Thừa cân: Những người thừa cân béo phì, mang thai gây sức ép lên vùng khớp háng dẫn đến viêm đau.
  • Di truyền, bẩm sinh: Bệnh có thể di truyền từ thế hệ trước, một số trẻ em gặp vấn đề về khớp háng do biến đổi khớp dẫn đến viêm đau khớp.

Cách điều trị bệnh viêm khớp háng

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp hạn chế tình trạng đau nhức, cải thiện chức năng vận động do viêm đau khớp ở háng. Tuy nhiên, để việc điều trị hiệu quả, người bệnh cần có được giải pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa phổ biến:

Chữa viêm khớp háng bằng dân gian

Trong dân gian có một số bài thuốc Nam được áp dụng để giảm nhẹ đau khớp ở háng tạm thời như:

  • Chữa đau khớp háng bằng lá lốt
  • Chữa viêm đau khớp bằng lá cúc tần
  • Chữa viêm đau khớp háng bằng cây vòi voi
  • Chữa đau khớp ở háng bằng rượu gừng, rượu gấc…

Cùng với các bài thuốc dân gian, người bệnh cần hạn chế đi bộ nhiều, chơi các môn thể thao, leo cầu thang, vận động mạnh và lao động nặng để hạn chế áp lực lên khớp háng, tránh tổn thương viêm đau khớp nặng hơn.

Tham khảo thêm: Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân do đâu?

Thuốc chữa viêm đau khớp háng theo Tây y

Một số thuốc kháng viêm, giảm đau được bác sĩ chỉ định để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và giảm đau như:

  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ thường chỉ định thuốc giảm đau dạng uống như Acetaminophen kiểm soát cơn đau. Hoặc thuốc giảm đau tại chỗ dạng bôi trực tiếp lên vùng khớp bị đau như: Salonpas Gel, Zostrix, Ben-Gay, Icy-Hot…
  • Thuốc kháng viêm: Nhóm thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID) như Asprin, Iluprophen, Naproxen… được chỉ định theo phác đồ phù hợp để giảm tình trạng sứng đau khớp háng.
  • Thuốc tiêm trực tiếp vào khớp: Nhóm thuốc Steroid, Axit Hyarulonic được chỉ định tiêm trực tiếp vào khớp để giảm sưng viêm, bôi trơn khớp khi bị đau khớp háng trái – phải nghiêm trọng, cứng khớp, khó vận động.

Các loại thuốc này thường được chỉ định liên tục hoặc khi đau và dễ gây tác dụng phụ, cần thận trọng khi sử dụng, được chỉ định trong thời gian ngắn.

Thuốc chữa viêm đau khớp háng theo Tây y
Các cách chữa viêm đau khớp háng phổ biến

Vật lý trị liệu giảm viêm khớp háng

Phương pháp điều trị nội khoa bao gồm cả các biện pháp vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau, cải thiện sự di chuyển của sụn khớp, tăng cường sức mạnh cơ bắp như: Sử dụng bước sóng ngắn, sóng siêu âm, từ trường, trị liệu nhiệt, điện, chiếu tia X…

Phẫu thuật điều trị viêm khớp háng

Biện pháp phẫu thuật thay khớp háng được chỉ định khi tổn thương khớp nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi, điều trị nội khoa thất bại, tình trạng sức khỏe người bệnh ổn định. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Mổ nội soi khớp háng: Thiết bị mổ nội soi được đưa vào khớp háng để loại bỏ mảnh sụn xương, mô sụn khớp bị vôi hóa, tổn thương.
  • Thay khớp háng bán phần: Phần sụn, xương khớp háng bị tổn thương được loại bỏ và thay thế bằng 1 lớp kim loại ở đầu xương hạn chế sự va chạm giữ các đầu xương.
  • Thay khớp háng toàn phần: Phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng tổn thương bằng khớp háng nhân tạo.
  • Phẫu thuật cắt xương: Cắt đi một phần nhỏ của xương đùi để giảm áp lực lên khớp háng, tránh sự va chạm giữa các đầu xương, khắc phục tình trạng viêm khớp háng.

Phẫu thuật ngoại khoa thường gây đau đớn, lâu bình phục và tốn kém chi phí. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phải đối mặt với rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiễm trùng, mất máu, tổn thương dây thần kinh…

Xem thêm: Ngải cứu chữa viêm khớp hiệu quả, an toàn

Bài tập chữa viêm khớp háng giảm đau tại nhà

Một số bài tập nhẹ nhàng có tác dụng giảm đau khớp háng thực hiện tại nhà bao gồm:

  • Ngồi căng giãn khớp háng: Ngồi khoanh chân, 2 gót chân chạm nhau, dung tay kéo 2 chân về phía khớp háng giữ trong vài giây rồi lặp lại động tác.
  • Kéo gối di chuyển khớp háng: Nằm ngửa, 2 đầu gối co, dùng 2 tay kéo đầu gối về phía ngực cho đến khi cảm thấy căng giãn, giữ vài giây rồi lặp lại động tác nhiều lần.
  • Bài tập quay mông: Đứng 2 chân rộng bằng vai, chống 2 tay vào hông, quay mông sang phải – trái và ngược lại. Thực hiện 5 – 10 vòng mỗi bên.

