Bà bầu có cắt trĩ được không hay phải đợi sau sinh?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trĩ là một trong những vấn đề thường gặp khi mang thai, bệnh xuất phát từ những thay đổi về nội tiết ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống và bài tiết. Bà bầu thường bị trĩ vào những tháng cuối của thai kỳ, đây cũng là thời điểm bắt đầu cho giai đoạn trĩ sau sinh. Vậy bà bầu có cắt trĩ được không hay phải đợi sau sinh, bài viết làm rõ vấn đề này.

Bà bầu cắt trĩ được không hay phải đợi sau sinh?

Khi bị trĩ, hầu hết những bà bầu điều lo sợ bệnh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Cộng với cảm giác khó chịu mà bệnh gây ra khiến thai phụ muốn dứt điểm tình trạng này càng sớm càng tốt. Để điều trị bệnh trĩ thường áp dụng hai hình thức điều trị là sử dụng thuốc và điều trị ngoại khoa (phẫu thuật cắt trĩ).

Trong đó phương pháp phẫu thuật cắt trĩ có thể khắc phục được những búi trĩ lớn, triệt tiêu trĩ hoàn toàn. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai sẽ không áp dụng hình thức điều trị ngoại khoa vì nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bà bầu cắt trĩ được không hay phải đợi sau sinh?
Bà bầu sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp kiểm soát búi trĩ đến khi sinh mới thực hiện cắt trĩ

Để điều trị trĩ khi mang thai, thai phụ có thể sử dụng thuốc đặt hậu môn để làm teo nhỏ búi trĩ. Đa số những trường hợp trĩ khi mang thai chỉ mới ở giai đoạn đầu, búi trĩ nhỏ nên việc điều trị bằng thuốc sẽ đạt được những hiệu quả nhất định. Trong trường hợp búi trĩ to thì thai phụ sẽ phải đợi đến khi sinh con xong thì mới thực hiện phẫu thuật cắt búi trĩ.  Với những trường hợp trĩ đã có biến chứng đe dọa sức khỏe thì bác sĩ sẽ có phương án hỗ trợ để duy trì trạng thái sức khỏe ổn định đến khi sinh xong.

Phẫu thuật cắt trĩ cho bà bầu hiện không được áp dụng tại những bệnh viện chuyên khoa lớn hiện nay. Do trong khi phẫu thuật , thai phụ có thể mất máu, tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột. Điều này có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi, nguy cơ suy thai cao trong quá trình phẫu thuật. Chưa kể đến việc phẫu thuật trong thời gian mang thai cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh nở, vì vết cắt tại khu vực bị trĩ có thể bị lồi, viêm nhiễm và chảy máu trong khi sinh.

Thời điểm cắt trĩ phù hợp nhất là sau khi sinh khoảng 6 tuần. Thời điểm này vùng hạ bộ của người mẹ đã hoàn toàn bình phục, các cơ ở hậu môn cũng ở trạng thái ổn định nên việc phẫu thuật diễn ra an toàn. Đồng thời phẫu thuật sau khi sinh cũng không ảnh hưởng đến khả năng nuôi con của người mẹ. Các bác sĩ chuyên môn sẽ khám và đánh giá mức độ của trĩ và đưa ra cách điều trị thích hợp cho người bệnh.

Xem thêm: Chữa bệnh trĩ bằng mật ong có hiệu quả không?

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Bên cạnh thắc mắc bà bầu có cắt trĩ được không hay phải đợi sau sinh thì nhiều mẹ bầu cũng rất lo lắng khi lựa chọn phương pháp sinh. Các chuyên gia đã nhận định trĩ khi mang thai không ảnh hưởng đến việc sinh thường, trừ những trường hợp búi trĩ lớn, gây tắc mạch ở hậu môn. Trong quá trình sinh thường, thai phụ sẽ dùng sức rặn để sinh con, điều này vô tình khiến búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn và gây khó khăn trong khâu xử lý.

Tùy thuộc vào kích thước của búi trĩ mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để thai phụ chọn phương pháp sinh phù hợp. Thông thường những trường hợp búi trĩ lớn sẽ được khuyến khích sinh mổ. Ca sinh của người mẹ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào các thao tác của bác sĩ, trong quá trình sinh chỉ tác động đến vùng bụng. Vì thế có thể đảm bảo búi trĩ không bị tổn thương dẫn đến xuất huyết, nhiễm trùng.

Đối với những thai phụ mới hình thành búi trĩ,  triệu chứng nhẹ, không gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt thì vẫn có thể sinh thường.  Trong quá trình sinh bác sĩ sẽ theo dõi song song các biểu hiện để hỗ trợ thai phụ kịp thời nếu dấu hiệu xuất huyết búi trĩ xảy ra.

Tham khảo thêm: Chữa bệnh trĩ bằng hạt gấc cần lưu ý và thận trọng gì? 

Phương pháp điều trị trĩ khi mang thai

Như đã đề cập, phương pháp điều trị trĩ khi mang thai tốt nhất là sử dụng thuốc đặt và phẫu thuật. Thai phụ sẽ được bác sĩ chẩn đoán và đánh giá mức độ phát triển của búi trĩ để chọn phương pháp điều trị thích hợp. Có hai phương án xử lý và điều trị búi trĩ trước khi sinh hoặc ngay khi sinh. Trong đó có hai trường hợp nghiêm trọng mà bệnh nhân sẽ được cân nhắc kỹ trước khi điều trị là:

Phương pháp điều trị trĩ khi mang thai
Đối với những búi trĩ nhỏ, chưa có dấu hiệu biến chứng có thể điều trị bằng thuốc đặt ở hậu môn

Có hai phương án xử lý và điều trị búi trĩ trước khi sinh hoặc ngay khi sinh. Trong đó có hai trường hợp nghiêm trọng mà bệnh nhân sẽ được cân nhắc kỹ trước khi điều trị là:

  • Bệnh nhân bị trĩ ngoại tắc mạch: Trường hợp này thông thường bệnh nhân sẽ được cấp cứu, cắt trĩ để giải phóng u mạch. Tuy nhiên đối với những thai phụ mắc bệnh chỉ được hỗ trợ duy trì bằng phương pháp vô cảm, nhằm gây tê búi trĩ tại chỗ. Kỹ thuật gây tê này tương đối an toàn cho thai nhi hơn phương pháp gây tê tủy sống, giúp phòng tránh trước nguy cơ sảy thai và sinh non. Bệnh nhân sẽ được hội chẩn phương pháp can thiệp phù hợp để hạn chế tốt nhất khả năng phẫu thuật trong khi còn mang thai.
  • Bệnh nhân bị trĩ cấp độ IV chảy máu: Đối với những thai phụ bị trĩ cấp độ IV – cấp độ nặng sẽ được điều trị theo hình thức co mạch, đồng thời giúp tăng sức bền cho thành mạch. Song song đó bệnh nhân được chỉ định những loại thuốc giảm đau, thuốc cầm máu đề duy trì tình trạng cho đến khi sinh xong sẽ tiến hành phẫu thuật.

Gợi ý: 6 Thực Phẩm Chức Năng Chữa Bệnh Trĩ Được Nhiều Người Dùng 

Để điều trị trĩ khi mang thai thành công cũng phụ thuộc vào cách chăm sóc của thai phụ. Các bác sĩ đã đưa ra một số lời khuyên về phương pháp giảm đau, kiểm soát sự phát triển của búi trĩ sau:

Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích trong thai kỳ, đặc biệt là khả năng hạn chế tình trạng táo bón và giảm áp lực lên búi trĩ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý không nên tập những bộ môn đòi hỏi sức khỏe phần dưới cơ thể. Ưu tiên những bài tập vận động nhẹ như đi bộ, yoga, bơi lội. Trong những tháng cuối nên hạn chế vận động mạnh để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và thai nhi.

Hạn chế lượng sắt bổ sung: Sử dụng viên sắt uống là nhu cầu cần thiết trong thai kỳ, đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón và nóng nảy ở nhiều thai phụ. Mà táo bón lại chính là nguyên nhân làm trầm trọng hơn bệnh trĩ, vì thế bà bầu nên hạn chế sử dụng sắt nếu đang bị trĩ. Thay vào đó bổ sung sắt qua đường ăn uống sẽ giúp dạ dày phân giải dưỡng chất tốt hơn.

Bổ sung chất xơ: Một nguyên tắc quan trọng để hạn chế bệnh trĩ là, bạn cần bổ sung đầy đủ những loại thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước. Đồng thời thường xuyên bổ sung các nguồn chất xơ từ ngũ cốc, những loại thực phẩm này sẽ giúp việc đi ngoài của thai phụ dễ dàng hơn rất nhiều.

