Viêm da cơ địa ở chân và cách chữa hiệu quả nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm da cơ địa ở chân là tình trạng lòng bàn chân, ngón chân hoặc/ và mu bàn chân có là da khô ráp, bong tróc, đỏ, xuất hiện các nốt mụn nước li ti và ngứa ngáy. Mỗi đợt bùng phát thường kéo dài khoảng 2 – 4 tuần, tái phát nhiều lần.

Viêm da cơ địa ở chân
Viêm da cơ địa ở chân gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ở lòng bàn chân, mu bàn chân, ngón chân

Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa ở chân

Viêm da cơ địa là một dạng viêm da thường gặp, tái phát mạn tính liên quan đến cơ địa (tính nhạy cảm di truyền), yếu tố môi trường và rối loạn chức năng miễn dịch. Bệnh được đặc trưng bởi làn da khô ráp, đỏ, mụn nước nhỏ, ngứa ngáy, bong tróc; có thể ở bất kỳ vị trí nào, trong đó có chân.

Những người bị viêm da cơ địa ở chân thường có các triệu chứng tập trung ở ngón chân, mu bàn chân, lòng bàn chân, đôi khi lan rộng đến xung quanh bắp chân.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm da cơ địa chân vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, bệnh phổ biến ở những người có tiền sử gia đình bị viêm da cơ địa (đặc biệt là cha và mẹ).

Ngoài ra bệnh cũng bùng phát khi có căng thẳng kéo dài; tiếp xúc với hóa chất, nguồn nước bẩn, dị nguyên trong môi trường…

Triệu chứng

Để nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở chân người bệnh có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Nổi mụn nước ở lòng bàn chân hoặc ngón chân.
  • Có cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng rát ở xung quanh mụn nước.
  • Da đỏ, khô, bong tróc
  • Sưng viêm, đau rát, khó chịu khi mụn nước vỡ
Hình ảnh viêm da cơ địa ở chân có thể khiến người bệnh khó chịu và đau đớn khi di chuyển
Hình ảnh viêm da cơ địa ở chân có thể khiến người bệnh khó chịu và đau đớn khi di chuyển

Các dấu hiệu này có thể biến mất trong vài ngày hoặc kéo dài đến 3 tuần. Sau đó da có thể trở nên khô, căng và nứt ra. Nếu không điều trị thích hợp, da có thể bị nhiễm trùng, gây đau đớn, rò rỉ dịch mủ và sưng tấy. 

Cách chữa viêm da cơ địa ở chân thường được áp dụng

Hiện vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên điều trị có thể giảm nhanh triệu chứng, ngăn bệnh bùng phát và các biến chứng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:

Điều trị tại nhà

Nếu tình trạng viêm da cơ địa tại chân không gây nhiều phiền phức đến cuộc sống hàng ngày, người bệnh có thể tự chăm sóc bệnh tại nhà. Các biện pháp bao gồm:

  • Ngâm chân trong nước mát, chườm mát hoặc chườm lạnh trong 15 phút. Thực hiện hai đến bốn lần mỗi ngày để ngăn ngừa sự khó chịu liên quan đến ngứa da.
  • Bôi kem hoặc thuốc dưỡng ẩm không kê đơn. Các loại kem dưỡng này có thể cải thiện tình trạng da khô và làm giảm ngứa. Thoa kem ngay sau khi tắm để đạt hiệu quả điều trị tối đa.
  • Thường xuyên rửa chân, giữ chân khô thoáng và sạch sẽ để giảm khả năng nhiễm trùng. Không nên dùng nước quá nóng khi vệ sinh chân để tránh làm da bị khô.

Dùng thuốc trị viêm da cơ địa ở chân

Dùng thuốc trị viêm da cơ địa là phương pháp điều trị chính trong các đợt bùng phát. Đối với các tình trạng da không nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên người bệnh bôi kem Cortisosteroid hoặc thuốc mỡ trực tiếp lên da. Thuốc này giúp trị viêm và ngăn ngừa các cơn ngứa.

Sử dụng kem bôi không kê đơn để điều trị viêm da cơ địa ở chân
Sử dụng kem bôi không kê đơn để điều trị viêm da cơ địa ở chân

Đối với tình trạng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị các liệu pháp điều trị bao gồm:

  • Thuốc mỡ hoặc kem bôi giảm ngứa để giảm viêm da và kích ứng.
  • Thuốc kháng histamine để giảm ngứa.
  • Áp dụng các loại kem chống ngứa có chứa pramoxine.
  • Sử dụng Steroid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch đối với tình trạng viêm nặng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tiêm Botox nếu người bệnh đổ quá nhiều mồ hôi.
  • Dùng thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng.

Quang trị liệu

Bác sĩ cũng có thể đề nghị liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) để điều trị bệnh viêm da cơ địa ở chân. Với phương pháp này, người bệnh sẽ được tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím để giảm viêm, loại bỏ triệu chứng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì có thể gây ra những rủi ro như dị ứng, ung thư da.

Biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa ở chân

Những cách giúp giảm nguy cơ bùng phát bệnh viêm da cơ địa:

Giữ ẩm cho chân để hạn chế tình trạng viêm da cơ địa
Giữ ẩm cho chân để hạn chế tình trạng viêm da cơ địa
  • Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm hoặc rửa chân để cấp ẩm, giảm da khô quá mức.
  • Không dùng tất chân quá thường xuyên hoặc quá chật.
  • Mang giày vừa vặn chân và thoáng khí.
  • Không được gãi hoặc làm trầy xước vùng da bệnh. 
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chẳng hạn như da thú cưng hoặc các loại hóa chất.
  • Không tiếp xúc với hóa chất, không sử dụng xà phòng thơm hoặc dung dịch vệ sinh có thể gây kích ứng da.

 XEM THÊM: 10 kem dưỡng ẩm cho bé bị viêm da cơ địa an toàn, tốt nhất

Viêm da cơ địa ở chân ăn gì, kiêng gì?

Cần chú ý viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì để góp phần điều trị bệnh. Người bệnh  nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại thực phẩm giàu vitaminA, vitamin E, Omega-3, chất chống oxy hóa.

Nên loại bỏ các loại thức ăn chứa niken hoặc kim loại, thực chẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo không lành mạnh, thực phẩm gây dị ứng, hải sản, thịt đỏ…

Các dấu hiệu viêm da cơ địa ở chân có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Một số người có thể bùng phát các dấu hiệu sau vài năm và có thể gây khó khăn khi đi bộ hoặc di chuyển.

THAM KHẢO THÊM:

Chia sẻ:
Bệnh hắc lào là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Hắc lào hay nấm da hắc lào là bệnh ngoài da khiến người bệnh phải đối mặt với cảm giác…

Viêm da cơ địa ở đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm da cơ địa ở đầu là tình trạng viêm nhiễm da đầu gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, đôi…

Dermovate cream trị viêm da có tốt không? Mua ở đâu?

Thuốc bôi Dermovate cream được dùng để điều trị ngắn ngày đối với bệnh viêm da cơ địa, viêm da…

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá khế theo kinh nghiệm dân gian

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá khế là phương pháp dân gian được truyền lại từ nhiều đời,…

Cách điều trị viêm da cơ địa ở bàn tay, ngón tay hoàn toàn từ thảo dược

Những cách điều trị viêm da cơ địa ở tay chủ yếu sử dụng thuốc Tây, bài thuốc từ thảo…

Chia sẻ
Bỏ qua