Bệnh Trĩ Ở Phụ Nữ Sau Sinh: Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh trĩ là một trong những nỗi ám ảnh với phụ nữ sau sinh, không chỉ gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp đến độc giả những thông tin về bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh và phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh là nỗi ám ảnh vì gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tinh thần của các mẹ.

Tổng quan về tình trạng bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị phình giãn quá mức, thậm chí hình thành búi trĩ lòi ra ngoài (trĩ ngoại) hoặc xuất hiện bên trong ống hậu môn (trĩ nội). Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh trĩ, trong đó phụ nữ sau sinh là một trong những nhóm đối tượng dễ bị trĩ nhất. 

Theo một thống kê tại Việt Nam, có khoảng 20% phụ nữ phát hiện mắc bệnh trĩ hoặc bị trĩ nặng hơn trong giai đoạn sau khi sinh con. Bệnh trĩ sau sinh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và kéo theo nhiều phiền toái cho sức khỏe.

Thậm chí một số trường hợp bệnh trĩ nặng còn gây nhiều biến chứng và hệ lụy nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời như: gây các bệnh phụ khoa, tăng nguy cơ ung thư trực tràng…

Các triệu chứng bị trĩ ở phụ nữ sau sinh

  • Đi đại tiện thấy máu:
    • Khi mới bắt đầu bị bệnh, máu thường xuất hiện ít, chỉ có thể phát hiện ra hậu môn bị chảy máu khi nhìn vào giấy vệ sinh đã sử dụng hoặc là sự xuất hiện máu trong phân.
    • Khi bệnh nặng hơn, máu ở hậu môn chảy ra nhiều hơn, có xu hướng ngày càng tăng. Mỗi lần đi đại tiện, bệnh nhân có thể thấy máu ra rất rõ ràng. Máu từ búi trĩ sẽ bị chảy ra và bị đông lại ở trực tràng, khi đại tiện sẽ ra máu cục.
  • Ngứa hậu môn: Khi bắt đầu có dấu hiệu bị trĩ, bệnh nhân sẽ cảm tháy vô cùng ngứa ngáy và khó chịu ở vùng hậu môn.
  • Nứt và rát hậu môn: Sau khi bị ngứa là cảm giác hậu môn bị nứt ra vô cùng đau rát.
  • Một số triệu chứng khác:
    • Búi trĩ gây ra cảm giác đau khi bị tắc hay sa búi trĩ gây cảm giác cấn, nghẹt, xảy ra tình trạng nứt kẽ hậu môn. Bệnh nhân có nguy cơ bị ổ áp xe thường nằm ngay dưới lớp niêm mạc và ở trong hố ngồi trực tràng gây ra đau đớn và khó chịu.
    • Chảy dịch nhày ở cửa hậu môn, bị viêm trực tràng hoặc viêm da quanh hậu môn,… cũng là triệu chứng của bệnh trĩ.

Đọc thêm: Dùng lá vông chữa bệnh trĩ được không? Khi nào thì khỏi?

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh

Theo thống kê từ bệnh biện phụ sản Mê Kông thì có khoảng 13% thai phụ mắc bệnh trĩ trong thai kỳ, trong đó có 6% được phát hiện bị trĩ sau sinh. Nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ dễ bị mắc bệnh trĩ sau sinh chủ yếu do:

bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ là hệ quả của việc rặn đẻ không đúng cách hoặc xuất phát từ những thói quen sinh hoạt kém khoa học

Trong khi sinh

Trong thời gian mang bầu, khi thời gian mang bầu quá dài, thai nhi phát triển liên tục có trọng lượng tăng dần, gây áp lực lên vùng trực tràng, hậu môn, các tĩnh mạch bì chèn ép khiến các mạch máu bị căng phồng hình thành nên bệnh trĩ. Bệnh có thể nặng hơn nếu phụ nữ không biết giữ gìn sức khoẻ.

Bên cạnh đó, việc rối loạn tiêu hoá thường xuyên khiến cho các chị em đang mang thai gặp phải tình trạng táo bón. Theo thời gian, tình trạng táo bón cứ tiếp diễn liên tục tạo điều kiện thuận lợi để hình thành nên bệnh trĩ.

Sau khi sinh

Trong quá trình sinh, khi phụ nữ rặn không đúng cách sẽ khiến gia tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ lòi ra ngoài. Sau khi sinh, tử cung thường mở to hơn, gây áp lực lên khoang chậu, tĩnh mạch ở vùng hậu môn khiến máu bị tụ sưng vù gây nên bệnh trĩ.

Ngoài ra, đối với những người sinh mổ, tầng sinh môn bị rạch, sản phụ sẽ bị khâu ở một số mạch máu hậu môn. Khi máu ở hậu môn bị tổn thương và sưng vù tạo điều kiện cho bệnh trĩ xuất hiện.

Một số nguyên nhân khác

Chế độ ăn uống không hợp lý sau sinh, cơ thể được bổ sung quá nhiều đạm, mỡ nhưng lại thiếu chất xơ khiến tình trạng táo bón xảy ra liên tục. Khi bị táo bón, áp lực lên ổ bụng sẽ bị gia tăng gây tổn thương các tĩnh mạch vùng hậu môn tạo điều kiện cho bệnh trĩ phát triển.

Nếu sau khi sinh xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy vùng hậu môn, táo bón, đại tiện ra máu, vướng víu ở vùng hậu môn do sa búi trĩ ngoài,… bạn cần có các biện pháp điều trị kịp thời trước khi búi trĩ phát triển, gây ra biến chứng nguy hiểm.

Điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh

Bệnh trĩ không phải là bệnh nan y, nó có thể được điều trị dứt điểm nếu khám và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, điều khiến các bà mẹ luôn cảm thấy lo lắng và băn khoăn là sử dụng biện pháp trị bệnh nào để mang lại hiệu quả cao, an toàn và không gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.

Điều trị bệnh trĩ sau sinh bằng y học hiện đại

1. Điều trị bằng thuốc Tây dạng uống

Khi bị bệnh trĩ, bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng, thuốc có tác dụng làm mềm phân, ngăn ngừa hiện tượng táo bón, nó góp phần hỗ trợ cải thiện đường tiêu hoá sau sinh rất hiệu quả. Đặc biệt thuốc còn có khả năng làm giảm các kích ứng do bệnh trĩ gây ra, hỗ trợ chữa trị bệnh trị cho phụ nữ sau sinh rất tốt.

Điều trị bệnh trĩ sau sinh bằng y học hiện đại
Điều trị bệnh trĩ sau sinh bằng thuốc Tây đem lại hiệu quả cao nhưng dễ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây không phải là lựa chọn tốt nhất cho cả mẹ và bé, vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đề kháng của trẻ gián tiếp qua mẹ. Đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, không thể loại bỏ bệnh trĩ hẳn từ gốc. Lựa chọn tốt nhất là những phương pháp an toàn, lành tính từ thảo dược thiên nhiên.

2. Thuốc bôi trị trĩ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kem bôi điều trị bệnh trĩ, sử dụng an toàn cho hầu hết mọi đối tượng mắc phải bệnh, trong đó có những loại thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh an toàn. 

Kem bôi có khả năng chống lại sự viêm nhiễm, giảm đau rát ơ vùng hậu môn hiệu quả và nhanh chóng. Nó giúp làm giảm sưng các mạch máu nhanh chóng, giúp người bệnh thoải mái hơn. Hiện nay cả Tây y và Đông y đều có những loại thuốc bôi rất hiệu nghiệm, các mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến chuyên gia trước khi lựa chọn để chữa bệnh tốt nhất.

3. Phẫu thuật

Ở phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ sử dụng những thủ thuật hoặc là phẫu thuật để loại bỏ các búi trĩ. Tác động lên các tĩnh mạch để điều trị dứt điểm, mang lại kết quả khả quan cho quá trình điều trị bệnh. Thời gian nằm viện khi thực hiện phẫu thuật khá ngắn nên sẽ không ảnh hưởng đến việc chăm sóc con.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng phẫu thuật chỉ là giải pháp “đường cùng cho những ai bị trĩ. Vì các thủ thuật này có thể gây ra biến chứng cũng như nhiễm khuẩn nếu không được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ.

Hơn nữa, giải pháp này cũng không loại bỏ được căn nguyên, khả năng tái lại vẫn rất cao.

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ ra máu nguy hiểm như thế nào? Cách xử lý hiệu quả

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Khi sử dụng thuốc Tây chữa bệnh trĩ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sữa mẹ của phụ nữ sau sinh nên nhiều bà mẹ đã lựa chọn một phương pháp an toàn hơn đó là mẹo dân gian. Có rất nhiều mẹo được áp dụng và mang lại hiệu quả khá tốt như lá trầu không, rau diếp cá, dầu dừa,…

Lưu ý: Không nên lạm dụng quá vì đây chỉ là giải pháp hỗ trợ điều trị tạm thời, giúp giảm triệu chứng. Muốn dứt điểm bệnh tận gốc thì người bệnh cần kết hợp với giải pháp đặc trị hơn.

Điều trị bằng phương pháp dân gian
Dân gian có nhiều cách chữa bệnh trĩ sau sinh hay nhưng hiệu quả còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh

Đọc thêm: 5bài tập thể dục chữa bệnh trĩ – Những bài tập nên áp dụng

Phụ nữ nên làm gì khi bị trĩ sau sinh?

  • Cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, tăng cường chất xơ, uống nhiều nước.
  • Không nên ăn thực phẩm cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ, chất kích thích,…
  • Nên vận động, đi lại nhẹ nhàng giúp ruột hoạt động tốt ngăn ngừa táo bón, giảm trĩ hiệu quả.
  • Ngâm cơ thể bằng nước ấm giúp cơ thể thư giãn, các mạch máu lưu thông.
  • Nằm nghiêng một bên để giảm sự ứ máu tại vùng hậu môn
  • Không tùy tiện sử dụng các loại thuốc chữa bệnh trĩ, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi có dấu hiệu bị trĩ, các chị em phụ nữ nên đến cơ sở y tế khám để lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Đối với các mẹ đang cho con bú thì điều trị bệnh trĩ bằng thuốc y học cổ truyền là giải pháp an toàn và hiệu quả cao được y khoa khuyên dùng. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh trĩ ngoại và chế độ dinh dưỡng để khắc phục

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trĩ ngoại là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Ăn uống thiếu…

Trĩ Ngoại Độ 3 Là Như Thế Nào? Hình Ảnh Nhận Biết & Điều Trị

Trĩ ngoại độ 3 là một tình trạng biến chứng của bệnh trĩ ngoại, xuất hiện với biểu hiện búi…

BÀ BẦU BỊ BỆNH TRĨ NÊN LÀM GÌ?

Bà bầu bị bệnh trĩ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách. Việc này…

Đau rát hậu môn khi đi đại tiện có phải bị bệnh trĩ không?

Đau rát hậu môn khi đi đại tiện là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ (lòi…

Bệnh nhân bị đi ngoài ra máu cần đến khám bệnh tại khoa Tiêu hóa. Đi cầu ra máu khám ở đâu tốt và vào khoa nào?

Đi cầu ra máu là một dấu hiệu cho biết bạn có thể bị mắc chứng trĩ nội, viêm loét…

Chia sẻ
Bỏ qua