Viêm khớp háng nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng khá quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Để giảm đau khớp người bệnh nên bổ sung các thực phẩm sau:

  • Bổ sung thịt gia cầm, thịt lợn, tôm, cá biển…
  • Nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt
  • Bổ sung vitamin D, B, K, canxi, khoáng chất
  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây…
  • Đồng thời, người viêm khớp nên kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống có ga, cồn, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…

Nếu đang bị hành hạ bởi các triệu chứng của bệnh viêm khớp háng, người bệnh cần đến ngay trung tâm y tế để được bác sĩ kiểm tra và điều trị. Việc kéo dài có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bạn không nên bỏ qua:

Chia sẻ:

Bình luận (81)

  1. Giang Tax
    Giang Tax says: Trả lời

    Bị cái này auto thành máy dự báo thời tiết cho cả nhà , cứ lết lết than nhức mỏi khớp, dán cao lung tung thì cả nhà cứ tự giác mang theo áo mưa , dù các kiểu !.

  2. Phong Vũ
    Phong Vũ says: Trả lời

    Mình mỗi sáng thức dậy hay đau vùng bẹn nên đi lại hơi khó, phải năm 1 lát tập thể dục nhẹ tại chỗ thì mới mong ra được khỏi giường. Giờ mình đau lan xuống đùi mà mọi người biết cảm giác đau dọc dây thần bên trong không, ngồi lâu tí là vậy đó. Liệu mình có bị viêm khớp háng không mọi người.

    1. Huyền Vương
      Huyền Vương says:

      Khả năng cao là viêm khớp rồi. Nhưng bạn đã tìm được phương pháp chữa chưa vì khớp mà uống thuốc tây thì chỉ giảm đau thôi. Mình có người nhà bị nên mình biết mà, thấy nên điều trị đông y thì tốt hơn đó.

    2. Dương Thế Mỹ
      Dương Thế Mỹ says:

      Uống đông y thì lâu hết hơn nhưng uống thuốc đông y không bị khó chịu như tây y. Tây y uống đau bao tử lắm

    3. Phú Phạm
      Phú Phạm says:

      Chữa theo đông y đi bạn như mình cũng tìm hiểu đông qua tây rồi cuối cùng vẫn quyết định theo đông y này vì lành tính ít tác dụng phụ. Mình được kê dùng hoạt huyết phục cốt hoàn nè. Ban đầu dùng chưa thấy gì phải 3 tuần sau mới thấy kết quả. Đỡ đau hơn mà đi lại có vẻ đi lại dễ dàng hơn. Trộm vía đến nay 3 tháng thì không thấy đau xuống đùi nữa. Đang điều trị tháng thứ tư mong là sẽ ổn định luôn

    4. Thuốc dân tộc says:

      Chào Phong Vũ, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết. Bạn có thể tham khảo hướng điều trị với hoạt huyết phục cốt hoàn của Trung tâm. Rất nhiều người bệnh bị tình trạng đau nhức xương khớp tương tự như bạn đã điều trị cho kết quả rất khả quan nên bạn có thể yên tâm nhé.
      Bạn có thể đến một trong các cơ sở của Trung tâm tại:
      B31 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân hotline: (024)71096699,
      145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận hotline (028)71096699,
      Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long hotline: (0203) 657 0128 để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhé.
      Thân ái!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Viêm họng mãn tính không còn là nỗi lo nhờ bài thuốc thảo dược lành tính

Viêm họng mãn tính thường kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục. Bệnh có thể tiến triển nặng thành…

Bệnh Trĩ Nội Là Gì? Dấu Hiệu và Phương Pháp Điều Trị

Bệnh trĩ nội là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn…

Bệnh hắc lào là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Hắc lào hay nấm da hắc lào là bệnh ngoài da khiến người bệnh phải đối mặt với cảm giác…

Giới chuyên môn đánh giá cao hiệu quả chữa chàm của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Sau nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng cây thuốc dân tộc vào điều trị chàm eczema, các thầy thuốc…

Thảo dược Đông y tăng cường sức đề kháng Thuốc dân tộc – Giải pháp VÀNG kháng virus hiệu quả

Trước tình hình đại dịch do chủng mới của virus corona gây ra, Bộ Y Tế khuyến cáo điều quan…

Chia sẻ
Bỏ qua