Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt: Nguyên nhân và cách trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là một dạng tổn thương rất dễ gặp, đặc trưng bởi tình trạng da sưng phù, nổi mụn nước ngứa và viêm đỏ. Tổn thương kéo dài không chỉ gây tổn thương da mà còn có thể khiến da bị nhiễm trùng, bội nhiễm khó chữa trị. 

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là gì?

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là tình trạng da mặt có biểu hiện bị dị ứng, ngứa ngáy khó chịu hoặc nổi mẩn đỏ sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Bệnh không chỉ khiến da mặt trở nên mất thẩm mỹ mà còn có thể để lại nhiều vết thâm sẹo trên da nếu không có biện pháp khắc phục đúng cách và kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở mặt
Viêm da tiếp xúc ở mặt thường do dị ứng với các tác nhân như hóa chất, mỹ phẩm, côn trùng cắn…

Tình trạng viêm da tiếp xúc ở mặt thường nhẹ, với biểu hiện ửng đỏ, kèm theo các chấm nhỏ li ti, da mặt sần; thường tự khỏi sau 5 – 7 ngày sau khi tránh tiếp xúc với chất kích ứng và vệ sinh da mặt sạch sẽ. Tuy nhiên nhiều trường hợp bị dị ứng nặng, nổi mụn nước cần được điều trị và chăm sóc tốt hơn.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở mặt

Bệnh lý này có thể xảy ra vì những nguyên nhân sau:

  • Sử dụng các loại hóa, dược mỹ phẩm kém chất lượng; 
  • Lạm dụng các thuốc bôi chứa corticoid, kem bôi chứa hoạt chất kháng sinh hay Benzocaine;
  • Bị côn trùng cắn;
  • Một số tác nhân gây viêm da dị ứng tiếp xúc ở mặt khác như:
    • Khói thuốc lá
    • Hóa chất
    • Phấn hoa
    • Bụi bẩn
    • Ánh nắng mặt trời

ĐỌC NGAY: Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc theo từng nguyên nhân

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt

Khi bị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt, những triệu chứng và dấu hiệu sẽ xuất hiện sau vài giờ hoặc trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp xúc với chất dị nguyên. Tùy thuộc vào nguyên nhân (loại chất mà bạn tiếp xúc), các triệu chứng có thể nhẹ hoặc rất nặng. 

Dưới đây là những triệu chứng và dấu hiệu thường thấy nhất:

  • Da mặt xuất hiện các mảng đỏ phù nề, hoặc thay đổi màu sắc từ hồng đến tím
  • Xuất hiện các chấm nhỏ li ti hoặc nổi mụn nước, bóng nước trên da mặt
  • Da mặt sần, những nốt sần nhỏ trên da có kích thước từ vài cm đến một mảng da lớn
  • Ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội
  • Mụn nước vỡ dẫn đến rỉ dịch, đóng vảy, bong tróc
  • Sờ da thấy ấm, kèm theo cảm giác bỏng và nóng rát. Sau đó da khô ráp, nứt nẻ và đóng vảy
  • Lây lan từ da mặt sang các vùng xung quanh, như da đầu hay da cổ…
Vùng da bị ảnh hưởng có dấu hiệu sần sùi, thay đổi màu sắc từ hồng đến tím
Vùng da bị ảnh hưởng có dấu hiệu sần sùi, thay đổi màu sắc từ hồng đến tím

Bị viêm da tiếp xúc ở mặt có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc do dị ứng ở mặt thường không gây biến chứng nguy hiểm, những trường hợp nhẹ có thể tự khỏi trong khoảng 7 ngày. Tuy nhiên các triệu chứng như da đỏ, ngứa, sưng, khô và kích ứng… không chỉ gây khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ do xảy ra ở vùng da mặt.

Đặc biệt, những trường hợp nặng có mụn nước, bọng nước thường khó điều trị và chăm sóc hơn, mụn nước vỡ có thể để lại sẹo trên mặt hoặc những vết thâm. 

Bên cạnh đó, nếu không được chăm sóc và điều trị tốt, da mặt có thể bị tổn thương sâu hoặc tiến triển bội nhiễm nghiêm trọng. Dễ hình thành sẹo thâm xấu xí trên da mặt sau khi hồi phục. 

Chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt

Việc chẩn đoán không chỉ nhằm mục đích xác định mức độ tổn thương trên da mà còn giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Quá trình chẩn đoán chủ yếu dựa trên các yếu tố sau: 

  • Khám lâm sàng để tìm ra các dấu hiệu viêm da tiếp xúc dị ứng trên da mặt; 
  • Test dị ứng trong 1 – 2 ngày để xác định tác nhân gây bệnh;

Cách điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt

Quá trình điều trị đòi hỏi sự kiên trì, tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:

thuốc chữa viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt
Các thuốc điều trị viêm da tiếp xúc ở mặt chủ yếu là thuốc bôi ngoài da
  • Ngưng tiếp xúc với chất dị ứng: Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy xác định và ngừng sử dụng bất kỳ sản phẩm, tác nhân có thể gây kích ứng cho da. Điều này có thể là mỹ phẩm, kem chống nắng, sữa rửa mặt hoặc phấn hoa, bụi bẩn, nọc độc côn trùng…
  • Chăm sóc da hàng ngày:
    • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da nhẹ và không chứa các chất gây kích ứng. Chọn kem dưỡng ẩm và sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm;
    • Hạn chế việc tắm nước nóng và giữ cho da luôn ẩm bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm;
  • Dùng thuốc không kê đơn: Dùng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
    • Thuốc chống dị ứng: Sử dụng kem chống dị ứng (anti-itch cream) để giảm ngứa và khó chịu. Nhiều kem chứa hydrocortisone có thể giúp giảm viêm và ngứa.
    • Thuốc kháng histamine: Đối với những trường hợp dị ứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamine. Thuốc này có tác dụng ngăn ngừa và điều trị dị ứng, giảm các triệu chứng như ngứa ngáy khó chịu.
  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên: Một số loại nguyên liệu tự nhiên có độ lành tính cao như bột yến mạch, nha đam, sữa chua không đường, mật ong, các loại tinh dầu… Dùng các nguyên liệu tạo thành mặt nạ tự nhiên có thể giúp xoa dịu những triệu chứng kích ứng dị ứng trên da mặt. 
  • Thay đổi lối sống: Duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối, đủ nước và giảm stress giúp hỗ trợ trong việc kiểm soát tổn thương dị ứng da.
  • Thăm khám da liễu: Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác và tư vấn liệu pháp điều trị phù hợp, có thể bao gồm cả việc kê đơn thuốc dựa trên tình trạng cụ thể của bạn.

=> BẬT MÍ: Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Da Tiếp Xúc Dị Ứng

Kết hợp chăm sóc da khi bị viêm da tiếp xúc ở mặt

Người bệnh cần tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc da sau đẩy để tăng hiệu quả điều trị:

  • Thoa kem dưỡng ẩm cho da kết hợp uống nhiều nước;
  • Tránh để da mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời;
  • Không dùng tay chạm vào mặt hoặc gãi mạnh khiến da bị tổn thương, nhiễm trùng;
  • Giữ vệ sinh da mặt sạch sẽ, rửa mặt mỗi ngày 2 – 3 lần;
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, rau lá xanh, dâu tây…; 
  • Tránh trang điểm đậm trong thời gian điều trị bệnh;

Đồng thời, người bị viêm da tiếp xúc ở mặt cũng cần xác định và tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Đây là việc làm cần thiết để thúc đẩy quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Biện pháp phòng ngừa viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt

Để hạn chế tối đa tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt, bạn nên áp dụng những biện pháp dưới đây khi chăm sóc da mặt:

Dùng sản phẩm chăm sóc da mặt dịu nhẹ
Dùng sản phẩm chăm sóc da mặt dịu nhẹ để tránh gây kích ứng/ dị ứng da
  • Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng.
  • Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da mặt dịu nhẹ, có thành phần thiên nhiên lành tính.
  • Khi sử dụng sản phẩm mới, nên bôi một ít ở những vùng da mỏng như mặt trong cổ tay… giữ 24 giờ để kiểm tra phản ứng dị ứng trước dùng trực tiếp cho mặt.
  • Che chắn kỹ lưỡng, mang khẩu trang khi ra ngoài.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, dùng kem dưỡng ẩm phù hợp, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô.
  • Tránh rửa mặt hoặc tắm với nước quá nóng.
  • Đảm bảo làm sạch da và chăm sóc da mặt đúng cách. 
  • Kiểm soát stress để ngăn ngừa tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng tái phát.

Tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn cần chăm sóc đúng cách để các triệu chứng nhanh chóng biến mất, tổn thương da mau chóng phục hồi.

Tham khảo thêm

Chia sẻ:
Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc (dạng bôi và uống)
Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc hiện nay chủ yếu được bào chế dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi tại chỗ. Tùy theo mức độ tổn thương…
Chuyên gia đầu ngành đánh giá cao bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trị viêm da tiếp xúc

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc thảo dược nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh…

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em Viêm Da Tiếp Xúc Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào dù nắng nóng…

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên tư vấn tại Sống khỏe mỗi ngày Bác sĩ Lệ Quyên tư vấn chữa bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên Sống khỏe mỗi ngày VTV2

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên có gần 20 năm kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh viêm da. Với nền…

Viêm da tiếp xúc ở tay thường xảy ra khi tay tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kim loại, chất tẩy rửa, hóa chất Viêm da tiếp xúc ở tay – Dễ mắc nhưng không khó chữa

Tỷ lệ mắc viêm da tiếp xúc ở tay, chân luôn ở mức độ cao, nhất là ở những ngành…

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Cách chữa nhanh nhất

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Khả năng tự khỏi…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua