Nổi mề đay nhưng không ngứa là do bệnh gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nổi mề đay nhưng không ngứa thường liên quan đến chứng nổi mẩn do thời tiết nóng nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm. Cần xác định nguyên nhân để có những phương pháp điều trị thích hợp.

mề đay không ngứa là bệnh gì
Hiện tượng mề đay không gây ngứa có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể

Nguyên nhân gây nổi mề đay nhưng không ngứa

Mề đay là một phản ứng của da thường xuất hiện dưới dạng các nốt phát ban đỏ hoặc bóng nước, có thể phát triển ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Phản ứng này thường gây ra cảm giác ngứa, nhưng có những trường hợp nổi mề đay không kèm theo ngứa.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này:

1. Mụn đỏ

Rosacea là một dạng mụn đỏ có thể khiến da nổi nhiều mẩn đỏ giống như mề đay nhưng không gây ngứa. Tình trạng này thường chỉ xuất hiện ở trên mặt và ở nơi có các mạch máu nhỏ dưới bề mặt da.

2. Tụ máu dưới da

Hiện tượng máu tụ bên dưới da hay còn được gọi là bệnh Angiomas. Đây là sự tăng trưởng bất thường của da có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Các triệu chứng Angiomas bao gồm xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mề đay, sần sùi bên dưới da. Tuy nhiên, các nốt mẩn này thường không gây ngứa hoặc đau, không lây lan sang vùng da lân cận.

3. Phản ứng dị ứng

Nổi mề đay thường do phản ứng dị ứng của cơ thể đối với các nhân trong môi trường như thực phẩm, phấn hoa, mỹ phẩm, mạc bụi, hóa chất… Nổi mề đay do phản ứng dị ứng có thể gây ngứa hoặc không ngứa. Triệu chứng thường kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.

4. Nổi mẩn do thời tiết nóng

Nổi mẩn đỏ, mề đay do nhiệt độ, thời tiết nóng có thể gây ngứa hoặc không gây ngứa. Trong thời tiết nóng ẩm, cơ thể ra nhiều mồ hôi khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn dẫn đến hình thành các nốt mẩn đỏ.

Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ thường giảm nhẹ sau khi nhiệt độ hạ xuống hoặc làm mát cơ thể đúng cách.

mề đay mẩn ngứa do thời tiết nóng
Mề đay mẩn ngứa do thời tiết nóng thường không gây ngứa và có xu hướng được cải thiện khi nhiệt độ mát hơn

5. Bệnh vẩy phấn hồng

Bệnh vẩy phấn hồng còn có tên khoa học là Pityriasis Rosea. Đây là tình trạng nổi mẩn đỏ, mề đay không ngứa do virus gây ra. Thông thường, mề đay do vẩy phấn hồng có hình bầu dục, kích thước từ 2,5 – 5 cm, màu hồng nhạt hoặc đỏ. Chúng có xu hướng phát triển ở bụng, ngực hoặc lưng.

6. Bệnh hăm da

Hăm da là tình trạng phát ban, mề đay ở những nếp gấp của da như ở nách, bên dưới ngực, bên trong đầu gối hoặc đôi khi là bộ phận sinh dục. Bệnh phổ biến ở những người thừa cân, béo phì.

Nguyên nhân chủ yếu gây hăm da là do ma sát, tăng nhiệt độ và độ ẩm bất thường trong không khí. Ngoài ra các tác nhân kích ứng da khác như mồ hôi, nước tiểu, phân hoặc nhiễm trùng cũng có thể gây nên các triệu chứng hăm da.

7. Hiện tượng giãn mao mạch

Nổi mề đay nhưng không ngứa có thể là do các mao mạch bị giãn nở quá mức. Tình trạng này xảy ra do phản ứng với muỗi đốt, chấn thương hoặc thiếu hụt vitamin.

Triệu chứng cơ bản gồm xuất hiện các nốt sưng tròn, màu đỏ và thường không gây ngứa; nốt mẩn đỏ biến mất khi ấn vào và xuất hiện khi thả tay.

8. Viêm mao mạch dị ứng

Người bị viêm mao mạch dị ứng da thường có những vết mẩn đỏ, mề đay không ngứa ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Đôi khi các triệu chứng bùng phát toàn thân, gây hậu quả nguy hiểm đến da, ruột, thận và xương khớp.

9. Ung thư da

Bệnh ung thư da giai đoạn đầu có thể gây nổi mẩn đỏ không ngứa ở da và không sốt. Khi bệnh tiến triển, ban đỏ lan rộng và dày hơn, sau đó lan ra toàn thân.

mề đay không ngứa
Ung thư da có thể gây ra hiện tượng nổi mề đay, nốt ruồi không gây ngứa

10. Các nguyên nhân khác

Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng các nguyên nhân này cũng có thể gây ra tình trạng phát ban đỏ, mảng da mề đay không ngứa hoặc sưng. Bao gồm:

  • Rubella
  • Bệnh chốc lở
  • Rối loạn lưu thông máu
  • Lupus ban đỏ
  • Bệnh Kawasaki
  • Herpes sinh dục
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh Lyme

Tình trạng nổi mề đay không ngứa có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh thường rất khó phân biệt. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được xác định chính xác nguyên nhân. Điều trị mề đay theo đúng nguyên nhân giúp đạt hiệu quả cao và an toàn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Trẻ bị mẩn ngứa khắp người – Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ bị mẩn ngứa khắp người thường do kích ứng với dị nguyên và sản phẩm chăm sóc. Đây cũng…

Cắt hẳn cơn ngứa mề đay, không lo tái phát chỉ sau một liệu trình Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Tiêu Ban Hoàn Bì Thang là phương thuốc chữa trị mề đay hiệu quả của Nhất Nam Y Viện. Bài…

Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và những điều cần lưu ý

Bệnh mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh không quá nghiêm trọng nhưng dễ tái phát, ảnh hưởng đến…

mề đay cấp tính Bệnh mề đay cấp tính: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị dứt điểm

Mề đay cấp tính khởi phát đột ngột, triệu chứng kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, tái phát…

Nổi mẩn ngứa khắp người không rõ nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mẩn ngứa khắp người không rõ nguyên nhân còn được gọi là mề đay vô căn. Tình trạng thường…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua