Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì? 5 loại lá tốt nhất nên dùng
Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì tốt nhất? Đây là phương pháp chữa bệnh theo dân gian. Một số loại thảo dược như sài đất, kinh giới, lá trà xanh… có thể giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh rôm sảy.
Tắm lá chữa rôm sảy được không?
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh còn được gọi là phát ban nhiệt. Đây là tình trạng đổ nhiều mô hôi làm ứ đọng, bít tắc lỗ chân lông. Từ đó hình thành những nốt mụn nhỏ li ti màu hồng trên da.
Rôm sảy có thể tự khỏi khi làm mát cơ thể hoặc thời tiết mát mà không cần điều trị y. Những để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, nhiều bà mẹ đã chọn biện pháp tắm lá cho trẻ. khoa.
Theo kinh nghiệm dân gian, những loại lá được sử dụng để chữa rôm sảy ở trẻ em thường là những loại lá có tính mát,chứa hoạt chất kháng viêm và sát trùng, chẳng hạn như lá sài đất, trà xanh hay kinh giới…
Khi sử dụng, các loại lá tắm sẽ giúp làm sạch da, giảm ngứa ngáy. Đồng thời giúp chống nhiễm trùng và cải thiện tình trạng rôm sảy.
5 loại lá tắm trị rôm sảy cho bé tốt nhất
Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc “Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì tốt nhất?”. Dưới đây là 5 loại lá tắm lành tính và hiệu quả đối với trẻ bị rôm sảy:
1. Lá sài đất
Trong Đông y, sài đất là một loại dược liệu có tính mát, vị ngọt. Thảo dược này có tác dụng làm mát da, giải độc, điều trị rôm sảy, mụn nhọt, ho và viêm họng.
Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, những thành phần trong lá sài đất như tanin, saponin, flavonoid… có tác dụng kháng viêm, giảm nhiễm trùng, cải thiện tình trạng viêm ngoài da và giảm ngứa.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 200g lá sài đất tươi hoặc 100g lá khô
- Rửa qua vài lần nước cho sạch, vò nát
- Đem lá sài đất nấu cùng 2 lít nước. Khi nước sôi được khoảng 5 phút thì tắt bếp
- Vớt bỏ xác lá, pha loãng nước sài đất với nước sạch để được nước tắm hơi âm ấm
- Dùng nước này tắm cho bé khoảng 3 lần mỗi tuần
2. Tắm lá trà xanh trị rôm sảy cho trẻ
Lá trà xanh chứa nhiều phenol – một chất có khả năng kháng viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và vi trùng gây hại trên da. Ngoài ra EGCG trong thảo dược này có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kích thích sự tái sinh của các tế bào và làm tăng khả năng bảo vệ của da.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 100g lá trà xanh tươi, 1 thìa cà phê muối ăn
- Đun sôi 2 lít nước và thả lá trà xanh đã được rửa sạch vào nấu thêm 10 phút
- Thêm muối vào quậy tan rồi tắt bếp
- Lọc lấy nước trà pha loãng cùng với nước sạch để tắm cho bé
Bật mí: 7 Cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả từ các thảo dược lành tính, dễ tìm
3. Lá kinh giới
Kinh giới có tính ấm, vị cay, chứa nhiều tinh dầu. Thảo dược này có tác dụng điều trị nổi mề đay mẩn ngứa, dị ứng, mụn nhọt và rôm sảy; làm khô thoáng lỗ chân lông và giảm ngứa ngáy.
Cách sử dụng:
- Dùng 1 nắm lá kinh giới tươi, có thể lấy cả thân và ngọn non
- Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị cho sạch đất cát và bụi bẩn, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút
- Đem lá kinh giới nấu với lượng nước vừa đủ tắm
- Chờ cho nước nguội còn hơi âm ấm, bạn dùng khăn mềm nhúng nước này lau người và tắm cho trẻ
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi rôm sảy lặn hết.
Xem ngay: Chữa mề đay bằng lá kinh giới giúp giảm nhanh cơn ngứa
4. Trị rôm sảy cho trẻ bằng cách tắm nước lá khế
Trị rôm sảy, nổi mề đay bằng lá khế là những cách chữa bệnh theo dân gian được áp dụng phổ biến. Thảo dược này chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, giúp làm sạch da, chống nhiễm trùng, giảm ngứa ngáy, giảm nổi mẩn đỏ hay mụn nhỏ li ti do rôm sảy. Ngoài ra sử dụng lá khế còn giúp thanh nhiệt, giải nhiệt và chống dị ứng.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi
- Sau khi rửa sạch lá khế, đem giã nát với một ít muối ăn, chắt lấy nước cốt
- Pha loãng nước cốt lá khế với nước ấm và tắm cho bé
- Thực hiện liên tục mỗi ngày một lần. Sau 3 – 4 ngày tình trạng rôm sảy sẽ được cải thiện đáng kể.
5. Lá trầu không
Tắm lá trầu không có thể giúp giảm nhanh những triệu chứng của bệnh rôm sảy. Loại lá này chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm như vitamin C, riboflavin, niacin… Khi dùng có thể giúp khử khuẩn, giảm chống nhiễm trùng và giảm viêm trên da.
Ngoài ra tắm nước lá trầu không còn giúp giảm ngứa ngáy, làm dịu làn da bệnh và làm tăng sức đề kháng cho da.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 10 lá trầu không bánh tẻ
- Rửa sạch, thái nhỏ rồi nấu với 1,5 – 2 lít nước
- Để nồi nước sôi kỹ cho các hoạt chất trong lá trầu tiết hết ra nước
- Cuối cùng, pha loãng nước lá trầu để tắm cho bé
- Thực hiện tương tự mỗi tuần 3-4 lần
Những điều nên và không nên làm khi tắm lá trị rôm sảy cho trẻ
Khi dùng tắm lá, cần lưu ý những điều sau:
- Cách tắm lá trị rôm sảy chỉ thích hợp cho những trường hợp nhẹ, da không có vết thương hở hay trầy xước. Trẻ nổi rôm sảy khắp người cần được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Kiểm tra phản ứng của da với lá tắm trước khi dùng toàn thân.
- Chú ý nhiệt độ nước tắm thích hợp để bé không bị bỏng.
- Cho trẻ tắm ở nơi kín gió trong khoảng 5 – 10 phút để trẻ không bị nhiễm lạnh.
- Sau khi tắm với nước lá xong, nên tắm lại vói nước sạch để loại bỏ hết phần tinh bột của lá và chất cặn còn tồn đọng trong lỗ chân lông. Điều này giúp ngăn ngừa rôm sảy tái phát.
- Để da trẻ được thông thoáng bằng cách mặc quần áo rộng rãi. Tránh bôi phấn rôm hay mỹ phẩm lên da sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc và thúc đẩy rôm sảy càng mọc nhiều hơn.
- Không nên kì cọ quá mạnh khi tắm cho trẻ.
- Tránh tắm lá trị rôm khi da trẻ có biểu hiện mưng mủ, nhiễm khuẩn.
- Nếu sau vài ngày áp dụng, tình trạng rôm sảy của trẻ vẫn tiếp tục phát triển nặng hơn thì nên đưa bé đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị thích hợp hơn.
Trên đây là 5 loại lá giúp giải đáp “Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì?”. Những loại lá này có độ lành tính cao, giúp giảm nhanh những triệu chứng của bệnh rôm sảy. Tuy nhiên tránh dùng thay cho thuốc điều trị của bác sĩ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Tham khảo thêm:
- Thuốc Bepanthen trị rôm sảy, viêm da hiệu quả nhanh
- Cách trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô an toàn hiệu quả tại nhà
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!