Uống đủ nước: Những ảnh hưởng từ trĩ có thể cải thiện tốt khi thai phụ bổ sung đủ nước cho cơ thể. Trong đó nước có vai trò lớn trong việc hỗ trợ tuần hoàn máu đến những vùng mạch bị tắc nghẽn. Từ đó giúp tăng cường độ bền cho những khu vực cơ ở hậu môn, phòng tránh nguy cơ sa búi trĩ.

Phương pháp điều trị trĩ khi mang thai
Uống đủ nước là nguyên tắc cơ bản cần thực hiện khi điều trị trĩ ở bà bầu

Đi vệ sinh khi cần thiết: Nhiều bà bầu vì sợ đau mà nhịn đi vệ sinh, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng trĩ nghiêm trọng hơn. Tốt nhất bạn nên tập thói quen đi vệ sinh vào khung giờ nhất định trong ngày. Thai phụ nên đi vệ sinh khi có nhu cầu, tuyệt đối không được rặn hay ngồi quá lâu, ngồi xổm sẽ tạo áp lực lên hậu môn. 

Ngâm hậu môn trong nước ấm: Đây là cách giảm đau nhức khi bà bầu bị trĩ rất hiệu quả, bà bầu nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày và thời gian ngâm mỗi lần từ 10 – 15 phút. Có thể pha thêm một ít muối vào nước ấm để sát khuẩn vùng kín, sau khi ngâm bà bầu nên dùng khăn mềm lau khô khu vực này.

Giữ vệ sinh vùng kín: Đối với những búi trĩ ngoại, hoặc những bà bầu bị sa búi trĩ có nguy cơ viêm nhiễm cao nếu như khu vực này không được vệ sinh thường xuyên. Sau mỗi lần đi vệ sinh thì bà bầu cần vệ sinh khu vực này sạch sẽ,  đồng thời chỉ sử dụng khăn bông mềm, không có sợi và không dùng dung dịch vệ sinh để tránh gây tổn thương mặt ngoài hậu môn.  

Lưu ý trong vận động: Những bà bầu bị trĩ không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, ngoài ra cũng nên hạn chế những hoạt động khom người hay ngồi xổm. Các bác sĩ cũng đã khuyến khích tư thế nằm nghiêng sang trái sẽ hỗ trợ làm giảm tình trạng tắc nghẽn máu lưu thông đến hậu môn.

Trong trường hợp thai phụ bị trĩ nặng, cần thăm khám và kiểm tra tình trạng búi trĩ thường xuyên để phòng tránh các trường hợp nhiễm trùng xảy ra. Thai phụ tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống hay thuốc đặt tự ý có thể gây ra tác dụng phụ.

Bài viết đã thông tin chi tiết về vấn đề bà bầu có cắt trĩ được không hay phải đợi sau sinh. Việc phẫu thuật cắt trĩ hầu như không được khuyến khích trong quá trình mang thai. Do trĩ không ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe thai nhi nên việc điều trị bằng thuốc sẽ được ưu tiên trên hết. Trong thời gian mang thai, bà bầu nên tuân thủ các lịch tái khám và  kiểm tra sức khỏe cũng như bệnh trĩ cho đến lúc sinh. Tùy theo từng biểu hiện mà bác sĩ sẽ tư vấn giúp bệnh nhân phương pháp hỗ trợ cụ thể.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 11:47 - 30/03/2024 - Cập nhật lúc: 16:20 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Điều trị bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Những yếu tố làm nên uy tín và chất lượng

Điều trị bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc là sự lựa chọn đúng đắn. Đây là điều mà…

Chích xơ búi trĩ là gì, hết bao nhiêu tiền, có khỏi không?

Chích xơ búi trĩ là phương pháp phổ biến, có độ an toàn cao, chi phí hợp lý và ít…

Giai đoạn 1 của bệnh trĩ thường xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu Đi ngoài ra máu và chất nhầy nguy hiểm không, làm sao trị?

Đi ngoài ra máu và chất nhầy là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, người bệnh…

Bệnh nhân bị đi ngoài ra máu cần đến khám bệnh tại khoa Tiêu hóa. Đi cầu ra máu khám ở đâu tốt và vào khoa nào?

Đi cầu ra máu là một dấu hiệu cho biết bạn có thể bị mắc chứng trĩ nội, viêm loét…

Thuốc trị bệnh trĩ Safinar giá bao nhiêu, có tốt hơn An Trĩ Vương?

Thuốc trị bệnh trĩ Safinar là sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược Đông y, có tác…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua